Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Mỗi loại thuốc điều trị viêm đại tràng mãn tính đều có công dụng, cách dùng và ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy mà mỗi người bệnh đều cần có kiến thức cùng với sự hiểu biết để lựa chọn cho mình thuốc chữa phù hợp nhất, khi đó mới mang lại hiệu quả tốt. Dưới đây sẽ là nội dung chi tiết về thuốc chữa đại tràng mãn tính mà người bệnh không nên bỏ qua!

Thuốc điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng Tây y

Nhờ vào sự phát triển của ngành Y dược, mà hiện nay chúng ta cũng được điều trị bệnh với nhiều loại thuốc chữa khác nhau. Đối với bệnh viêm đại tràng mãn tính cũng vậy, chỉ với một đầu bệnh nhưng có hàng chục loại thuốc đặc trị. 

Thường thì bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện, nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của người bệnh để kê đơn thuốc sao cho phù hợp nhất. Trước tiên chúng ta cùng xem Tây y có những loại thuốc trị viêm đại tràng mãn tính gì.

Thuốc kháng viêm chữa viêm đại tràng mãn tính

Khi sử dụng thuốc nhóm này, người bệnh sẽ thuyên giảm được các triệu chứng của bệnh như: Tiêu chảy, đau bụng, chảy máu trực tràng,… Một trong những loại thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính thuộc nhóm này thường được bác sĩ sử dụng để kê đơn cho bệnh nhân chính là:

  • Balsalazide: Thuốc được bào chế ở dạng viên nang, uống 3 lần/ ngày và thời gian sử dụng tối đa từ 8 – 12 tuần.
  • Mesalamine: Thuốc nén ở dạng viên, người lớn có thể sử dụng 2 viên 400mg cho mỗi lần uống, và ngày uống 3 lần. Tuy nhiên, liều lượng một ngày tối đa 2,4g để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Mesalamine - Thuộc nhóm thuốc Tây chữa bệnh viêm đại tràng
Mesalamine – Thuộc nhóm thuốc Tây chữa bệnh viêm đại tràng

Còn với trẻ em, thì một ngày sẽ chỉ uống 2 lần và thời gian uống không quá 6 tuần liên tiếp.

  • Sulfasalazine: Thuốc nên uống tối đa 1 ngày khoảng 3g – 4g, chống chỉ định với trẻ dưới 6 tuổi sử dụng. Chi tiết về liều uống sẽ tùy thuộc vào từng người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn.
  • Corticoid: Thuốc Corticoid điều trị bệnh viêm đại tràng được sản xuất với nhiều dạng khác nhau (xịt mũi, hít miệng, viên nén, gel bôi,…) nên người bệnh sẽ được lựa chọn phong phú hơn nhưng vẫn còn tùy vào tình trạng bệnh.

Thuốc điều trị táo bón điều trị viêm đại tràng mãn tính

Triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính chính là bị táo bón, đại tiện khó khăn. Vì vậy mà nhiều bác sĩ đã dựa vào triệu chứng đó để kê đơn thuốc điều trị viêm đại tràng mãn tính cho người bệnh.

  • Forlax: Thuốc Forlax điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính được bào chế ở dạng gói, chỉ định với những trẻ lớn hơn 8 tuổi. Một ngày người bệnh có thể uống 1 – 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một gói nhưng với người có biểu hiện nặng thì sử dụng tối đa 8 gói một ngày.
  • Sorbitol: Thuốc được khuyến cáo sử dụng khi bụng đói, sau bữa sáng và người lớn sẽ sử dụng 1 gói/ lần/ ngày. Còn trẻ em chỉ sử dụng nửa liều so với người lớn.
  • Duphalac: Tương tự với thuốc ở trên, nhưng người bệnh không uống quá 40ml mỗi ngày.
Duphalac - Điều trị triệu chứng táo bón
Duphalac – Điều trị triệu chứng táo bón

Thuốc không nên sử dụng quá liều hay quá lâu trong thời gian dài vì nó có thể gây ra tác dụng phụ là bị đau bụng, tiêu chảy… rối loạn đại tiện.

Thuốc điều trị chứng tiêu chảy do viêm đại tràng mãn tính

Ngoài triệu chứng táo bón thì người mắc bệnh viêm đại tràng cũng có thể bị tiêu chảy do chứng rối loạn đại tiện, nên một số loại thuốc trị viêm đại tràng mãn tính dưới đây cũng được sử dụng thường xuyên, như:

  • Smecta: Thuốc được bán dưới dạng gói, pha uống với 50ml nước hoặc trộn cùng với hỗn hợp bán lỏng (cháo, sữa, súp…) và thuốc dùng được cho cả trẻ sơ sinh.
  • Actapulgite: Thuốc chỉ sử dụng với đối tượng từ 6 tuổi trở lên, với trẻ thì tùy vào cân nặng để đo liều lượng uống, người lớn thì có thể uống từ 2 – 3 gói một ngày.

Người bệnh không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài, không đúng như liều được chỉ định thì sẽ dễ gặp phải những tác dụng phụ như: Đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, táo bón…

Thuốc giảm co thắt, giảm đau trị bệnh viêm đại tràng mãn tính

Đối với người bệnh thì việc lựa chọn thuốc uống là rất quan trọng, nó cần phải thực sự phù hợp để mang đến những hiệu quả nhất định. Vậy nên, những bệnh nhân có triệu chứng co thắt, đau bụng thì nên sử dụng thuốc nhóm này. Và có 3 mẫu thuốc điều trị viêm đại tràng mãn tính thông dụng thường được sử dụng như:

  • Phloroglucinol: Thuốc được sản xuất với nhiều dạng khác nhau, trước tiên là dạng viên uống thì mỗi ngày tối đa 04 viên, dạng viên ngậm dưới lưỡi thì không quá 02 viên, dạng ống tiêm thì từ 01 – 03 ống mỗi ngày.
  • Trimebutin: Thuốc Trimebutin trị viêm đại tràng chống chỉ định với trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ đang cho con bú, liều lượng một ngày không 6 viên, mỗi lần chỉ uống từ 1 – 2 viên.
  • Mebeverine: Đối tượng được chỉ định uống là từ 10 tuổi trở lên, mỗi lần uống 1 viên và 3 lần/ ngày. Thời gian thích hợp được khuyến cáo dùng thuốc là trước bữa ăn 20 phút.
Phloroglucinol - Thuốc giảm đau, hạn chế co thắt
Phloroglucinol – Thuốc giảm đau, hạn chế co thắt

Thuốc chữa diệt khuẩn điều trị bệnh viêm đại tràng

Đối với những người bệnh có nguyên nhân mắc bệnh do nhiễm khuẩn thì sẽ được kê thuốc loại này, nhưng chỉ uống trong thời gian phù hợp để không ảnh hưởng đến các vị khuẩn có lợi.

  • Ciprofloxacin 500mg: Thuốc được sản xuất dưới dạng viên và dạng dung dịch, liều lượng tối đa sử dụng một ngày là không quá 2000mg (4 viên).
  • Metronidazol: Dưới dạng nén 250mg, bác sĩ chỉ định bệnh nhân chỉ uống tối đa 4 viên/ ngày, chi tiết về liều lượng sẽ tùy thuộc vào từng mức độ bệnh.
  • Thuốc Biseptol 480mg: Mỗi ngày người bệnh chỉ uống 2 viên/ ngày để không gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Ưu nhược điểm của thuốc điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng Tây y

Trên thực tế thì việc lựa chọn thuốc Tây để chữa bệnh đã quá phổ biến với thời đại hiện nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều người bệnh có cái nhìn nhầm lẫn về bản chất của thuốc. Nên sử dụng lạm dụng và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.

Và trong Tây y, tính đến thời điểm hiện nay thì chưa có thuốc đặc trị viêm đại tràng mãn tính. Chính vì vậy, dưới đây tapchidongy.org sẽ chia sẻ những ưu nhược điểm của thuốc Tây khi điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính để người bệnh nắm rõ.

Ưu điểm:

  • Thời gian sử dụng ngắn, mang đến hiệu quả tức thì.
  • Dễ mua tại các hiệu thuốc với sự đa dạng của loại thuốc.
Ưu nhược điểm của thuốc Tây trong điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính
Ưu nhược điểm của thuốc Tây trong điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính

Nhược điểm:

  • Dễ gặp phải tác dụng phụ: Chỉ cần bất cẩn sử dụng quá liều, lạm dụng dùng trong thời gian dài thì người bệnh sẽ đối mặt với những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
  • Tái phát bệnh sau điều trị: Ưu điểm của thuốc là mang đến hiệu quả nhanh, nên đó cũng là một nhược điểm lớn của thuốc Tây y. Vì người bệnh không được điều trị từ gốc, nguyên căn nên khó chữa dứt điểm và đương nhiên việc tái phát bệnh cũng có thể xảy ra nếu người bệnh ngưng sử dụng thuốc.

Thuốc chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính bằng dân gian dễ áp dụng

So với phương pháp điều trị bằng Tây y thì các bài thuốc dân gian cũng là một lựa chọn được nhiều bệnh nhân tìm đến. Trước khi tìm hiểu về ưu nhược điểm thì chúng ta cùng xem một vài thuốc điều trị viêm đại tràng mãn tính được dân gian áp dụng nhiều:

Chữa viêm đại tràng mãn tính bằng lá ổi

Trong Y học cổ truyền, cây ổi không chỉ đơn giản là một loại cây ăn quả, bởi nó có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh, đặc biệt là viêm đại tràng. Riêng với lá ổi, chúng đã có công dụng giải nhiệt, tiêu độc,… nên rất phù hợp với những người bệnh có triệu chứng đau bụng, tiêu hóa kém,.. 

Trong Tây y, lá ổi được nghiên cứu và được phân tích thành phần chứa 3% nhựa, axit maslinic, 7-10% tanin, tinh dầu,… có lợi cho sức khỏe của đường ruột. Bởi những thành phần kể trên có công dụng trong việc kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng, viêm ruột,…

Chuẩn bị: Khoảng 50g lá ổi, nên sử dụng cả phần búp lá ổi, lá non và lá già.

Lá ổi có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh
Lá ổi có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 50g lá ổi đó, sau đó cho vào một nồi chứa khoảng 3 bát nước.
  • Bước 2: Đun nước cho đến khi sôi thì bật nhỏ lửa liu riu trong thời gian khoảng 15 – 20 phút thì tắt.
  • Bước 3: Chia phần nước thu được thành 2 – 3 phần bằng nhau để uống trong ngày.

Chữa viêm đại tràng mãn tính bằng nghệ và mật ong

Từ xa xưa, mật ong và nghệ luôn luôn được coi là thần dược với với nhiều công dụng tuyệt vời. Đặc biệt, khi kết hợp chúng có thể sát khuẩn, làm lành vết thương, cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch đường ruột… nên rất tốt đối với người bệnh viêm đại tràng.

Chuẩn bị: 100ml mật ong, 200g tinh bột nghệ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn đều hỗn hợp kể trên cho đến khi sệt lại.
  • Bước 2: Ngay sau đó có thể ăn trực tiếp (dùng trước bữa ăn 20 phút – 30 phút), nhưng chỉ ăn khoảng 3 thìa cà phê, rồi bảo quản trong tủ lạnh. 

Hoặc người bệnh có thể vo tròn hỗn hợp trên và để khô rồi uống 2 – 3 viên mỗi lần trước bữa ăn chính để mang lại hiệu quả cao nhất.

Chữa viêm đại tràng mãn bằng lá mơ

Vốn là nguyên liệu có thể tìm thấy ở ngay vườn nhà, cùng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe thì lá mơ cũng góp mặt trong nhiều món ăn ngon, hay được sử dụng để ăn sống. Đặc biệt lá mơ còn rất bổ máu, tốt cho chức năng của hệ tiêu hóa, kháng viêm, chữa lành vết thương, giúp cầm chừng xuất huyết trong rất tốt.

Người bệnh có thể áp dụng đơn giản theo cách sau đây: Chuẩn bị 20g – 30g lá mơ, rửa sạch rồi giã nát cho đến khi cực nhuyễn. Vắt lấy nước cốt để uống 1 lần/ ngày.

Chữa viêm đại tràng mãn tính bằng quả sung

Trong quả sung có chứa chất xơ và prebiotic nên có công dụng thanh tràng và kiện tỳ nên cực kỳ tốt cho người nhiễm bệnh đại tràng. Vậy nên cách chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính này cũng được nhiều người biết đến với nhiều bài thuốc khác nhau:

  • Bài thuốc số 1: Rửa sạch quả sung và ăn mỗi ngày 10 quả trong 1 – 2 tháng sẽ thấy có tác dụng.
  • Bài thuốc số 2: Chế biến mà làm sung ướp với muối ăn cùng với cơm hằng ngày.
  • Bài thuốc số 3: Chế biến món ăn lòng lợn hầm sung. Tuy nhiên cách chữa này khó thực hiện được liên tục nên không được nhiều người bệnh lựa chọn.
  • Bài thuốc số 4: Chuẩn bị quả sung cùng với rễ thị, sau đó đem đun nhỏ lửa khoảng 30 phút rồi chắt lấy nước uống trong ngày.
Dùng sung để điều trị bệnh viêm đại tràng
Dùng sung để điều trị bệnh viêm đại tràng

Ưu nhược điểm của cách điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng dân gian

Nét đặc trưng của các bài thuốc dân gian là được truyền miệng từ nhiều đời trước, nên các bài thuốc điều trị viêm đại tràng mãn tính trên cũng sẽ có những ưu nhược điểm khác so với phương pháp điều trị Tây y.

Ưu điểm:

  • Nguồn nguyên liệu dễ kiếm, thậm chỉ cần ra vườn vào bếp là đã có thể thực hiện bài thuốc.
  • Đa phần nguyên liệu đều từ thiên nhiên nên khá lành tính, không tác dụng phụ nên người bệnh có thể sử dụng yên tâm hơn.

Nhược điểm:

  • Như đã chia sẻ thì bài thuốc đều được truyền miệng, không được kiểm chứng của Bộ y tế nên đôi khi liều lượng cũng không chính xác.
  • Thời gian hiệu quả khá lâu, phải từ 2 tháng mới rõ rệt tùy vào cơ địa của từng người bệnh viêm đại tràng. Ngoài ra, bệnh viêm đại tràng mãn tính cũng đã là giai đoạn bệnh khá nặng nên việc chỉ sử dụng thuốc dân gian điều trị thì không khả quan, cần phải có thuốc đặc trị để tình trạng bệnh được thuyên giảm.
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan