Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Theo các chuyên gia, câu hỏi nhiều người băn khoăn nhất khi tham gia tập luyện là người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Để giải đáp câu hỏi, hãy cùng tapchidongy.org tìm hiểu một số thông tin ngay sau đây.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm khi vận động thường cảm thấy đau nhức do đó họ ngại với việc tập luyện các hoạt động thể thao. Ngoài ra, mọi người còn lo lắng việc tập luyện khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Theo chuyên gia xương khớp, lương y bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, giám đốc nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường: “Đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm vì khi cơ bắp càng để lâu không hoạt động sẽ mất sức và yếu dần đi. Đồng thời nếu cột sống bị chèn ép bởi sức ì của cơ thể, nguy cơ thoái hóa, thoát vị càng tăng nặng.

Đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày thay vì chỉ nằm, ngồi một chỗ sẽ giúp cơ xương khớp được hoạt động, dần trở nên linh hoạt hơn. Điều này hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cho người bị thoát vị đĩa đệm. Vì thế bản thân tôi cũng như các chuyên gia, bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh nên thường xuyên đi bộ để tăng hiệu quả điều trị.”

Đi bộ nhẹ nhàng giúp cơ xương khớp được hoạt động, dần trở nên linh hoạt hơn.
Đi bộ nhẹ nhàng giúp cơ xương khớp được hoạt động, dần trở nên linh hoạt hơn.

Lợi ích của việc đi bộ với người bị chứng thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia, đi bộ được coi là một trong những bài tập vật lý trị liệu mang lại tác dụng vô cùng lớn đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Một số lợi ích tuyệt vời cụ thể như:

  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Thông qua việc đi bộ mỗi ngày, người bệnh gia tăng giới hạn vận động thay vì chỉ ở yên một chỗ khiến cơ bắp teo, yếu dần.
  • Ngăn ngừa xơ cứng xương khớp: Do khi đi bộ các cơ xương khớp vận động, tuần hoàn máu được cải thiện từ đó tăng cường sự linh hoạt, tránh co cứng cơ.
  • Kiểm soát cân nặng: Khi cơ thể bị thừa cân sẽ khiến cột sống chịu áp lực chống đỡ trọng lượng lớn. Đi bộ thường xuyên thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu hao mỡ thừa, giúp cơ thể giữ được cân nặng ổn định.
  • Cải thiện cấu trúc cột sống: Đi bộ giúp gia tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đưa dinh dưỡng đến xương khớp, mô sụn nhiều hơn từ đó hồi phục và tái tạo những đốt sống bị tổn thương.
  • Cải thiện tình trạng bệnh và sức khỏe: Khi đi bộ đều đặn hàng ngày sức khỏe tổng thể được nâng cao, tinh thần phấn chấn hơn giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Đi bộ đều đặn hàng ngày sức khỏe tổng thể được nâng cao, tinh thần phấn chấn hơn.
Đi bộ đều đặn hàng ngày sức khỏe tổng thể được nâng cao, tinh thần phấn chấn hơn.

Như vậy có thể thấy, việc đi bộ là phương pháp rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đồng thời ngăn ngừa các bệnh về xương khớp khác. Tuy nhiên, nếu không biết đi bộ đúng cách có thể khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra nhiều hơn, khiến bệnh biến chuyển xấu. Để hạn chế rủi ro, bệnh nhân nên lắng nghe tư vấn và hướng dẫn cụ thể từ phía bác sĩ trước khi tập luyện.

Hướng dẫn đi bộ đúng cách đối với người bị thoát vị đĩa đệm

Người bệnh nên tham khảo một vài hướng dẫn sau đây để đi bộ đúng cách tránh bị phản ứng ngược, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh:

  • Đầu nhìn thẳng phía trước, dựng thẳng cột sống.
  • Hai tay thả lỏng, vung nhẹ nhàng đồng thời thư giãn toàn bộ cơ thể.
  • Khi đi bộ, toàn bộ bàn chân cần tiếp xúc mặt đất để chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể.
  • Không nên cầm nắm, mang xách đồ nặng tránh gây áp lực cho cột sống.
  • Hít thở đều, không nên quá căng thẳng dễ ảnh hưởng đến buổi luyện tập.
  • Nên bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng với quãng đường ngắn trong thời gian đầu để không gây áp lực lên lưng, hông, chân. Sau khi đã làm quen việc vận động, có thể tăng dần lộ trình đi bộ, chú ý tránh đường gồ ghề, khó đi.
  • Khuyến khích đi bộ từ 15 – 30 phút/ngày để không gây ma sát lớn lên các đĩa đệm khiến khối thoát vị lan rộng.
  • Nên bước chân vừa phải, không bước quá dài và căng khiến cột sống bị chèn ép, đau nhức khó chịu.
  • Lựa chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Sử dụng giày phù hợp đi bộ, ôm vừa khít chân.
  • Những ngày trời mưa lạnh, không nên đi bộ ở ngoài bạn có thể tập luyện nhẹ nhàng trong nhà.
Nên bước chân vừa phải, không bước quá dài và căng khiến cột sống bị chèn ép, đau nhức khó chịu.
Nên bước chân vừa phải, không bước quá dài và căng khiến cột sống bị chèn ép, đau nhức khó chịu.

Một số lưu ý của bác sĩ với người bị thoát vị đĩa đệm

Theo nghiên cứu, những người bị thoát vị đĩa đệm đi bộ đều đặn trong vòng 4 – 6 tuần có thể cải thiện tình trạng bệnh đáng kể dù không uống thuốc. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng có một số lưu ý với người bệnh:

  • Không nên tham gia chạy bộ: Hai môn vận động đi bộ và chạy bộ hoàn toàn khác nhau về cấp độ vận động. Chạy bộ khiến đĩa đệm và những đốt sống thắt lưng chịu chèn ép bởi trọng lượng cơ thể, tăng sự ma sát khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không tập các bài nâng tạ: Những người bị thoát vị đĩa đệm, cột sống sẽ trở nên yếu hơn người bình thường. Việc nâng tạ sẽ gây quá tải với cột sống, dẫn đến những cơn đau dồn dập, bệnh có thể chuyển biến xấu.
  • Bên cạnh việc tập luyện, người bệnh cần điều chỉnh khẩu phần ăn, bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhất là canxi.
  • Không nên mang vác đồ nặng hoặc ngồi lâu tại chỗ trong một tư thế khiến đĩa đệm bị chèn ép.
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tham gia tập luyện dưới bất kỳ hình thức nào. Cần lựa chọn những bộ môn phù hợp với mức độ và tình trạng mỗi người.

Trên đây là những thông tin hữu ích nhằm giải thích cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?” của nhiều người bệnh. Việc đi bộ thường xuyên không chỉ cải thiện tình trạng bệnh, nâng cao sức khỏe mà còn giúp người bệnh thư giãn hơn, tâm lý thoải mái hơn. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị, ngăn bệnh chuyển biến xấu.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền? Tỉ lệ thành công có cao không? Đây là thắc mắc chung của bệnh nhân thoát vị. Phẫu thuật là phương án cuối cùng của người bệnh khi các biện pháp bảo tồn không mang lại được kết quả như mong đợi. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, chúng...
Mổ thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp cuối cùng người bệnh phải lựa chọn khi các biện pháp bảo tồn không mang lại kết quả. Với những người sống tại thành phố Hồ Chí Minh, mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy là sự lựa chọn đầu tiên. Chi phí mổ tại Chợ...
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý cột sống thắt lưng phổ biến. Nếu không được phát hiện và điều trị, triệu chứng đau nhức kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng vận động và tâm lý bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về vị trí thoát vị đĩa đệm thắt lưng...
Theo các chuyên gia, câu hỏi nhiều người băn khoăn nhất khi tham gia tập luyện là người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Để giải đáp câu hỏi, hãy cùng tapchidongy.org tìm hiểu một số thông tin ngay sau đây. Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Người bị bệnh thoát vị đĩa...
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý xương khớp phổ biến, dễ mắc ở mọi đối tượng kể cả người già và người trẻ. L5 S1 là vị trí thoát vị nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nhất đó là bại liệt, tàn phế vĩnh viễn. Để...
Dùng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là mẹo dân gian được lưu truyền từ nhiều đời. Vậy hiệu quả, cách dùng của phương pháp này như thế nào? Tapchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm của cây mần ri trong bài viết dưới đây....
Thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? Làm cách nào để phát hiện bệnh sớm để có phương pháp chữa trị kịp thời? Trong bài chia sẻ sau đây, tapchidongy.org đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường và có được câu trả...
Bị bệnh thoát vị đĩa đệm mang thai được không? Có nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu không? Đây là thắc mắc phổ biến của chị em phụ nữ muốn sinh em bé mà chẳng may mắc phải căn bệnh cột sống thoái hóa, thoát vị. Để có được câu trả lời chính xác, bạn đọc hãy cùng...
Bài viết liên quan