Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Ăn uống tùy tiện sẽ là thủ phạm khiến dạ dày đau nặng hơn. Nhưng nếu xây dựng được một thực đơn cho người đau dạ dày khoa học thì sẽ hỗ trợ trị bệnh nhanh chóng.  

Nguyên tắc chọn thực đơn cho người đau dạ dày

Một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh đau dạ dày chính là con đường ăn uống. Vì thế, để trị dứt điểm bệnh thì bạn buộc phải quan tâm đến chế độ ăn cho người đau dạ dày nên ăn gì. Khi xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày bạn cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây. 

Chọn lựa các thực phẩm tốt cho dạ dày đưa vào bữa ăn

Khi mắc bệnh dạ dày, người bệnh nên dùng những thực phẩm bảo vệ, làm lành niêm mạc để chế biến món ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, có rất nhiều loại thực phẩm phát huy tác dụng trung hòa axit – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dạ dày. Chúng ta có thể tham khảo các loại thực phẩm ngay dưới đây:

Xây dựng thực đơn cho người viêm dạ dày, đau hang vị như thế nào?
Xây dựng thực đơn cho người viêm dạ dày, đau hang vị như thế nào?
  • Các loại rau xanh: Rau ngót, các loại cải, rau mồng tơi… rất giàu chất xơ không hòa tan và hàm lượng magie dồi dào. Tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón nhanh chóng được cải thiện ở người đau dạ dày.
  • Thực phẩm Probiotic: Sữa chua lên men, Kefir, Buttermilk… bổ sung lợi khuẩn cân bằng cho đường ruột, giảm rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
  • Thực phẩm Pectin: Chất xơ thực vật Pectin được tìm thấy nhiều trong các loại hoa quả như táo, ổi, lê, nho, dâu tây… Hoạt chất này giúp dạ dày tăng nhanh lượng lợi khuẩn để lấy lại cân bằng vi sinh.
  • Các loại ngũ cốc: Yến mạch, các loại đậu, quinoa, lúa mì… có hàm lượng chất xơ cao, củng cố đường tiêu hóa hữu hiệu. Ngoài ra, các thực phẩm này còn giúp khổ chủ cân bằng lại lượng axit đang dư thừa trong dạ dày.
  • Nhóm thực phẩm chống oxy hóa: Nghệ tươi có chứa curcumin, các loại cà chua, cà rốt, đu đủ giàu beta caroten, bông cải xanh chứa flavonoid… Đây đều là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống sưng viêm, làm lành vết loét.
  • Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin: Vitamin rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và tái cấu trúc niêm mạc dạ dày. Vì thế, người bệnh có thể bổ sung vitamin A, B, C, E,… bằng thực phẩm. Các loại củ như khoai lang, khoai tây hay hoa quả như thanh long, việt quất, lựu… đều là “kho chứa” vitamin lý tưởng.

Lựa chọn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu sẽ giúp dạ dày người bệnh tránh co bóp liên tục, làm việc quá sức. Nhờ thế mà cơn đau âm ỉ, chướng bụng khó tiêu được hạn chế. Người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm: Khoai tây, khoai lang, bơ, táo, sữa chua…

Hạn chế những nhóm thực phẩm không tốt cho dạ dày

Bên cạnh thực phẩm cần sung, khi bị đau dạ dày, người bệnh nên kiêng một số thực phẩm như:

  • Thực phẩm lên men: Nếu bạn đang xây dựng thực đơn cho người viêm loét dạ dày thì các loại thực phẩm lên men tuyệt đối không nên có mặt. Các loại dưa muối, cà muối, mắm tôm, mắm tép… không những làm biến đối môi trường axit mà còn khiến dạ dày “khó nhằn”. Đặc biệt, chất Nitric là mầm mống xuất hiện tế bào ung thư sớm.
  • Đồ chiên rán, đồ lạnh, chất kích thích: Thông thường, các loại đồ chiên rán thường khiến dạ dày khá “vất vả” để tiêu hóa. Điều này có thể làm gánh nặng cho dạ dày. Hơn thế, các món ăn này dễ làm người bệnh bị máu nhiễm mỡ. Nhất là với đối tượng đang cần thực đơn giảm cân cho người đau dạ dày cần đưa đồ chiên rán vào danh sách cấm.
  • Không chỉ đồ chiên rán, đồ đông lạnh cũng sẽ là mối nguy lớn cho niêm mạc dạ dày. Các chất bảo vệ thực vật và quá trình đông lạnh có thể khiến thực phẩm bị biến chất, thậm chí có chứa độc tố. 
  • Ngoài ra, thuốc lá, rượu bia và chất kích thích trực tiếp làm hệ mạch tại dạ dày co rút và không đủ cấp cho cơ quan này hoạt động. Vì thế mà dạ dày càng bị tổn thương nặng nề hơn.
Đau dạ dày cần tránh món gì?
Đau dạ dày cần tránh món gì?

Chế độ ăn uống khoa học 

Nghiên cứu y khoa cho biết chế độ ăn uống cho người đau dạ dày rất quan trọng. Ăn uống điều độ theo giờ giấc, định lượng thích hợp sẽ giúp dạ dày có được phản xạ tiết dịch vị theo thời gian hợp lý hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Thế nào là ăn đủ và ăn đúng? Chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày cần xây dựng đủ 3 bữa và ăn theo khung giờ nhất định. Bên cạnh đó, người bệnh không nên ăn quá no hoặc quá đói đều làm dạ dày tiết nhiều axit và hoạt động “quá sức”. 

Rất nhiều đối tượng béo phì bị đau dạ dày nhịn ăn để giảm cân. Đây là một cách phản khoa học và càng khiến dạ dày tiết nhiều axit, viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Bổ sung nước uống rất cần thiết cho người bệnh

Người đau dạ dày không được uống nước tùy tiện. Thời điểm tốt nhất để người bệnh uống nước là lúc vừa ngủ dậy vào sáng sớm và cách bữa sáng 1 tiếng đồng hồ. Nếu uống nước khi vừa ăn xong, dịch vị dạ dày bị loãng ra sẽ khiến tình trạng đau rát dạ dày càng trở nên nghiêm trọng. Một cách hay để người bệnh vừa cấp đủ nước cho cơ thể, vừa bổ sung dinh dưỡng là làm các loại sinh tố hoa quả để dùng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý các loại nước có gas là kẻ thù của dạ dày. Đa phần các loại nước giải khát này đều chứa khí gas và hàm lượng axit cao. Khi có mặt tại dạ dày, các chất này tất công mạnh vào niêm mạc dạ dày khiến bệnh trở nặng hơn. Các vết loét có chiều hướng sâu và lan rộng hơn.

Gợi ý thực đơn cho người đau dạ dày trong 1 tuần 

Với thực đơn cho người loét dạ dày được chia sẻ sau đây, người bệnh không cần tốn công suy nghĩ mà vẫn có được chế độ dinh dưỡng lý tưởng:

Chế biến thực đơn cho người đau bao tử
Chế biến thực đơn cho người đau bao tử

Thực đơn 1

  • Thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày bắt đầu lúc 7h sáng với cháo thịt băm và 1 cốc sữa 200ml.
  • Bữa trưa ăn lúc 11h: cơm nấu nát + thịt băm sốt cà chua + trứng rán + bí đao luộc.
  • Bữa nhẹ lúc 2h ăn hoa quả mềm như thanh long hoặc dưa hấu…
  • Bữa tối ăn lúc 18h: cơm nấu nát + thịt băm viên hấp + cá kho + rau cải luộc.

Thực đơn 2

  • Bữa sáng ăn lúc 7h: Phở thịt băm.
  • Bữa trưa ăn lúc 11h: Cơm nát + cá quả hấp sả + đậu phụ om cà chua + rau xu xu luộc.
  • Bữa chiều nhẹ 12h ăn dưa hấu.
  • Bữa tối ăn lúc 18h: Cơm nấu nát + thịt gà rang + bí đỏ nấu canh.

Thực đơn 3

  • Bữa sáng 7h ăn 1 cái bánh mì + 1 cốc sữa tươi có đường.
  • Bữa trưa ăn lúc 11h: Cơm nấu nát + thịt vai lợn luộc + trứng gà luộc + rau cải xào.
  • Bữa chiều nhẹ 14h ăn hồng xiêm.
  • Bữa tối ăn lúc 18h: Cơm nấu nát + thịt bò kho nhừ + tôm rang + canh khoai tây hầm cà rốt.

Với 3 thực đơn này, người bệnh có thể sắp xếp để thay đổi theo từng ngày trong tuần. Vậy là không cần phải vắt óc nghĩ ngợi, bạn đã có ngay thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày mau lành bệnh.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn uống cho bệnh nhân viêm dạ dày

Để dạ dày nhanh chóng phục hồi tổn thương thì ngoài thực đơn khoa học, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây: 

Lưu ý để có chế độ ăn thích hợp cho bệnh nhân dạ dày
Lưu ý để có chế độ ăn thích hợp cho bệnh nhân dạ dày
  • Thức ăn nên được cắt nhỏ, nấu nhừ để dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn.
  • Nên tránh các món chiên rán, thay vào đó là món hấp, hầm, luộc.
  • Người bệnh không nên ăn quá no mà chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Không vận động mạnh, chạy nhảy khi vừa mới dùng bữa xong.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng sẽ làm bệnh đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Dùng thức ăn khi còn ấm sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn. 

Thực đơn cho người đau dạ dày không chỉ là nguồn dinh dưỡng bổ sung lý tưởng mà còn hỗ trợ làm lành vết loét tổn thương. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo phác đồ của chuyên gia. 

Xem thêm: Top 10+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả thực hiện tại nhà

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan