Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Giai đoạn mang thai là thời điểm cơ thể phụ nữ dễ bị rối loạn nội tiết nhất. Khi này nhiều chị em nghĩ đến việc uống thuốc nội tiết tố khi mang thai. Tuy nhiên, thuốc nội tiết cho bà bầu có an toàn không, sử dụng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết.

Nội tiết tố có vai trò như thế nào với phụ nữ mang thai?

Nội tiết tố estrogen đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và nhan sắc phụ nữ, đặc biệt là khi mang thai. Việc cân bằng nội tiết trong thai kỳ mang lại những tác động cho cơ thể mẹ và bé như sau:

  • hCG: Đây là hormone gonadotropin màng đệm ở người và được tạo ra trong thai kỳ. Nồng độ hCG có trong máu, nước tiểu của bà bầu và đặc biệt tăng cao trong tam cá nguyệt đầu tiên. Điều này gây ra tình trạng buồn nôn, nghén đầu thai kỳ. Thiếu hụt hCG có thể dẫn đến sảy thai, suy hoàng thể.
  • HPL: Lactogen nhau thai còn được gọi là somatomammotropin màng đệm. Hormone này được sản sinh bởi nhau thai, cung cấp cho thai nhi chất dinh dưỡng, kích thích tuyến sữa ở bầu ngực người mẹ.
  • Estrogen: Thông thường estrogen đóng vai trò phát triển đặc điểm sinh dục nữ. Trong thai kỳ, hormone này còn đảm nhiệm theo vai trò duy trì sức khỏe mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Thiếu hụt estrogen, cơ thể người mẹ dễ suy kiệt, thiếu sữa cho con sau sinh…
  • Progesterone: Được tạo ra từ buồng trứng và nhau thai trong khi mang bầu. Chúng kích thích niêm mạc tử cung dày lên để trứng đã thụ tinh có thể làm tổ.
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và nhan sắc
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và nhan sắc

Công dụng của thuốc nội tiết cho phụ nữ mang thai

Thuốc hỗ trợ nội tiết khi mang thai hay thuốc dưỡng thai giúp bổ sung hormone trong thai kỳ. Nhóm thuốc này cân bằng lượng hormone ở mức cần thiết cho cơ thể. Công dụng bổ sung estrogen và progesterone để người mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt, cụ thể:

  • Làm tăng khả năng thụ thai, hỗ trợ quá trình làm tổ của trứng trong tử cung.
  • Giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tâm trạng cho người mẹ, giảm tình trạng mất ngủ do rối loạn nội tiết tố.
  • Hỗ trợ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu được cân bằng, em bé sẽ có môi trường phát triển khỏe mạnh hơn.

Thuốc nội tiết cho bà bầu thường dưới dạng tiêm, đặt âm đạo hoặc uống. Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc này khi được kê đơn và dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Bạn không được tự mua thuốc hay dùng bừa bãi khi chưa thăm khám.

XEM NGAY: Mệt mỏi vì rối loạn nội tiết tố ở tuổi 28, mẹ bỉm sữa tìm kiếm giải pháp khắc phục từ bài thuốc thảo dược

Công dụng của thuốc nội tiết cho phụ nữ mang thai 
Công dụng của thuốc nội tiết cho phụ nữ mang thai

Có nên dùng thuốc nội tiết cho bà bầu?

Nhiều chị em vẫn lo ngại không biết bà bầu có nên uống thuốc nội tiết, thuốc nội tiết có ảnh hưởng đến thai nhi không? Có thể nói, thuốc tăng nội tiết cho bà bầu chỉ dùng cho một số trường hợp cụ thể. Không phải ai cũng cần sử dụng loại thuốc này. Các trường hợp được chỉ định thường là phụ nữ bị đa nang buồng trứng, người có tiền sử thai lưu, sảy thai…

Nhiều luồng ý kiến cho rằng việc bà bầu uống thuốc nội tiết có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Ngoài ra, thuốc còn gây ra một vài tác dụng ngoài ý muốn khác như tăng cân, đau đầu, táo bón, phù nề chân tay, đau bụng…

Theo đó, bà bầu phải dùng thuốc theo sự hướng dẫn và theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ. Dùng đúng liều lượng được kê đơn nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể gặp phải. Điều cần làm nhất là bạn phải đi khám, kiểm tra. Dựa trên các chẩn đoán và xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định bạn cần sử dụng thuốc nội tiết hay không.

thuốc tăng nội tiết cho bà bầu chỉ dùng cho một số trường hợp cụ thể
Thuốc tăng nội tiết cho bà bầu chỉ dùng cho một số trường hợp cụ thể

Sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu an toàn

Không ít trường hợp phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, mức progesterone thấp cần bổ sung bằng thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mang thai. Nồng độ estrogen và progesterone ở cơ thể bà bầu quyết định việc cần dùng thuốc hay không. Dưới đây là những cách sử dụng thuốc  nội tiết cho mẹ bầu thường được áp dụng:

Bổ sung progesterone

Được dùng dưới dạng thuốc tiêm bắp hoặc đặt âm đạo dạng viên, gel bôi… Cách dùng và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp bổ sung progesterone này:

  • Khi dùng cách bổ sung progesterone dạng tiêm, mẹ bầu dễ bị tê da, đau vùng tiêm. Để làm giảm đau, dịu vết tiêm, bạn nên chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng nhằm giúp thuốc thấm nhanh hơn.
  • Với việc dùng gel bôi hoặc viên đặt âm đạo, phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi sau khi đặt thuốc 1-2 giờ. Thời gian này đảm bảo thuốc ngấm vào âm đạo và giảm tình trạng rỉ thuốc ra quần lót.

Thuốc nội tiết cho bà bầu bổ sung Estrogen

Bổ sung estrogen có thể bằng miếng dán hoặc thuốc tiêm. Dạng tiêm thường ít được dùng phổ biến hơn so với miếng dán. Miếng dán bổ sung estrogen dễ sử dụng hơn và đem lại cảm giác thoải mái cho mẹ bầu. Khi dùng, bạn cần đảm bảo dùng đúng số lượng và tần suất thay miếng dán theo hướng dẫn. Những loại thuốc nội tiết tố nữ khi mang thai được kê đơn bởi các sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.

Bổ sung estrogen có thể bằng miếng dán
Bổ sung estrogen có thể bằng miếng dán

Những lưu ý khi dùng thuốc hỗ trợ nội tiết khi mang thai

Trường hợp bà bầu uống thuốc nội tiết cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc theo đơn được kê bởi bác sĩ.
  • Cần thăm khám kỹ lưỡng trước khi quyết định áp dụng cách bổ sung hormone nội tiết cho cơ thể.
  • Mẹ bầu cần nghỉ ngơi điều độ, ăn uống đủ chất để phòng vấn đề suy giảm nội tiết.
  • Quá trình uống thuốc nội tiết tố khi mang thai, nếu có dấu hiệu bất thường, cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.
  • Mẹ bầu cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên khi có các dấu hiệu bất thường nhằm phát hiện kịp thời các vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng thai nhi.

Trên đây là những thông tin về thuốc nội tiết cho bà bầu. Hy vọng qua bài viết, chị em phụ nữ đã hiểu rõ hơn về vai trò nội tiết và cách cải thiện vấn đề mất cân bằng nội tiết khi mang thai.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan