Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm khớp háng là bệnh lý xương khớp phổ biến dễ gặp ở người cao tuổi và người trong độ tuổi lao động. Căn bệnh nguy hiểm này gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bệnh nhân bởi làm thay đổi cấu trúc khớp. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến bại liệt, đại tiểu tiện không tự chủ, cả quãng thời gian còn lại phải nhờ người chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về bệnh thoái vị đĩa đệm khớp háng, chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

Thoát vị đĩa đệm khớp háng là bệnh nguy hiểm không nên coi thường
Thoát vị đĩa đệm khớp háng là bệnh nguy hiểm không nên coi thường

Thoát vị đĩa đệm khớp háng

Khớp háng bao gồm chỏm xương đùi và ổ chảo của xương chậu. Đây là khớp duy nhất trong cơ thể có thể cử động. Bộ phận này cùng với khớp gối và khớp đùi hứng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, tác dụng chịu lực khi di chuyển, chạy nhảy, đi đứng. Vai trò của khớp háng là cực kỳ quan trọng.

Một vài bệnh dễ gặp ở phần khớp háng bao gồm thoái hóa khớp háng, thoát vị đĩa đệm, hoại tử chỏm xương đùi. Trong đó thoát vị đĩa đệm khớp háng là hiện tượng phần sụn khớp bị tổn thương, bào mòn, thoái hóa từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức, viêm sưng.

Đối tượng dễ bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm khớp háng

Thoát vị, thoái hóa, viêm khớp háng là bệnh khá phổ biến ở đối tượng người già, người trung niên, người trong độ tuổi lao động.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do quá trình già hóa của cơ thể, xương khớp mất tính đàn hồi, không còn dẻo dai, phần sụn khớp bị bào mòn.

Ngoài ra một vài yếu tố tác động khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn như chấn thương, chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, lười vận động hay tập thể dục sai cách.

Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh

Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp háng là bệnh dễ nhận biết thông qua một số triệu chứng khá rõ ràng sau đây, người bệnh cần nắm được để từ đó kịp thời phát hiện bệnh, chủ động đi khám chữa.

Cơn đau nhức vùng háng khiến bạn khó có thể di chuyển
Cơn đau nhức vùng háng khiến bạn khó có thể di chuyển

Đau nhức: Đây là dấu hiệu bệnh đầu tiên, bạn sẽ thấy cơn đau nhức vùng háng mỗi khi cử động, xoạng hay bước nhanh. Giai đoạn đầu cơn đau sẽ âm ỉ, thỉnh thoảng xuất hiện đột ngột rồi đỡ dần khi được nghỉ ngơi. Tuy nhiên càng về sau, biểu hiện đau nhức càng rõ rệt, dữ dội hơn đặc biệt là lúc sáng sớm khi vừa thức dậy. Đau kèm cảm giác cứng khớp, khó cử động.

Khớp kêu lạo xạo: Khớp háng, khớp gối là khu vực khớp dễ gây tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi cử động trong trường hợp bị tổn thương. Người bệnh hãy chú ý.

Cứng khớp, nóng khớp: Việc di chuyển của bệnh nhân sẽ rất khó khăn bởi tình trạng cứng, đau, nóng, đỏ vùng khớp. Mỗi lần cử động, bước đi, các khớp sẽ cọ xát vào nhau gây đau nhức vô cùng. Người bệnh chỉ cảm thấy thoải mái hơn một chút khi được nghỉ ngơi.

Khả năng vận động giảm: Mỗi lần cử động đi lại, thay đổi tư thế nằm ngồi đi đứng hay thậm chí là chở mình khi ngủ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn bởi triệu chứng đau tăng nặng. Theo thời gian bạn sẽ không thể lên xuống cầu thang, mất thăng bằng khi đứng, dễ bị ngã nếu không có chỗ vịn tay hoặc người giúp đỡ.

Bạn đang gặp phải triệu chứng nào của bệnh? Hãy theo dõi sức khỏe bản thân và đi khám sức khỏe định kì, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp Xquang, CT hay Chụp cộng hưởng từ sẽ cho kết quả chính xác tình trạng thoái hóa, thoát vị khớp háng mà bạn đang gặp phải.

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nguy hiểm không?

Dám chắc sau khi nắm rõ về triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm khớp háng chúng tôi vừa chia sẻ, người bệnh đã có thể phần nào đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên.

Xương khớp là bệnh nguy hiểm, mặc dù nó không cướp đi mạng sống của bạn, nhưng nó cướp đi khả năng di chuyện, vận động. Người bệnh có nguy cơ bại liệt vĩnh viễn, không thể đi lại.

Trước khi rơi vào tình trạng phải nằm một chỗ đến suốt đời, bệnh nhân sẽ trải qua quá trình đau đớn vô cùng kể cả khi không di chuyển. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần mỗi người bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Theo các chuyên gia xương khớp chia sẻ, khi thấy bất cứ dấu hiệu đau nhức nào trên cơ thể, người bệnh đều cần chủ động đến gặp bác sĩ. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ rút ngắn quá trình điều trị. Việc chờ đến khi dấu hiệu quá rõ ràng, nặng đến mức không thể đi lại, khó cử động thì việc chữa trị sẽ hết sức khó khăn, tốn kém và tiềm ẩn nhiều biến chứng.

Thoái hóa, thoát vị hay viêm khớp háng là bệnh rất nguy hiểm cần điều trị sớm
Thoái hóa, thoát vị hay viêm khớp háng là bệnh rất nguy hiểm cần điều trị sớm

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khớp háng

Bệnh xương khớp hoàn toàn có thể điều trị khỏi đến 80, 90% trong trường hợp người bệnh chủ động khám chữa sớm, lựa chọn đúng phương pháp, thực hiện theo đúng lời khuyên của lương y, bác sĩ.

Một vài cách điều trị thoái vị, thoái hóa khớp háng người bệnh có thể tham khảo sau đây:

Điều trị bằng thuốc

Tân dược: Thuốc giảm đau, chống viêm chính là giải pháp cứu cánh hàng đầu của mỗi người. Đây cũng là cái phao cứu sinh đầu tiên người bệnh nghĩ đến. Thuốc tây y với ưu điểm hiệu quả nhanh, triệu chứng đau giảm ngay do đó được mọi người đánh giá cao. Một số loại thuốc phổ biến như paracetamol, aspirin, ibuprofen…. Hãy chú ý sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tác dụng phụ.

Đông y: thuốc nam hay thuốc bắc với thành phần chính từ thảo dược tự nhiên với ưu điểm an toàn, lành tính, có khả năng điều trị bệnh từ gốc đến ngọn, phù hợp trong chữa trị các bệnh lý mãn tính. Do thuốc đông y phải đun sắc mất thời gian, hơn nữa liệu trình điều trị cần kiên trì lên tới vài tháng vì vậy nhiều người có tâm lý ngại.

Thực phẩm chức năng: Các loại thuốc như glusacomin của Nhật, Mỹ, Úc hay sản phẩm Jexmax giúp tái tạo sụn khớp có tác dụng hỗ trợ trị bệnh. Mọi người có thể tham khảo bổ sung cùng với các loại thuốc điều trị khác. Tuy nhiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn.

Vật lý trị liệu

Ngoài dùng thuốc, liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại, kéo dãn cột sống…là cách hỗ trợ giúp giảm đau xương khớp, kích thích quá trình lưu thông máu và dinh dưỡng đến nuôi dưỡng sụn khớp, rút ngắn quá trình chữa trị bệnh.

Với người bệnh thoái hóa, thoát vị nặng, áp dụng đồng thời dùng thuốc và vật lý trị liệu chắc chắn sẽ cho ra kết quả tốt hơn.

Tập luyện tại nhà

Các bài tập như yoga, bơi lội, dưỡng sinh… cũng giúp phục hồi nhanh chức năng khớp háng, chúng ta không nên bỏ qua. Việc sợ đau, lười vận động chính là yếu tố giết chết khả năng vận động của bạn, do đó đừng chủ quan.

Bệnh xương khớp không thể chủ quan bởi một loạt biến chứng khó lường
Bệnh xương khớp không thể chủ quan bởi một loạt biến chứng khó lường

Phương pháp ngoại khoa

Thay thế một phần khớp háng hoặc toàn bộ khớp háng là phương pháp cuối cùng được đưa ra khi các biện pháp điều trị bằng nội khoa không mang lại tác dụng. Khớp háng đã bị bào mòn, hư hỏng hoàn toàn. Bất cứ cách nào cũng có những rủi ro nhất định, người bệnh cần tìm hiểu kĩ để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm khớp háng. Hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh, chủ động chữa trị và phòng ngừa. Đừng quên xây dựng cho bản thân một thực đơn ăn uống khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, không làm việc quá sức, tìm đúng thầy đúng thuốc càng sớm càng tốt. Hãy tự biết bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình.

Thông tin nên đọc:


Top địa chỉ phòng khám Thoát Vị Đĩa Đệm Khớp Háng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan