Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trước khi sử dụng thuốc Flucort-C, người bệnh cần phải nắm bắt cách sử dụng của thuốc nhằm giúp thuốc phát huy tác dụng hiệu quả và ngăn chặn các tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Thông tin về thuốc Flucort-C

Thông tin chung về thuốc Flucort-C, được chúng tôi tổng hợp bên dưới. Sẽ giúp các bạn hiểu đúng và có cách dùng đảm bảo an toàn sức khỏe nhất cho bệnh nhân và người thân trong gia đình.

  • Tên thương hiệu: Kem bôi Flucort-C
  • Thành phần hoạt chất: Fluocinolon Acetonid BP 0,01% kI/kl, Ciclopirox Olamine USP 1,0% kI/kl
  • Nhóm thuốc: Corticosteroid tác dụng tại chỗ
  • Dạng thuốc: Dạng kem bôi ngoài da, thuốc mỡ
Thuốc Flucort-C
Thuốc Flucort-C

Thành phần

Thuốc Flucort-C chứa 2 hoạt chất chính là: Fluocinolon Acetonid với BP 0,01% kI/kl, Ciclopirox Olamine USP 1,0% kI/kl. Cùng các tá dược khác vừa đủ 15g/tuýp.

Dược động lực học

Fluocinolon Acetonid là hoạt chất tổng hợp từ Corticosteroid. Vì thế, chúng có khả năng ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm trên da. Cơ chế hoạt động dựa trên chức năng ổn định màng Lysosom bạch cầu, từ đó ức chế sự hình thành của các đại thực bào tại vùng da bị viêm. Không những thế Fluocinolon Acetonid còn có tác dụng kháng histamin, giải phóng toàn bộ Kinin, nên cho hiệu quả điều trị cao.

Khi dùng thuốc Flucort-C tại chỗ, các Corticosteroid vẫn còn giữ lại trên da. Chỉ một ít thuốc hấp thu ở chân bì, sau đó chúng thấm sau vào hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, chúng lại đáp ứng tốt khi da bị viêm, nhiễm ở hàng rào mô da, do mất đi lớp  Keratin của da.

Chỉ định

Thuốc Flucort-C là thuốc kê toa, có dạng bào chế kem bôi ngoài da cho tác dụng tại chỗ. Chỉ định của thuốc dùng điều trị các bệnh lý da liễu như viêm da, nhiễm trùng da. Bao gồm các trường hợp viêm nhiễm nặng và không đáp ứng điều trị với nhóm thuốc Corticosteroid chữa ngoài da khác.

Các chỉ định cụ thể như sau:

  • Bệnh lý Eczema: Eczema thể tiết bã, eczema chứng hình đĩa, eczema thể dị ứng
  • Hăm da ở kẻ 5 ngón chân
  • Tình trạng viêm da: Viêm da do dị ứng, viêm da thể thần kinh, viêm da do tiếp xúc, viêm da mưng mủ
  • Bệnh nhân nhiễm Liken phẳng, lupus ban đỏ chứng hình đĩa
  • Vảy nến (ngoại trừ thể vẩy nến lan rộng)
  • Bệnh viêm tai ngoài
  • Ngứa ngáy vùng hậu môn
Thuốc chuyên trị bệnh chàm, vảy nến
Thuốc chuyên trị bệnh chàm, vảy nến

Chống chỉ định

  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Flucort-C
  • Các trường hợp nhiễm trùng nguyên phát do nấm mốc, vi khuẩn hay virus
  • Người bị lở loét da do đang nhiễm giang mai
  • Bệnh nhân đang điều trị thuỷ đậu, sởi, herpes simplex…

Hướng dẫn sử dụng thuốc Flucort-C

Liều dùng

Bạn nên bôi thuốc Flucort-C từ 2 – 4 lần/ngày, vào lúc sáng và chiều tối. Nếu bôi kem cho trẻ dưới 18 hoặc bôi trên mặt, tuyệt đối không được băng kín vết thương. 

  • Nếu tình trạng bệnh da liễu ở mức độ nguyên phát dùng 3 lần/ngày vào sáng/trưa/tối
  • Còn với bệnh nhân bị mãn tính lâu ngày, liều dùng thích hợp 1 lần/ngày

Cách dùng

Rửa sạch vùng da bị tổn thương, rồi bôi một lớp Flucort-C thật mỏng và nhẹ nhàng tại chỗ. Không được băng kín, nếu thấy cần thiết chỉ dùng băng gạc ẩm hoặc nóng để che lại vùng da vừa bôi thuốc. 

  • Thuốc dạng kem thẩm thấu tốt trên vùng da ẩm, rỉ nước.
  • Thuốc dạng mỡ hấp thu tốt tại vùng da khô, có vảy

Lưu ý

  • Chỉ sử dụng Flucort-C trong 3 – 4 tuần
  • Nếu thấy không hiệu quả nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị

Những điều cần lưu ý khi dùng Flucort-C

Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi dùng thuốc Flucort-C như sau:

Tác dụng phụ

Bệnh nhân nên ngưng sử dụng Flucort-C, khi gặp một trong các tác dụng phụ sau:

  • Suy giảm sắc tố ở da
  • Cảm giác khô, nóng rát da
  • Hiện tượng teo da, vằn da
  • Gây mụn trứng cá
  • Làm rậm lông, viêm nang lông
  • Nhiễm khuẩn thứ cấp
  • Viêm da vùng quanh miệng
  • Hiếm gặp: Suy giảm chức năng tuyến vỏ thượng thận

Thuốc Flucort-C có nguy cơ gây ra tác dụng toàn thân, nếu dùng trong thời gian dài. Hoặc tăng tác dụng phụ tại chỗ, nếu thoa trong diện rộng. Chính vì vậy, để an toàn sức khỏe nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng thuốc.

Thận trọng

  • Tuân thủ theo toa thuốc của bác sĩ chỉ định: Về liều lượng, cách dùng…
  • Không để thuốc Flucort-C dính vào mắt và các bộ phận nhạy cảm khác. Nếu gặp trường hợp trên, hãy dùng nước rửa thật sạch lượng thuốc dính tại đó
  • Rửa tay thật kỹ cả trước và sau khi bôi thuốc
  • Không băng kín vết thương sau khi bôi thuốc
  • Không bôi thuốc lên vùng da bị lở loét nghiêm trọng hoặc vùng da nằm ngoài các chỉ định cho phép
  • Trường hợp phụ nữ mang thai, mẹ bỉm sữa, trẻ em dưới 18 tuổi phải thông qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc
Thận trọng dùng thuốc theo chỉ dẫn
Thận trọng dùng thuốc theo chỉ dẫn

Tương tác thuốc

Với dạng thuốc bôi ngoài da, rất hiếm khi xảy ra tình trạng tương tác thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thống kê cho bác sĩ các thuốc đang sử dụng. Như thuốc không kê toa, thuốc kê toa bôi ngoài da khác, thảo dược và vitamin.

Tương tác bệnh

Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ báo cáo khoa học nào liên quan đến sự tương tác bệnh của thuốc Flucort-C đến bệnh nhân. Chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật cho các bạn thông tin mới nhất về trường hợp này, nếu có thống kê mới.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc Flucort-C. Người bệnh vẫn nên tham vấn bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng thuốc này.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan