Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thuốc chữa viêm cầu thận tốt nhất là gì? Bệnh nhân cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc? Đây chắc hẳn đều là mối quan tâm của không ít người bệnh. Phương pháp điều trị và các loại thuốc được chỉ định sẽ phụ thuộc vào tình trạng và triệu chứng của người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. 

Chữa viêm cầu thận bằng thuốc Tây y

Điều trị viêm cầu thận phụ thuộc tình trạng bệnh, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Sử dụng thuốc Tây y là một trong những phương pháp phổ biến giúp mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của thuốc giúp phòng ngừa các tác dụng phụ.

Dưới đây là một số loại thuốc giúp kiểm soát các biến chứng của bệnh viêm cầu thận, loại bỏ các cảm giác khó chịu giúp bệnh nhân thoải mái hơn.

Thuốc huyết áp

Một trong những tình trạng phổ biến người mắc chứng viêm cầu thận thường gặp là huyết áp cao. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để giảm huyết áp, duy trì ổn định chức năng thận. Thuốc giảm huyết áp thường được chỉ định cho người mắc chứng viêm cầu thận là thuốc ức chế thụ thể angiotensin II hoặc thuốc ức chế men chuyển angiotensin.

Một trong những tình trạng phổ biến người mắc chứng viêm cầu thận thường gặp là huyết áp cao
Một trong những tình trạng phổ biến người mắc chứng viêm cầu thận thường gặp là huyết áp cao

Trong thời gian đầu sử dụng thuốc, người bệnh có thể thay đổi nồng độ điện giải và giảm chức năng thận, vì vậy, bệnh nhân cần thường xuyên xét nghiệm máu để theo dõi tình trạng.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc lợi tiểu kết hợp để điều trị bệnh cùng thuốc giảm huyết áp và yêu cầu người bệnh ăn nhạt.

Viêm cầu thận uống thuốc gì? Thuốc lợi tiểu

Người mắc bệnh viêm cầu thận thường bị ứ đọng chất thải trong cơ thể dẫn đến tình trạng sưng phù ở các chi và tăng huyết áp. Bên cạnh thuốc điều trị huyết áp, bác sĩ sẽ chỉ thuốc lợi tiểu, giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Thuốc lợi tiểu phổ biến thường được sử dụng để điều trị viêm cầu thận bao gồm Furosemid dạng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thông thường, sau 1 tuần sử dụng thuốc, các triệu chứng tăng huyết áp và phù nề sẽ được cải thiện đáng kể. Nếu không đáp ứng, bệnh nhân có thể sẽ phải lọc máu ngoài cơ thể.

Thuốc chữa viêm cầu thận – Thuốc điều trị thiếu máu

Người mắc chứng viêm cầu thận thường chức năng lọc máu bị suy giảm, dẫn tới không cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân bổ sung hormone erythropoietin, hoặc chất sắt, giúp hỗ trợ tái tạo tế bào hồng cầu. Đồng thời, cải thiện các triệu chứng do thiếu máu gây ra như suy nhược cơ thể, mệt mỏi.

Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân bổ sung hormone erythropoietin, hoặc chất sắt, giúp hỗ trợ tái tạo tế bào hồng cầu
Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân bổ sung hormone erythropoietin, hoặc chất sắt, giúp hỗ trợ tái tạo tế bào hồng cầu

Thuốc bảo vệ xương hỗ trợ điều trị viêm cầu thận

Khi bị viêm cầu thận, bác sĩ có thể kê toa bổ sung vitamin D và canxi để ngăn ngừa vấn đề suy yếu xương, giảm nguy cơ bị gãy xương ở người bệnh. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể cũng cần sử dụng chất kết dính phốt phát để giảm lượng phốt pho trong máu, đồng thời bảo vệ mạch máu trước sự vôi hóa canxi.

Thuốc chữa viêm cầu thận – Thuốc giảm Cholesterol

Tương tự như tình trạng tăng huyết áp, người bị viêm cầu thận cũng có mức cholesterol trong máu xấu, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc đặc trị để giảm chỉ số cholesterol trong máu xuống
Bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc đặc trị để giảm chỉ số cholesterol trong máu xuống

Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc đặc trị để giảm chỉ số cholesterol trong máu xuống. Ngoài ra, loại thuốc này còn giúp bạn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm về bệnh tim mạch hoặc mao mạch. Thuốc giảm cholesterol trong máu thường dùng là nhóm thuốc statin.

Bài thuốc chữa viêm cầu thận Đông y

Các bài thuốc Đông y thường an toàn, lành tính với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên người bệnh sẽ không còn lo lắng về tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc Tây. Tuy nhiên, hiệu quả mà phương pháp điều trị Đông y khá chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Đông y điều trị bệnh theo từng thể khác nhau, không chỉ cải thiện các triệu chứng của viêm cầu thận mà còn bồi bổ cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị viêm cầu thận người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: Điều trị thể tỳ dương hư

  • Biểu hiện: Người bệnh xuất hiện các vấn đề như phù ít, phù ở mi mắt, sắc mặt trắng xanh, ăn kém, mệt mỏi, đầy bụng, tiểu tiện ít, phân nát, chất lưỡi bệu, chân tay lạnh.
  • Nguyên liệu: Ý dĩ 30g, Củ mài, Mã đề, Đậu đỏ, Biển đậu mỗi vị 20g, Đăng tâm, Phục quế mỗi vị 4g, Đại hồi, Gừng khô 8g.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên rửa sạch, cho vào ấm rồi sắc cùng với nước đến khi cạn còn 2/3 thì tắt bếp. Sau đó, gạt lấy nước cốt và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2: Điều trị thể thận tỳ dương hư

  • Biểu hiện: Người bệnh phù ít, không rõ ràng, đặc biệt là ở hai mắt cá chân, nước tiểu ít, bụng trướng, lưỡi bệu, sắc mặt trắng xanh, sợ lạnh, lưng mỏi, chân tay lạnh, mệt mỏi.
  • Nguyên liệu: Thổ phục linh, Bạt kế, Hoài sơn mỗi thứ 16g, Đại hồi 10g, Nhục quế 8g, Xa tiền tử, Tiểu hồi mỗi thứ 12g, Nam ngưu tất, Đậu đen, Đậu đỏ mỗi thứ 20g, Gừng khô 6g.
  • Cách thực hiện: Sắc thành thang rồi bỏ bã, lọc lấy nước và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày. Bệnh nhân nên kiên trì áp dụng mỗi ngày 1 thang để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc 3: Thể âm hư dương xung

  • Biểu hiện: Người bệnh thường bị phù không nhiều, đánh trống ngực hồi hộp, chóng mặt nhức đầu, môi đỏ, họng khô, miệng khát, chất lưỡi đỏ.
  • Nguyên liệu: Câu đằng, Xa tiền tử, Tang ký sinh mỗi vị 16g, Sa sâm, Ngưu tất, Cúc hoa, Quy bản, Trạch tả, Đan sâm mỗi vị 12g.
  • Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc trên thành thang, sau đó lọc lấy nước cốt chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc 4: Thể viêm cầu thận mạn có tăng ure máu

Công năng của thận và tỳ suy giảm khiến trọc âm nghịch lên, dẫn đến dương hư âm nghịch và chứng ure huyết cao.

Bài thuốc Đông y điều trị thể viêm cầu thận mạn có tăng ure máu
Bài thuốc Đông y điều trị thể viêm cầu thận mạn có tăng ure máu
  • Biểu hiện: Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, lợm giọng, sắc mặt đen, bụng trướng, đau tức ngực, đại tiện lỏng, chất lưỡi bệu, rêu trắng dày, tiểu tiện ngắn, ít…
  • Nguyên liệu: Đại hoàng, Phụ tử chế mỗi vị 12 – 16g, Trần bì, Sinh Khương mỗi vị 8g, Phục linh, Bán hạ chế, Bạch truật mỗi vị 12g, Hậu phác 6g, Đẳng sâm 20g.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên sắc thành thang rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Người bệnh nên kiên trì áp dụng để mang lại hiệu quả rõ rệt nhất.

Mẹo dân gian điều trị viêm cầu thận

Một trong những phương pháp chữa viêm cầu thận được khá nhiều người bệnh ưa chuộng là áp dụng các bài thuốc dân gian bởi tính chất an toàn, lành tính mà hiệu quả cũng khá cao. Song, những mẹo đơn giản này chỉ nên áp dụng khi bệnh mới khởi phát, tình trạng còn nhẹ.

Một số bài thuốc chữa viêm cầu thận bằng thuốc nam người bệnh có thể tham khảo:

Chữa viêm cầu thận bằng rau dừa nước

Dừa nước là bài thuốc dân gian chữa viêm cầu thận mà không phải ai trong chúng ta cũng biết. Loại rau mọc hoang này còn có tên là thủy long, thường xuất hiện nhiều ở các ao hồ hoặc đầm lầy. Dược liệu này có tính hàn, vị ngọt hơi nhạt, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, tiêu viêm, lợi tiểu…

Dừa nước là bài thuốc dân gian chữa viêm cầu thận mà không phải ai trong chúng ta cũng biết
Dừa nước là bài thuốc dân gian chữa viêm cầu thận mà không phải ai trong chúng ta cũng biết
  • Nguyên liệu: 80g rau dừa nước khô, 30g lá mã đề khô.
  • Cách thực hiện: Người bệnh có thể nấu canh ăn hoặc sắc thành nước cùng với lá mã đề để uống trong ngày. Bệnh nhân nên kiên trì áp dụng trong 1 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Lá nhãn điều trị viêm cầu thận hiệu quả

Trong Đông y, lá nhãn có tính bình, vị ngọt, có khả năng làm chậm quá trình suy thận và cải thiện chức năng thận cực tốt. Đặc biệt, lá nhãn có tính dược lý cao, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của các bệnh lý về thận, trong đó có viêm cầu thận hiệu quả.

  • Nguyên liệu: 40g lá nhãn (lá nhãn tự rụng).
  • Cách thực hiện: Người bệnh thu gom lá nhãn, sau đó rửa sạch, phơi khô và thái nhỏ hoặc sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày đem sắc thành nước uống với liều lượng 40g lá nhãn. Áp dụng đều đặn trong khoảng 10-15 ngày rồi đi xét nghiệm để kiểm tra tình trạng bệnh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm cầu thận

Trong quá trình sử dụng thuốc chữa viêm cầu thận, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra:

  • Tốt nhất bệnh nhân nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh, đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị phù hợp.
  • Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định về việc sử dụng thuốc của bác sĩ như liều dùng, thời gian sử dụng… Tuyệt đối không tự ý mua thuốc tại các cơ sở y tế về dùng hoặc tăng liều, kéo dài thời gian dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Các bài thuốc nam và Đông y trị viêm cầu thận thường mang lại hiệu quả chậm nên người bệnh cần kiên trì áp dụng để mang lại hiệu quả rõ rệt.
  • Bên cạnh các phương pháp trị bệnh, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ điều trị nhanh chóng. Ngoài ra, người bệnh cần giảm tải các thực phẩm chứa nhiều muối và kali vào cơ thể.
  • Thêm vào đó, bạn nên loại bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia bởi điều này có thể làm tăng tốc độ phát triển của bệnh và nguy cơ phát sinh biến chứng đột quỵ ở người bị viêm cầu thận.

Trên đây là các loại thuốc chữa viêm cầu thận tốt nhất hiện nay người bệnh nên tham khảo. Viêm cầu thận nếu không được điều trị sớm và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh nên đi khám ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của bệnh để có phương án khắc phục sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
suy-than-o-tre-em
thuoc-tri-than-hu
chua-suy-than-bang-dong-y