Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa đặc biệt “khắt khe” trong khâu tuyển chọn thực phẩm tiêu thụ. Vì vậy mà thực đơn cho người viêm dạ dày vừa làm sao phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng vừa hỗ trợ khắc phục tình trạng bệnh.

Nguyên tắc chọn thực đơn cho người bị viêm dạ dày

Khi xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày, bạn cần chọn lựa kỹ càng các loại thực phẩm. Vì khi dạ dày bị tổn thương, quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn. Không phải thực phẩm nào nó cũng có thể tiêu thụ được và cũng không phải nên bài trừ hết các loại thức ăn chỉ ăn mỗi cháo loãng.

Những tiêu chí nên và không nên trong thực đơn cho bệnh nhân viêm dạ dày
Những tiêu chí nên và không nên trong thực đơn cho bệnh nhân viêm dạ dày

Chỉ cần bạn tuân theo 2 nguyên tắc NÊN và KHÔNG NÊN. Thế nào là NÊN và KHÔNG NÊN?

Trong chế độ ăn cho bệnh nhân viêm dạ dày NÊN bao gồm:

  • Thực phẩm giàu đạm: thịt, cá, sữa, khoai, đậu,..
  • Thực phẩm giàu protein: trứng, ức gà, hạnh nhân, yến mạch,..
  • Thực phẩm giàu vitamin (hạn chế vitamin C): ớt chuông, bông cải xanh, bí đỏ, cà rốt, nấm,..
  • Chất béo thực vật: dầu ô liu, dầu dừa, Omega-3, bơ,..

Ngược lại, bạn KHÔNG NÊN tiêu thụ:

  • Thực phẩm chế biến sẵn: lạp xưởng, giăm bông, xúc xích, các loại nước sốt,…
  • Thực phẩm dai và cứng: thịt có nhiều sụn, gân,… hoặc chế biến chưa chín tới
  • Các món ăn tẩm nhiều gia vị và phẩm màu như thịt rán, quay, nướng,… các món xào nhiều dầu mỡ
  • Sữa chua lên men với nồng độ cao
  • Thực phẩm chứa chất kích kích như: cà phê đặc, chè, rượu bia,…
Đâu là những món ăn cho người viêm dạ dày?
Đâu là những món ăn cho người viêm dạ dày?

Gợi ý thực đơn cho người viêm dạ dày trong 1 tuần

Mẫu thực đơn 1

T/gian Thứ 2, thứ 5 Thứ 3, thứ 6, CN Thứ 4, thứ 7
7g – Bánh mỳ: 1 cái (có thể dùng bánh mì sanwich, bánh mỳ đen,…)
– Ruốc: 20gram
– Sữa: 200ml
– Cơm nếp: 1 chén lửng
– Giò lụa: 50gram
– Sữa đậu nành: 200ml
– Cháo đậu xanh: 1 bát/ 330ml
– Trứng gà: 1 quả
11g – Cơm gạo tẻ: 2 chén lửng.

– Súp khoai tây và thịt bao gồm: 200gram khoai tây và 100gram thịt.

– Đậu phụ hấp: 200gram.

– Chuối tây: 1 quả

– Cơm gạo tẻ: 2 chén lửng

– Thịt luộc: 100gram

– Bắp cải nấu tôm (250ml) bao gồm: 100gram bắp cải và 10 gram tôm nõn

– Dưa hấu: 200gram

– Cơm nếp: 2 chén lửng

– Cá hấp (kho nhạt, ít gia vị): 100gram

– Rau cải luộc (100gram – 150gram)

– Thanh long: 20gram

16g – Cơm gạo tẻ: 2 chén lửng
– Trứng hấp thịt bao gồm: 1 quả trứng gà và 70 gram thịt nạc
– Rau muống non luộc: 100gram
– Cơm gạo tẻ: 2 chén lửng
– Đậu cà rốt thịt bò bao gồm: 100gram đậu cô ve, 30gram thịt bò, và 30gram cà rốt
– Cơm gạo tẻ: 2 chén lửng
– Thịt lợn băm viên hấp bao gồm: 50gram thịt lợn. 150gram đậu phụ và 50gram hành
– Canh rau cải: 100gram
20g – Bánh bích quy: 50gram
– Chè bột sắn: 100ml
– Khoai sọ: 50gram
– Chè vừng đen: 100ml
– Chè đậu xanh: 200ml
– Bánh bích quy: 50gram

Mẫu thực đơn 2

T/gian Thứ 2, thứ 5 Thứ 3, thứ 6, CN Thứ 4, thứ 7
7g – Xôi đậu bao gồm: 100gram gạo nếp và 20gram đậu xanh – Cháo gạo nếp bao gồm: 50gram gạo nếp và 30gram thịt nạc – Bánh chưng bao gồm: 150gram gạo nếp, 30gram đậu xanh và 10gram thịt
11g – Cơm gạo tẻ: 200gram
– Giá xào bao gồm: 200gram giá đỗ, 30gram thịt, 5gram dầu hoặc mỡ
– Thịt nạc luộc: 50 gram
– Cơm gạo tẻ: 200gram
– Chả lá lốt: 3 chiếc
– Trứng gà luộc: 1 quả
– Cải xanh luộc: 200gram
– Cơm gạo tẻ: 200gram
– Khoai tây hầm bao gồm: 200gram khoai tây, 50gram cà rốt, 100gram xương lợn, 70gram thịt gà nạc
17g – Cơm gạo tẻ: 200gram
– Cá chép rán: 70gram
– Giò lụa: 30gram
– Bắp cải luộc: 200gram
– Cơm gạo tẻ: 200gram
– Thịt bò xào cần tỏi bao gồm: 50gram thịt bò, cần tỏi và 10gram dầu
– Rau muống luộc: 200gram
– Cơm gạo trẻ: 200gram
– Tôm rang: 40gram
– Trứng gà ốp la: 1 quả
– Cải bắp luộc: 200gram
21g – Nhãn: 200gram – Bánh quy: 50gram
Hoặc
– Chè bột sắn bao gồm: 20gram bột sắn và 10gram đường trắng
– Sữa tươi: 200ml (sữa đặc: 80gram)
Hoặc
– Sữa đậu nành: 200ml

Mẫu thực đơn 3

T/gian Thứ 2, thứ 5 Thứ 3, thứ 6, CN Thứ 4, thứ 7
7g – Cháo thịt bằm bao gồm: 30gram gạo, 20gram thịt bằm
– Sữa tươi có đường: 200ml
– Phở thịt bằm bao gồm: 150gram bánh phở và 20gram thịt bằm – Bánh mì: 1 ổ
– Sữa tươi có đường: 100ml
– Cơm nát (gạo): 150gram
11g – Cơm nát (gạo): 150gram
– Thịt bằm sốt cà chua: 40gram
– Trứng tráng: 40ram
– Bí xanh luộc: 200gram
– Dầu ăn: 10gram
– Cơm nát (gạo): 150gram
– Cá quả hấp gừng hành: 70gram
– Đậu phụ om cà chua bao gồm: 50gram đậu phụ và 50gram cà chua
– Su su luộc: 200gram
– Thịt kho trứng bao gồm: 40gram thịt nạc vai và 40gram trứng gà
– Rau cải trắng (thái nhỏ) xào: 200gram
– Dầu ăn: 10gram
14g – Thanh long: 200gram – Dưa hấu: 200gram – Hồng xiêm: 200gram
18g – Cơm nát (gạo): 150gram
– Thịt nạc vai băm viên: 40gram
– Cá trôi kho nhừ: 50gram
– Canh rau
– Cơm nát (gạo): 150gram
– Thịt gà rang băm nhỏ: 100gram
– Bí đỏ xào: 200gram
– Dầu ăn: 10gram
– Bánh phở: 150gram
– Cơm nát (gạo): 150gram
– Thịt bò thái nhỏ kho nhừ: 40gram
– Tôm biển rang bóc vỏ: 40gram
– Canh khoai tây cà rốt hầm nhừ bao gồm: 180gram khoai tây và 50gram cà rốt

Lời khuyên của chuyên gia về chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa viêm dạ dày bằng Đông y, Tây y hay thậm chí là các bài thuốc dân gian người bệnh đều cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng

Để quá trình điều trị bệnh được cải thiện nhanh chóng, trong chế độ ăn uống cho người viêm dạ dày, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:

  • Ăn chính uống sôi, tránh dùng thực phẩm tươi sống vì sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi nảy nở
  • Thức ăn phải được nấu chín mềm, không nên ăn các món cứng hoặc quá dai vì sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu
  • Nên chia 3 bữa ăn chính thành 4 đến 5 bữa ăn nhỏ trong ngày để hạn chế tạo áp lực quá lớn lên dạ dày vì phải tiêu thụ một lúc nhiều thức ăn. Đồng thời cách này còn trung hòa được lượng axit trong dạ dày.
  • Ăn kỹ và nhai chậm để hoạt động tiêu hóa “trơn tru” hơn
  • Không nên dùng thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn tẩm quá nhiều gia vị hoặc chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia,…
  • Tránh vận động mạnh khi vừa mới ăn xong

Xây dựng thực đơn cho người viêm dạ dày nói dễ không dễ, bảo khó cũng chẳng khó. Chỉ cần bạn nắm được nguyên tắc cũng như những lưu ý thì việc chuẩn bị thực đơn sẽ “dễ như trở bàn tay”. Nếu bí ý tưởng, bạn có thể tham khảo 3 mẫu thực đơn trên.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan