Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là triệu chứng nguy hiểm báo hiệu giai đoạn bệnh đang có xu hướng tăng nặng cần điều trị ngay lập tức. Đâu là nguyên nhân gây ra dấu hiệu trên và cách điều trị nào hiệu quả? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm tê chân do đâu?

Dây thần kinh tọa được coi là dây thần kinh dài nhất cơ thể, kéo dài từ cột sống đến các ngón chân. Khi đĩa đệm bị lệch, khối thoát vị đè lên dây thần kinh tọa sẽ làm giảm khả năng truyền tín hiệu đến các cơ vận động, hạn chế lưu thông máu vì thế dẫn đến tê một hoặc hai bên chân.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây tê chân xuất hiện khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng. Nếu không kịp thời điều trị, người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng teo cơ thậm chí tàn phế.

Thoát vị đĩa đệm tê chân xuất hiện khi bệnh đã đến giai đoạn nặng
Thoát vị đĩa đệm tê chân xuất hiện khi bệnh đã đến giai đoạn nặng

Phải làm sao khi thoát vị đĩa đệm lan xuống chân?

Các phương pháp điều trị trước hết là khắc phục triệu chứng tê chân do thoát vị đĩa đệm gây ra, sau đó giải phóng khối thoát vị chèn ép dây thần kinh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh và chỉ dẫn của bác sĩ mà mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ khác nhau.

Một số cách điều trị mọi người có thể tham khảo dưới đây:

Sử dụng thuốc Tây y

Một số loại thuốc Tây được bác sĩ chỉ định giúp giảm đau nhanh và ngăn bệnh phát triển xấu bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm, giảm đau như diclofenac, paracetamol, meloxicam,…
  • Thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal (những thuốc này thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp cơ cứng cạnh cột sống).

Tân dược có ưu điểm giúp người bệnh giảm đau rõ rệt, nhanh chóng nhưng phải sử dụng thường xuyên bởi ngưng thuốc cơn đau sẽ tái phát. Ngoài ra, các loại thuốc về xương khớp thường có corticoid gây tác dụng phụ như viêm loét dạ dày – tá tràng, khó thở, suy giảm chức năng gan thận…

Sử dụng phương pháp Đông y

Đây được coi là phương pháp khá an toàn vì sử dụng các loại dược liệu từ thiên nhiên. Các bài thuốc Đông y tác động vào tận gốc của bệnh vì thế mang lại hiệu quả ổn định, lâu dài và nâng cao đề kháng toàn diện. Mặc dù vậy, phương pháp này có một trở ngại là tác dụng chậm, phải dùng thuốc liên tục trong thời gian dài và sự thích ứng với thuốc còn tùy cơ địa mỗi người.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Đông Y
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Đông Y

Điều trị thoát vị đĩa đệm tê chân tại nhà

Theo phương pháp dân gian, có một số loại thảo dược vườn nhà có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm hiệu quả người bệnh thoát vị có thể tham khảo như: lá mướp hương, ngải cứu, xương rồng…

  • Lá mướp hương: Sử dụng 5-7 lá, rửa sạch và giã nát với muối. Đắp trực tiếp hỗn hợp lên chỗ đau ngày 2 lần trong vòng 1 tuần.
  • Ngải cứu: Dùng 100-200g ngải cứu rửa sạch, phơi khô, đen sao vàng trên chảo với muối. Khi ngải cứu còn nóng, người bệnh đắp lên chỗ đau khoảng 30 phút – 1 tiếng. Duy trì đắp ngải cứu trong 1 tuần để thấy hiệu quả.
  • Xương rồng: Nhánh cây xương rồng bỏ hết gai nhọn, đập dập với muối hạt rồi đem hơ nóng trên bếp lửa 3-5 phút. Lấy vài sạch bọc xương rồng nóng rồi đặt lên vị trí thoát vị lăn từ từ đến khi nguội thì bỏ ra.

Những cách chữa mẹo này chỉ phần nào giúp giảm bớt cơn đau và phải làm hàng ngày mới thấy hiệu quả, hoàn toàn không có tác dụng chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì vậy người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn về phương pháp đặc trị.

Vật lý trị liệu

Bao gồm các bài tập kéo giãn cột sống, châm cứu bấm huyệt giảm đau tác dụng khai thông kinh lạc khắc phục tình trạng tê chân. Phương pháp này thường được chỉ định điều trị trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ hoặc sử dụng kết hợp với dùng thuốc để gia tăng hiệu quả. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tham gia vật lý trị liệu.

Tập thể dục

Những động tác yoga nhẹ nhàng, bơi lội, pilate… hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh lưu ý tập luyện từ từ, nhẹ nhàng, không quá sức. Đặc biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tốt nhất nên có người giám sát trong thời gian đầu để đảm bảo tập đúng động tác và kỹ thuật.

Những động tác yoga nhẹ nhàng hỗ trợ quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm
Những động tác yoga nhẹ nhàng hỗ trợ quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật

Khi các phương pháp điều trị bảo tồn đều thất bại hoặc trường hợp thoát vị đĩa đệm có nguy cơ gây biến chứng bại liệt, lúc này người bệnh buộc phải lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

Hiện có nhiều phương pháp cải tiến không xâm lấn, không gây chảy máu như phẫu thuật bằng laser, phẫu thuật nội soi. Cần lưu ý rằng, theo thống kê, có khoảng 14-15% trường hợp bệnh vẫn có thể tái phát sau phẫu thuật. Do đó bệnh nhân cần nghiên cứu, tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn.

Bị thoát vị đĩa đệm tê chân cần lưu ý điều gì?

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mà còn gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày, tạo tâm lý ức chế, khó chịu và có thể trở thành biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh.

Trong quá trình điều trị, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên môn, người bệnh cần chú ý:

  • Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ tránh căng thẳng, lo lắng quá mức gây ảnh hưởng quá trình điều trị
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất để hồi phục sức khỏe, tăng cường độ chắc khỏe cho xương khớp
  • Tập luyện vừa phải, nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị tránh chấn thương, khiến vị trí thoát vị lan rộng và phát triển xấu.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc để cân bằng với việc nghỉ ngơi hợp lý, không mang vác nặng nề.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy có bất cứ vấn đề nào trong quá trình điều trị để có phương án can thiệp kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lý thoát vị đĩa đệm gây tê chân hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về bệnh. Bạn nên thường xuyên thăm khám định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm nhất, tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Thông tin có thể bạn đọc quan tâm


Top địa chỉ phòng khám Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Tê Chân


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan