Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trên thực tế, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị, phục hồi thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, việc bổ sung đúng dưỡng chất, xây dựng chế độ ăn phù hợp còn giúp người bệnh tăng cường sức khỏe từ đó ngăn cản bệnh tái phát. Vậy, thật sự thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Việc tăng cường các loại thực phẩm có ích cho sức khỏe xương khớp từ đó hỗ trợ xoa dịu các cơn đau là điều cần thiết mà mỗi bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm đều nên thực hiện. Thấu hiểu điều này, dưới đây là đáp án cho thắc mắc người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp xoa dịu các cơn đau và hỗ trợ tình trạng thoát vị đĩa đệm nhanh chóng phục hồi
Chế độ dinh dưỡng tốt giúp xoa dịu các cơn đau và hỗ trợ tình trạng thoát vị đĩa đệm nhanh chóng phục hồi

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng đóng vai trò cấu tạo nên hệ xương khớp, răng đồng thời hỗ trợ hoạt động vận hành của thần kinh cơ và quá trình đông máu. Đặc biệt với hệ xương khớp, khi dung nạp vào cơ thể một lượng canxi vừa đủ sẽ giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống từ đó hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm nhanh chóng.

Một số loại thực phẩm giúp bổ sung canxi phù hợp cho người mắc thoát vị đĩa đệm như phô mai, sữa chua, cá mòi, các loại hạt, các loại đậu…

Thực phẩm giàu Omega – 3

Omega – 3 có khả năng chuyển hóa thành prostaglandin giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm tại xương khớp. Nhờ vậy, khi bổ sung các thực phẩm giàu Omega – 3 vào cơ thể sẽ giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giảm được các cơn đau, nhức khó chịu.

Một số loại thực phẩm giàu Omega – 3 được khuyên nên có trong khẩu phần ăn của người mắc bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng là cá thu, cá hồi, cá ngừ, hướng dương, óc chó, hạnh nhân, trứng cá muối, đậu nành…

Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin

Glucosamine, Chondroitin vẫn được xem là hai thành phần thường có mặt trong các loại thuốc điều trị bệnh về xương khớp. Sở dĩ có được điều này bởi Glucosamine và Chondroitin tham gia vào quá trình hình thành cấu trúc màng tế bào, tái tạo mô sụn và xương đồng thời ngăn cản sự sản sinh các loại enzyme phá hủy sụn khớp.

Bổ sung thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của xương khớp diễn ra trơn tru 
Bổ sung thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của xương khớp diễn ra trơn tru

Để bổ sung Glucosamine, Chondroitin một cách tự nhiên người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm như sụn bê, sụn bò, xương sườn…

Các loại vitamin

Vitamin là cái tên tiếp theo nằm trong danh sách bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì. Cụ thể, vitamin giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể từ đó giảm thiểu tình trạng sưng, viêm, đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Vitamin là hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải thu nạp thông qua các loại thực phẩm hàng ngày. Với người bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung các loại vitamin từ những thực phẩm sau:

  • Vitamin C giúp giảm viêm, chống lão hóa xương khớp hiệu quả có nhiều trong kiwi, cam, cà chua, quýt…
  • Vitamin D hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi giúp thúc đẩy quá trình nuôi dưỡng sụn khớp. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D như nấm, trứng, gan cá…
  • Vitamin E giúp giảm đau và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Vitamin E chứa nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại hạt, bơ, dầu oliu…

Thực phẩm chứa nhiều protein

Tương tự như canxi, protein cũng là thành phần quan trọng hình thành nên cấu trúc xương của cơ thể. Do đó, với những người mắc các bệnh lý về xương khớp nói chung hay thoát vị đĩa đệm nói riêng thì việc bổ sung protein trong khẩu phần ăn là rất cần thiết. Nó giúp sửa chữa những tổn thương và duy trì sức khỏe cho xương, sụn và mô mềm.

Những loại thực phẩm giúp bổ sung nhiều protein phải kể đến như thịt gà, đậu nành, bơ, bông cải xanh…

Thực phẩm chứa nhiều Magie

Magie được xem là khoáng chất thư giãn, có khả năng làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm từ đó xoa dịu các cơn đau. Ngoài ra, loại khoáng chất này cũng giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp protein và duy trì mức độ khoáng hóa của xương giúp đẩy lùi thoát vị đĩa đệm.

Người bệnh có thể tìm thấy và bổ sung magie vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm sau: Hạnh nhân, các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc và bánh mì, hạt hướng dương…

Thực phẩm chứa nhiều collagen

Bên cạnh tác dụng làm đẹp thì collagen còn sở hữu khả năng sửa chữa các tổn thương do xô lệch đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm. Nhờ vậy, collagen cũng được viết tên vào trong danh sách bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì. Một số thực phẩm là nguồn cung cấp collagen dồi dào như đậu nành, rau xanh, hải sản, canh xương…

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Chất xơ có tác dụng làm sạch đường ruột và kiểm soát trọng lượng cơ thể. Điều này có tác dụng làm giảm áp lực về cân nặng lên cột sống từ đó xoa dịu các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, chất xơ còn giúp hồi phục cột sống giúp bệnh nhanh chóng được chữa lành.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ là đáp án cho thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ là đáp án cho thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì

Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao phải kể đến như các loại rau củ quả, trái cây, tôm, cua, cá…

Các loại rau xanh

Rau xanh có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe cũng như hệ miễn dịch. Ngoài ra, như đã đề cập vitamin và chất xơ có trong rau xanh đều là các dưỡng chất cần thiết cho sự chữa lành, phục hồi chức năng đĩa đệm.

Một số loại rau xanh nên được bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như súp lơ xanh, cải xoăn, cải bó xôi, cà chua…

Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? – Hoa quả tươi

Hoa quả tươi không chỉ giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm mà còn là loại thực phẩm giúp phát triển sức khỏe một cách toàn diện. Bổ sung hoa quả tươi là cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà khá đơn giản mà hiệu quả. Bởi lẽ, trong hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, vi chất cần thiết hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, việc bổ sung hoa quả tươi còn giúp người bệnh xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh từ đó bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xấu. Người mắc thoát vị đĩa đệm nên sử dụng các loại trái cây như kiwi, bưởi, cam, ổi, quýt…

Uống đủ nước mỗi ngày

Việc uống đủ nước giúp tăng cường khả năng đào thải các chất cặn bã và hỗ trợ cơ thể hấp thụ dưỡng chất một cách tốt hơn. Ngoài ra, việc uống nước mỗi ngày còn giúp dưỡng ẩm, bôi trơn các khớp xương từ đó hỗ trợ quá trình cử động diễn ra trơn tru, tình trạng thoát vị đĩa đệm được cải thiện đáng kể.

Ngoài nước lọc, người bệnh có thể sử dụng nước ép trái cây hoặc các loại sữa công thức nhằm vừa nạp đủ nước vừa bổ sung các các dưỡng chất khác cho cơ thể.

Các lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm bạn cần biết

Thói quen sinh hoạt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm khởi phát thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, ngoài việc hiểu rõ bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, người bệnh còn cần có các kiến thức liên quan đến chế độ kiêng khem cũng như thói quen sinh hoạt.

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiêng khem hợp lý giúp tăng hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiêng khem hợp lý giúp tăng hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm

Trước tiên, về thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì, người bệnh cần quan tâm một số vấn đề sau:

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê… tuy có nhiều dưỡng chất tốt nhưng có thể làm suy giảm hàm lượng canxi trong cơ thể khiến tình trạng viêm nhiễm, thoái hóa, sưng đau đĩa đệm diễn biến phức tạp.
  • Nhóm thực phẩm chiên xào, dầu mỡ, chế biến sẵn cũng là nguyên nhân làm lượng canxi trong cơ thể suy giảm, xương yếu đi, tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nặng. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn mang đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe.
  • Đồ ăn cay nóng khiến các triệu chứng đau nhức trở nặng.
  • Thực phẩm chứa nhiều purin và fructose như nội tạng động vật, cà muối… gây kích thích viêm khớp.
  • Đồ uống có cồn, thuốc lá hoặc bất cứ chất kích thích nào khác khiến lượng canxi, khoáng chất trong cơ thể giảm sút, ảnh hưởng xấu đến việc điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần xây dựng một lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Tránh làm việc quá sức, mang vác vật nặng khiến xương khớp, đĩa đệm bị tổn thương.
  • Tránh ngồi sai tư thế hoặc duy trì một tư thế trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến cột sống.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, với những người bị béo phì thì nên giảm cân khoa học nhằm tránh tạo áp lực lên cột sống và đĩa đệm.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể thức khuya hoặc stress kéo dài.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao, trong đó các bài tập phù hợp là đi bộ, yoga, bài tập giãn cơ… giúp xương khớp dẻo dai, cơ thể khỏe mạnh.

Trên đây là top các thực phẩm lọt danh sách bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì tốt nhất. Hy vọng những thông tin này giúp bạn đọc xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp từ đó đẩy lùi bệnh một cách triệt để.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan