Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thuốc chữa viêm tai giữa ở người lớn nhằm ngăn chặn dịch tiết, chống viêm nhiễm, giảm đau, kháng khuẩn… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh những nguy hại cho sức khỏe và đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.

Những loại thuốc chữa viêm tai giữa ở người lớn phổ biến nhất

Khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tai sẽ gây viêm nhiễm và dẫn đến bệnh viêm tai giữa. Mặc dù, bệnh phổ biến nhất là ở trẻ em từ 3 – 12 tuổi nhưng người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Dùng thuốc tây y là cách nhanh nhất để kiểm soát triệu chứng bệnh
Dùng thuốc tây y là cách nhanh nhất để kiểm soát triệu chứng bệnh

Để điều trị viêm tai giữa thì phương pháp phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc Tây. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến và thường được sử dụng cho bệnh nhân mắc viêm tai giữa.

Thuốc điều trị viêm tai giữa ở người lớn có tác dụng toàn thân

Nhóm thuốc chữa viêm tai giữa ở người lớn này sẽ được chỉ định dùng ở đường uống hoặc đường tiêm tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Cụ thể như sau:

Thuốc chống viêm

Sử dụng thuốc chống viêm Corticoid với mục đích là đảm bảo các tế bào tổn thương bên trong ống tai giữa sớm được phục hồi. Đồng thời, làm giảm và đẩy lùi tình trạng phù nề bên trong tai.

Tuy nhiên, loại thuốc này dễ gây tác dụng phụ nên chỉ được dùng trong khoảng 1 tuần. Sau đó, bác sĩ sẽ kê loại thuốc chống viêm khác nhưng không chứa steroid. Thế nhưng, loại thuốc chống viêm này không được dùng cho những người bị rối loạn đông máu, xuất huyết dạ dày, người bị viêm loét.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt được ưu tiên lựa chọn nhiều nhất. Loại thuốc này không chỉ dùng được cho người lớn mà cả trẻ nhỏ với độ an toàn cao.

Paracetamol - Thuốc chữa viêm tai giữa ở người lớn
Paracetamol – Thuốc chữa viêm tai giữa ở người lớn

Lưu ý: Nếu sau khi uống, người bệnh bị nôn mửa thì có thể thay thế thuốc dạng viêm bởi dạng cốm pha hoặc dạng đặt trực tràng. Đặc biệt, chỉ dùng nước lọc, nước đun sôi để uống với Paracetamol, tuyệt đối không dùng nước có gas hay có cồn.

Thuốc có tác dụng tại chỗ

Một số loại thuốc nhỏ mũi dùng để điều trị tại chỗ viêm tai giữa như sunfarin, naphazoline, collydexa, xylometazoline, Otrivin 0.05%,..

Những loại thuốc này có tác dụng giảm và chống phù nề, làm co mạch, giúp hốc mũi được làm sạch. Đồng thời, đảm bảo tai, mũi họng được thông thoáng. Từ những tác động này sẽ giúp sự thoáng hơn ở ống tai giữa và thúc đẩy lượng mủ được dẫn ra ngoài.

Thuốc nhỏ tai

Căn cứ vào tình trạng tai có bị thủng màng nhĩ hay không mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc chữa viêm tai giữa ở người lớn dạng nhỏ tai phù hợp.

  • Nếu trường hợp viêm tai giữa mới ở giai đoạn xung huyết, tức là không thủng màng nhĩ, các loại thuốc nhỏ tai có tác dụng giảm đầu, sát khuẩn như cồn boric, otipax… sẽ được chỉ định. Cùng với đó là thuốc nhỏ tai với khả năng kháng sinh, chống viêm như cortiphenicol, polydexa…
Otipax - thuốc nhỏ tai thường được bác sĩ chỉ định
Otipax – Thuốc nhỏ tai thường được bác sĩ chỉ định
  • Trường hợp viêm tai giữa bị thủng màng nhĩ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh nhỏ tai có độ an toàn cao như rifamycin, effexin… Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để sớm phục hồi màng nhĩ và tránh làm tổn thương ống tai.

Thuốc chữa viêm tai giữa ở người lớn loại kháng sinh

Trong giai đoạn viêm tai giữa cấp tính, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh đường tiêm hoặc đường uống. Tác dụng của loại thuốc này là ức chế hoặc tiêu diệt những tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Từ đó, ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp thính lực được phục hồi.

Một số nhóm kháng sinh phổ biến được bác sĩ kê đơn, đó là:

Nhóm thuốc beta – lactam

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế màng tế bào quá trình tổng hợp mucopeptid. Nhờ đó, quá trình nhân đôi của các hại khuẩn sẽ bị ngăn chặn và suy giảm.

Tùy từng mức độ bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng Cephalosporin thế hệ II, III hoặc Ampicillin. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh này không dành cho những người bị nhiễm virus nhóm herpes hoặc bản thân mẫn cảm với penicillin.

Nhóm thuốc macrolid

Trong trường hợp viêm tai giữa do vi khuẩn Penicillin gây nên thì nhóm thuốc macrolid sẽ được chỉ định. Thường sẽ là các loại thuốc Azithromycin, Roxithromycin, Spiramycin…

Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa
Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa

Nhóm thuốc này sẽ gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosom và bắt đầu hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sự di chuyển, gây hại của vi khuẩn.

Nhóm aminoglycoside

Nhóm này có hai loại là Gentamycin và Kanamycin. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh này chỉ dành cho người lớn. Tuyệt đối không tự ý dùng cho trẻ nhỏ vì có thể làm bé bị điếc vĩnh viễn.

Nhóm quinolone

Thường các loại thuốc có nhóm này bao gồm có Acid nalidixic, Ciprofloxacin, Fluoroquinolon, Pefloxacin… Có tác dụng ngăn chặn, ức chế vi khuẩn tổng hợp DNA, từ đó sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hại. 

Tuy nhiên, chỉ những người bị viêm tai giữa nhiễm khuẩn nặng và khó điều trị mới được chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng sinh này.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa ở người lớn

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm tai giữa cho người lớn là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, tránh gây hại và phòng ngừa những rủi ro, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Bệnh viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết có thể cải thiện bệnh hoàn toàn bằng việc dùng thuốc điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn ứ mủ, thì cần kết hợp dùng thuốc với trích rạch dẫn lưu mủ.
  • Nếu viêm tai giữa thủng màng nhĩ, người bệnh cần dùng thuốc kết hợp chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo thính lực được phục hồi.
  • Tuân thủ theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, thời gian sử dụng thuốc.
  • Nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào cần chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn và cân nhắc nhằm tránh tình trạng tương tác giữa các loại thuốc.

Trên đây là một số thuốc chữa viêm tai giữa ở người lớn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải được bác sĩ chỉ định và tuân thủ đúng liệu trình, liều lượng để tránh những tác hại, rủi ro không đáng có.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan