Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu có tác dụng ngăn chặn dịch tiết, sát khuẩn, chống nhiễm trùng, giảm phù nề niêm mạc và giảm đau. Tuy nhiên, cần nhắc lựa chọn để đảm bảo trị bệnh hiệu quả và an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi. 

Danh sách các loại thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu

Những loại thuốc nhỏ tai có mục đích chính là cải thiện các triệu chứng của bệnh, làm thông thoáng ống tai và giúp lưu thông dẫn mủ ra ngoài.

Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa cho bà bầu
Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa cho bà bầu

Tuy nhiên, đối với bà bầu hay bất cứ gặp các triệu chứng bệnh viêm tai giữa thì thuốc nhỏ tai chỉ áp dụng cho giai đoạn xung huyết, tức màng nhĩ không bị thủng. Còn nếu màng nhĩ đã thủng cần lựa chọn loại thuốc nhỏ tai phù hợp để tránh làm màng nhĩ tổn thương, có thể gây điếc vĩnh viễn.

Hiện có rất nhiều loại thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa. Thế nhưng, phổ biến nhất là các dòng sau:

Thuốc có tác dụng làm sạch

Nhóm thuốc này thường được chỉ định là Nacl 0,9% hoặc oxy già… Tác dụng của thuốc nhằm loại bỏ mủ ứ đọng và dịch tiết, vảy bong bên trong ống tai ra bên ngoài.

Thuốc nhỏ tai sát khuẩn và giảm đau

Nhóm thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu này có tác dụng ức chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở ống tai giữa. Một số loại thuốc thường dùng là:

  • Otipax: Thành phần trong loại thuốc này có chứa Phenazone và Lidocaine. Trong đó, Phenazone có tác dụng giảm đau và kháng viêm, còn Lidocaine có khả năng gây tê tại chỗ. Thuốc thường được chỉ định để điều trị viêm tai giữa do virus cúm hoặc do chấn thương.
Otipax - thuốc nhỏ tai giảm đau và sát khuẩn
Otipax – thuốc nhỏ tai giảm đau và sát khuẩn
  • Cồn boric 3%: Thành phần trong thuốc có chứa acid boric với tác dụng giảm đau, giảm ngứa và sát khuẩn.

Thuốc có tác dụng kháng sinh và kháng viêm

Như đúng tên gọi, nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm phù nề ở ống tai giữa. Đồng thời, ức chế và tiến tới tiêu diệt vi khuẩn gây hiện tượng nhiễm trùng tai. Một số loại thuốc phổ biến thường được chỉ định là:

Polydexa

Thành phần của thuốc có chứa Neomycin sulfate, Polymycine B sulfate, Metasulfobenzoate, Sexamethasone. Những trường hợp bà bầu viêm tai giữa cấp tính xung huyết hoặc viêm tai giữa vừa trích rạch màng nhĩ sẽ được chỉ định loại thuốc này. Tuy nhiên, người bị nhiễm trùng viêm tai giữa không nên dùng Polydexa.

Polydexa có tác dụng điều trị viêm tai giữa
Polydexa có tác dụng điều trị viêm tai giữa

Cortiphenicol

Hoạt chất Chloramphenicol trong loại thuốc nhỏ tai này có tác dụng ức chế vi khuẩn tổng hợp protein. Từ đó, tiến tới khiến chúng không thể sinh trưởng, phát triển và dẫn đến chết.

Thuốc kháng sinh nhỏ tai đơn thuần

Trường hợp viêm tai giữa thủng màng nhĩ sẽ được chỉ định nhóm thuốc kháng sinh nhỏ tai đơn thuần. Tuy nhiên, vì màng nhĩ bị thủng nên thuốc rất dễ đi vào máu nên bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra các loại thuốc có độ an toàn cao. Bao gồm:

Otofa

Thành phần Rifamycin sodium trong thuốc Otofa có khả năng ngăn chặn, ức chế sự tăng trưởng của hầu hết những loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Nhờ đó, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa.

Thuốc kháng sinh đơn thuần trị viêm tai giữa
Thuốc kháng sinh đơn thuần trị viêm tai giữa

Ciplox

Thành phần Ciprofloxacine trong thuốc Ciplox có tác dụng ngăn cản các thông tin từ nhiễm sắc thể. Từ đó, làm cho vi khuẩn giảm hoặc không còn khả năng sinh sản, giúp các triệu chứng của bệnh cũng được cải thiện.

Bà bầu có nên dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa không?

Không ít bà bầu bị viêm tai giữa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và công việc hàng ngày. Tuy nhiên, lúc này cơ thể đang mang thêm một sinh linh nên việc sử dụng các loại thuốc rất dễ gây hại cho mẹ cũng như sự phát triển của bé. 

Bà bầu có nên dùng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa hay không
Bà bầu có nên dùng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa hay không

Vì thế, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bà bầu cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định mức độ viêm tai giữa. Từ đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình bệnh, sức khỏe, cơ địa… của mẹ bầu để cân nhắc sử dụng các loại thuốc điều trị tai giữa bị viêm được tốt nhất, đảm bảo không gây hại cho mẹ và bé.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa cho bà bầu

Việc sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa, bà bầu cần lưu ý những vấn đề sau để tránh những rủi ro không đáng có:

  • Không tự ý mua thuốc Tây về điều trị, cho dù đó là loại thuốc được đánh giá cao về sự an toàn. Bởi chỉ cần một sự nhầm lẫn nhỏ cũng có thể gây tác động không tốt đến thai nhi.
  • Việc sử dụng thuốc nhỏ tai cần tuân thủ đúng liều lượng về số giọt cho mỗi lần nhỏ. Tuyệt đối không lạm dụng vì rất có thể sẽ gây hại cho sức khỏe cả hai mẹ con.
  • Dùng thuốc đúng liệu trình, tần suất nhằm tiêu diệt các chủng nấm, vi khuẩn gây bệnh. Nếu không may quên dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
  • Phối hợp dùng thuốc nhỏ tai cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học để gia tăng hiệu quả.
  • Chú ý giữ gìn, vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

Cách phòng tránh viêm tai giữa ở bà bầu

Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu dù có an toàn đến đâu vẫn có những tác hại nhất định đến mẹ và bé. Do đó, để tránh không phải sử dụng đến các loại thuốc Tây trong giai đoạn mang thai, bà bầu nên áp dụng những biện pháp sau đây để phòng tránh viêm tai giữa.

Thực hiện vệ sinh tai khoa học

Vệ sinh tai khoa học vừa đảm bảo giữ cho tai luôn sạch sẽ vừa không làm tổn thương tai cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế, chị em cần áp dụng nguyên tắc sau đây:

  • Trước khi lấy ráy tai cần sử dụng nước muối Nacl 0,9% hoặc oxy già để làm mềm ráy tai.
Vệ sinh tai đúng cách để phòng ngừa viêm tai giữa
Vệ sinh tai đúng cách để phòng ngừa viêm tai giữa
  •  Nếu ngứa hay muốn lấy ráy tai, chỉ nên dùng tăm bông cho vị trí ống tai ngoài. Tuyệt đối không thọc sâu vào bên trong dễ làm tổn thương tai.
  •  Trong trường hợp có quá nhiều ráy tai, bạn không nên tự thực hiện tại nhà mà hãy đi đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án loại bỏ ráy tai hiệu quả, an toàn.

Những thói quen nên tránh để không gây hại cho tai

Trên thực tế, có rất nhiều thói quen xấu khiến tai bị tổn thương hoặc ảnh hưởng. Từ đó, gia tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa. Vì thế, để tránh mắc bệnh về tai khi mang thai, chị em nên tránh những thói quen sau:

  • Trong bất cứ trường hợp nào, nếu chưa được bác sĩ cho phép thì tuyệt đối không nhét vào trong tai các vật nhỏ. Bởi những vật này có thể vô tình nằm kẹt trong ống tai, dễ làm màng nhĩ bị tổn thương và tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.
  • Nên tránh những nơi có tiếng ồn lớn. Đồng thời, trong môi trường sống và làm việc nên giảm những thiết bị âm thanh quá lớn.
  • Chỉ sử dụng tai nghe khi thực sự cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến ống tai và màng nhĩ.
  • Trong quá trình tắm hay bơi lội cần hạn chế để nước rơi vào tai. Đặc biệt, khi tắm hay bơi xong cần lau khô tai bằng khăn bông mềm và sạch.

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Một thói quen sinh hoạt lành mạnh không những giúp phòng ngừa viêm tai giữa mà còn mang đến những lợi ích cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì thế, chị em nên duy trì những thói quen tốt sau đây:

  • Nói không với thuốc lá và khói thuốc.
Phụ nữ mang thai cần tránh xa thuốc lá và khói thuốc
Phụ nữ mang thai cần tránh xa thuốc lá và khói thuốc
  • Những tác nhân dễ gây dị ứng như mạt bụi, phấn hoa, lông động vật… chị em cần tránh xa.
  • Khi có ý định mang thai cần tiêm vắc xin phòng cúm trước khoảng 3 tháng.
  • Luôn vệ sinh tay đúng cách mỗi ngày.
  • Đảm bảo phòng ngủ, không gian sống, sinh hoạt, làm việc luôn được sạch sẽ, khô thoáng.

Như vậy, từ những chia sẻ trên đây, các bạn đã biết thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, bà bầu cần tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ từ việc dùng thuốc, chăm sóc tai mũi họng để mang đến hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, không gây hại cho thai nhi.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan