Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mẩn ngứa là tình trạng bệnh khá phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Triệu chứng ngứa ngáy khiến người bệnh vô cùng khó chịu, nhiều trường hợp gây biến chứng như nhiễm trùng da nếu không được điều trị kịp thời. Đâu là loại thuốc trị mẩn ngứa an toàn mà hiệu quả? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài chia sẻ dưới đây.

Các loại thuốc trị mẩn ngứa an toàn, hiệu quả

Mẩn ngứa với các dấu hiệu nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người hoặc từng vùng. Bệnh thường xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như lông động vật, hóa chất tẩy rửa hoặc do ăn thức ăn không phù hợp, do môi trường ô nhiễm… Bệnh có thể xuất hiện vài giờ, vài ngày thậm chí vài tuần tùy vào từng trường hợp và tình trạng bệnh.

Nguyên tắc điều trị các bệnh dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay đó là tuyệt đối không gãi đồng thời tránh xa các nguyên nhân gây bệnh sau đó tham khảo một số loại thuốc phù hợp để uống hoặc bôi ngoài da. Một số loại thuốc trị mẩn ngứa mọi người có thể tham khảo sau đây.

Thuốc trị mẩn ngứa nào tốt hiện nay?
Thuốc trị mẩn ngứa nào tốt hiện nay?

Thuốc tân dược trị dị ứng mẩn ngứa

Tân dược là loại thuốc được nhiều người lựa chọn bởi ưu điểm tiện lợi, dễ sử dụng và quan trọng là hiệu quả nhanh. Chỉ sau khoảng 1 tiếng dùng thuốc, tình trạng mẩn ngứa nổi mề đay sẽ giảm thiểu hẳn.

Tuy nhiên thuốc tây tiềm ẩn nhiều rủi ro về tác dụng phụ nếu lạm dụng, vì vậy người bệnh cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Một số loại thuốc được kê đơn phổ biến bao gồm:

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có 2 loại H1 và H2 với tác dụng điều trị hiệu quả bệnh dị ứng, nổi mẩn ngứa, mề đay. Cơ chế điều trị của loại thuốc này đó là ức chế, ngăn ngừa histamin giải phóng trong cơ thể.

  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1 (H1): Phenothiazin, astemizol, pyrilamine, tripelennamine, cyclizine, meclizine, hydroxyzine, cetirizine, rompheniramin, levocabastine, loratadin, azatadine, cycloheptadin, terfenadin…
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2 (H2): loratadin, cetirizin hydroclorid, fexofenadin, acrivastin.

Nguyên tắc sử dụng:

  • Điều trị triệu chứng bệnh, giảm nhanh cơn ngứa ngáy. Tuy nhiên mọi người cần xác định thuốc này chỉ điều trị phần ngọn mà không giải quyết được gốc rễ bệnh. Vì vậy cơ hội tái phát mẩn ngứa là cực kỳ cao.
  • Thuốc kháng histamin có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến trí tuệ và sự phát triển nếu dùng cho trẻ nhỏ trong thời gian dài. Đối tượng trẻ em, mẹ sau sinh, phụ nữ có thai cần cẩn trọng tuyệt đối khi dùng thuốc. Tuyệt đối phải nghe theo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ để tránh rủi ro không đáng có.
  • Tất cả thuốc tân dược đều có tác dụng phụ vì vậy cần sử dụng đúng liều lượng và liệu trình.
  • Tuyệt đối không được uống rượu trong khoảng thời gian điều trị mẩn ngứa bằng thuốc kháng histamin.

Tapchidongy.org sẽ giới thiệu với các bạn cụ thể một số loại thuốc kháng histamin phổ biến sau đây:

  • Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên: điều trị ngứa, nổi mẩn đỏ do phát ban đồng thời điều trị hiệu quả chứng sổ mũi, hắt hơi. Chỉ dùng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên. Một số phản ứng phụ phổ biến khi dùng thuốc loratadin: khô miệng, tim đập nhanh, buồn nôn… nếu hiện tượng này xuất hiện thường xuyên cần ngưng dùng và hỏi lại ý kiến bác sĩ.
  • Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên: cắt nhanh tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa, điều trị hiệu quả biến chứng phù mạch, sốc phản vệ. Tác dụng phụ: tim đập nhanh, thị lực có thể suy giảm
  • Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên: thuốc phát huy hiệu quả trị mẩn ngứa hiệu quả nhanh chỉ sau 30 phút sử dụng. Tác dụng suốt trong 12 tiếng. Tác dụng phụ: đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp…
  • Phenergan: Thuốc bôi trị mẩn ngứa, dùng 3 lần mỗi ngày sẽ mang lại kết quả tích cực. Thuốc này không dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau sinh.
tân dược trị mề đay mẩn ngứa
Tân dược trị mề đay mẩn ngứa tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Thuốc corticoid

Trường hợp mẩn ngứa mề đay nặng, ngoài thuốc kháng histamin chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc corticoid để mang lại hiệu quả nhanh.

Thuốc corticoid sẽ chứa một số thành phần: hydrocortisone, triamcinolone, fluticasone, prednisolone, betamethasone, dexamethasone… Thuốc có dạng viên nén, dạng bôi, dạng tiêm, dạng hít hay xịt qua mũi, miệng…

Thuốc được kê đơn với các bệnh mẩn ngứa, mề đay, lupus ban đỏ, viêm khớp, đau nhức xương khớp, vảy nến, eczema…

Nguyên tắc sử dụng:

  • Chỉ sử dụng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc trong thời gian dài, không dùng liều cao bởi sẽ gây nguy hiểm.
  • Không ngừng thuốc đột ngột nếu bạn dùng dài ngày, hãy giảm liều từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn
  • Với dạng thuốc bôi chỉ dùng một nhỏ, tránh bôi ở khu vực vết thương hở, trầy xước

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ do corticoid gây ra bao gồm loãng xương, loét dạ dày, teo tuyến thượng thận, tăng nhãn áp, teo da, mỏng da, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ…

Một số loại thuốc corticoid thường được kê đơn và cách sử dụng cụ thể:

  • Dexamethason: giảm nhanh chứng mẩn ngứa, nên dùng sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn để tránh tình trạng ảnh hưởng đến dạ dày, đường tiêu hóa.
  • Prednisolon: dùng với trường hợp bị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay kèm phù mạch, sưng tấy
  • Methylprednisolon: thuốc vừa giúp giảm mẩn ngứa dị ứng, vừa giúp chống viêm, hiệu quả cao tuy nhiên lạm dụng sẽ gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, với bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày không nên sử dụng.
  • Thuốc bôi Eumovate: thuốc điều trị tại chỗ, bôi ngoài da, giảm ngứa nổi mẩn nhanh. Chú ý khi dùng với trẻ nhỏ phải có sự chỉ định cho phép của bác sĩ, chuyên gia da liễu.

Chữa dị ứng mẩn ngứa bằng mẹo dân gian tại nhà

Ngoài thuốc tây y, thuốc nam cũng là sự lựa chọn của đông đảo người  bệnh bởi hiệu quả cao, an toàn hơn tân dược.

Ưu điểm của thuốc nam là lành tính, dược liệu dễ kiếm rẻ tiền, tuy nhiên tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì áp dụng trong một thời gian dài mới thấy công hiệu mang lại. Một số bài thuốc nam chữa mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay mọi người có thể tham khảo:

Lá bạc hà chữa mẩn ngứa

Tác dụng: thảo dược này có khả năng giảm viêm, giảm sưng đau nóng đỏ nốt mẩn ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm rất tốt

Cách dùng: người bệnh có thể dùng lá bạc hà chữa mẩn ngứa bằng cách đun nước tắm hoặc vò nát với nước ấm chà xát thật nhẹ nhàng lên da.

Chú ý: không sử dụng với vùng vết thương hở

Điều trị mẩn ngứa bằng rau má hoặc rau diếp cá

Tác dụng: rau má hay rau diếp cá nổi tiếng với tính mát, giúp tiêu viêm, giải độc, giảm ngứa ngáy trên da, điều trị nóng gan cực kỳ công hiệu.

Cách dùng: uống nước ép rau má hoặc nước ép rau diếp cá mỗi ngày. Kiên trì áp dụng trong suốt một thời gian dài khoảng 1 tháng, tình trạng nóng gan giảm thiểu, ngứa ngáy phát ban không còn xuất hiện.

Chữa mẩn ngứa bằng nha đam

Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, da thô ráp

Cách dùng: lấy phần gel trắng bên trong lá nha đam rồi đắp lên vùng da bị mẩn ngứa, sau 20 phút rửa sạch lại vùng da này với nước. Áp dụng ngày 1 -2 lần để thấy hiệu quả.

Tắm lá khế trị mề đay

Cách dùng: Đun nước lá khế chua để tắm, đồng thời dùng bã lá khế đắp, massage nhẹ nhàng lên da để thấy công dụng mang lại.

Chú ý: trên đây là một vài bài thuốc nam trị mẩn ngứa mọi người nên tham khảo. Tuy nhiên các bài thuốc này sử dụng thảo dược đơn lẻ, kết quả sẽ lâu đòi hỏi bạn cần kiên trì. Để mang lại hiệu quả từ gốc, hãy đến các nhà thuốc đông y, bệnh viện y học cổ truyền để được thăm khám và kê đơn thuốc đặc trị.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị mẩn ngứa mề đay

Trong quá trình điều trị mề đay mẩn ngứa, người bệnh cần lưu ý một số điều sau trong quá trình điều trị:

  • Sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ
  • Không lạm dụng thuốc trong thời gian dài
  • Đối với thuốc bôi nên làm sạch vùng da bị mẩn ngứa trước khi bôi
  • Với các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ sau sinh, phụ nữ mang thai nên tham khảo thuốc nam an toàn, lành tính tuy nhiên vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy có hiện tượng lạ, phản ứng phụ cần ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ điều trị để nhận được lời khuyên hữu ích
  • Không cố gắng chịu đựng triệu chứng mẩn ngứa trong thời gian dài, chủ động điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về các loại thuốc trị mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay mà mọi người nên tham khảo. Hãy liên hệ bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để đưa ra phương pháp điều trị dứt điểm, ngăn ngừa tình trạng tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến biến chứng không mong muốn.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan