Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là một trong các bệnh xương khớp xuất hiện phổ biến nhất hiện nay. Bệnh lý này gây ra nhiều vấn đề tiêu cực đến sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh hoặc thậm chí có thể làm khởi phát bại biệt. Vậy, thoái hóa đốt sống L5 – S1 là bệnh gì? Đâu là cách xử lý chính xác khi mắc bệnh lý này?

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là gì? Ảnh hưởng thế nào?

Thoái hóa đốt sống L5 – S1 là tình trạng biến đổi hình thái của các tổ chức liên quan như dây chằng, đĩa đệm, gai xương… tại vị trí đốt sống L5 – S1. Thông thường, tình trạng này xảy ra do đốt sống chịu quá nhiều áp lực hoặc dưới tác động của quá trình lão hóa tự nhiên khiến sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm, bao khớp bị tổn thương và mất đi độ đàn hồi.

Thoái hóa đốt sống L5 - S1 là bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng vận động
Thoái hóa đốt sống L5 – S1 là bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng vận động

Thoái hóa đốt sống L5 S1 xảy ra khá phổ biến do vị trí này được xem là bản lề của cột sống thắt lưng, phải chịu nhiều sức ép từ tải trọng phần trên của cơ thể kết hợp với các tác động từ hoạt động đi lại, làm việc. Tuy nhiên, một khi vùng đốt sống L5 – S1 gặp tổn thương, thoái hóa sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh.

Cụ thể, một số vấn đề người bệnh có thể gặp phải khi mắc thoái hóa đốt sống L5 – S1 như sau:

  • Người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu, gặp khó khăn trong việc cử động, đi lại.
  • Có thể làm khởi phát tình trạng biến dạng cấu trúc, cong vẹo cột sống thắt lưng.
  • Tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh lý liên quan khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa
  • Trường hợp nặng gây đau ngực có thể làm ảnh hưởng đến gốc thần kinh cột sống, thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh.
  • Người bệnh bị mất thăng bằng, mất kiểm soát ruột và bàng quang.
  • Trường hợp nặng nhất có thể làm xuất hiện bại liệt.

Nguyên nhân và triệu chứng của thoái hóa đốt sống L5 S1

Nhìn chung, thoái hóa đốt sống L5 S1 là hệ quả của việc đĩa đệm, cột sống phải chịu nhiều áp lực khiến phần xương dưới sụn, bao xơ bị tổn thương và dần trở nên xơ cứng. Trong đó, các nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng này là:

  • Tuổi tác: Theo thời gian, dưới sự ảnh hưởng của môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khiến cột sống dần suy yếu và thoái hóa.
  • Chấn thương: Các chấn thương tác động trực tiếp vào đốt sống L5 – S1 có thể khiến sụn khớp, đĩa đệm tại khu vực này bị tổn thương. Lâu dần, chúng sẽ ngày càng yếu đi, khả năng chịu lực kém.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, xương khớp, đĩa đệm không nhận đủ lượng dưỡng chất cần thiết từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
  • Do làm việc quá sức: Thường xuyên mang, vác vật nặng, làm việc quá sức khiến áp lực đè nén lên cột sống, đĩa đệm tăng mạnh từ đó tạo điều kiện cho thoái hóa cột sống xuất hiện.
  • Do một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa đốt sống L5 – S1 là viêm khớp dạng thấp, lao cột sống, loãng xương…
Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng để nhận biết bệnh sớm
Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng để nhận biết bệnh sớm

Dấu hiệu giúp sớm nhận biết thoái hóa đốt sống L5 – S1 như sau:

  • Người bệnh cảm thấy đau nhẹ, đau âm ỉ tại vùng đốt sống bị thoái hóa.
  • Cơn đau tăng mạnh khi người bệnh vận động, ho, hắt hơi và có xu hướng lan sang những vùng xung quanh.
  • Người bệnh thường có cảm giác cứng khớp, tê bì nhất là vào buổi sáng.
  • Tại vị trí thoái hóa, đốt sống phát ra tiếng lục cục khi người bệnh vận động.

Hướng dẫn điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1

Có thể thấy, thoái hóa đốt sống L5 – S1 không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn là nguyên nhân làm khởi phát các vấn đề nguy hiểm. Vì vậy, việc sớm nhận biết bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp đóng vai trò rất quan trọng.

Một số phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng L5 – S1 được sử dụng phổ biến như sau.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống

Các phương pháp được dùng để chẩn đoán thoái hóa đốt sống hiện nay là:

  • Khám sàng lọc dựa trên các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh lý của người bệnh.
  • Sử dụng các xét nghiệm kiểm tra bằng hình ảnh như chụp X – Quang tư thế thẳng và nghiêng, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm toàn phần…

Dựa trên những kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận chính xác về tình trạng bệnh lý cũng như hướng điều trị cho từng trường hợp.

Ứng dụng Tây y trong điều trị bệnh

Dưới sự phát triển của khoa học – công nghệ, y học hiện đại ngày càng được hoàn thiện với sự xuất hiện của nhiều phương pháp điều trị mới, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao.

Với thoái hóa đốt sống L5 – S1, ở trường hợp nhẹ, người bệnh có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc. Trong đó, các loại thuốc thường được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị thoái hóa cột sống L5 – S1 là:

  • Các loại thuốc giảm đau điển hình như Acetaminophen, thuốc uống  Steroid, thuốc ức chế thần kinh…
  • Nhóm thuốc giãn cơ, giảm tình trạng co thắt như Baclofen, Carisoprodol, Metropole…
  • Nhóm thuốc chống, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp như Glucosamine, Chondroitin…
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng Steroid giúp giảm đau trực tiếp.
Sử dụng Tây y trong điều trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng
Sử dụng Tây y trong điều trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng

Lưu ý, các loại thuốc điều trị thoái hóa đốt sống L5 – S1 có thể làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn vì vậy người bệnh chỉ nên dùng thuốc đã được kê đơn và tránh tình trạng lạm dụng thuốc.

Ngoài ra, ở những trường hợp nặng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các can thiệp ngoại khoa nhằm tác động trực tiếp vào vùng bị thoái hóa để phục hồi cấu trúc ban đầu của cột sống. Phương pháp này được đánh giá đem lại nhiều hiệu quả tích cực, tuy nhiên, khu vực cột sống có chứa nhiều dây thần kinh vì vậy việc tiến hành phẫu thuật tại đây cũng tiềm ẩn các rủi ro.

Người bệnh chỉ nên thực hiện điều trị ngoại khoa khi được bác sĩ yêu cầu và nên lựa chọn các đơn vị y tế uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để tiến hành làm phẫu thuật.

Sử dụng Đông y trong điều trị thoái hóa đốt sống

Thuốc Đông y trị thoái hóa đốt sống có tác dụng giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh đồng thời kiểm soát tốt các cơn đau và trạng thái tê bì, cứng khớp. Ngoài ra, các thảo dược Đông y còn hỗ trợ phục hồi sụn khớp, đĩa đệm giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại khả năng vận động ban đầu.

Bài thuốc thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống L5 – S1 là:

  • Các vị thuốc: 12g mẫu đơn đỏ – ứng mẫu đơn trắng, 9g quế chi – cát căn, 15g kê huyết đắng, 6g củ gừng, 18g hoàng kỳ cùng 4 quả táo tàu. Trong trường hợp người bệnh bị huyết ứ thì có thể sử dụng thêm địa linh, nụ hồng, hắc lục hương. Ngoài ra, với tình trạng phát bệnh do hàn thấp thì có thể cho thêm 9g khương hoạt và mộc thông.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc sau khi rửa sạch được cho vào ấm sắc đến khi cạn còn khoảng 3 bát nước thì dừng lại. Nước thuốc sau khi gạn được chia thành nhiều phần, sử dụng trong ngày sau các bữa ăn. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, người dùng nên uống thuốc nóng và duy trì phương pháp này đều đặn mỗi ngày.

Bài thuốc Đông y được chế xuất từ các thảo dược thiên nhiên vì vậy thuốc không làm phát sinh tác dụng phụ trong quá trình trị bệnh. Tuy nhiên, các vị thuốc sau khi đi vào tạng phủ sẽ phát huy công dụng từ từ, đòi hỏi thời gian sử dụng lâu (khoảng 2 – 3 tháng cho 1 liệu trình dùng thuốc).

Ngoài ra, bài thuốc Đông y được xây dựng theo công thức riêng biệt tùy theo mức độ nặng nhẹ cũng như đặc điểm cơ địa của từng người. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh nên đến khám tại các phòng khám, nhà thuốc Đông y để được bắt mạch, chẩn bệnh và kê đơn chính xác.

Sử dụng các bài thuốc dân gian trong điều trị bệnh

Bài thuốc dân gian trị thoái hóa đốt sống đã được phát triển, gìn giữ và minh chứng hiệu quả qua nhiều thế hệ. Với ưu điểm lành tính, dược liệu dễ kiếm, tiết kiệm chi phí đã giúp các bài thuốc chữa bệnh dân gian trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh.

Bài thuốc dân gian trị thoái hóa đốt sống L5 - S1 lành tính, tiết kiệm, dễ thực hiện
Bài thuốc dân gian trị thoái hóa đốt sống L5 – S1 lành tính, tiết kiệm, dễ thực hiện

Một số bài thuốc trị thoái hóa cột sống dân gian mà người bệnh có thể tham khảo là:

  • Sử dụng lá lốt: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, thái nhỏ sau đó đem sao vàng cùng 1 chút muối hột trên chảo nóng đến khi lá lốt héo lại, ngả màu vàng và có mùi thơm. Tiếp theo, người bệnh dùng túi vải bọc lá lốt đã sao vàng lại và đem chườm lên vị trí bị đau nhức. Thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tình trạng đau nhức giảm đáng kể.
  • Sử dụng rễ cây xấu hổ: Người bệnh chuẩn bị khoảng 20 – 30g rễ cây xấu hổ sau đó đem rễ cây đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Nước thuốc sau khi sắc khoảng 15 – 20 phút được chia thành nhiều phần và uống luôn trong ngày.

Lưu ý, điều trị thoái hóa đốt sống bằng phương pháp dân gian chỉ giúp xoa dịu triệu chứng chứ không có khả năng điều trị bệnh triệt để. Vì vậy, người mắc không nên quá phụ thuộc vào phương pháp chữa bệnh dân gian này.

Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống L5 S1

So với việc quan tâm đến hoạt động điều trị thì sớm có biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống ngay từ đầu mới là cách thức tốt nhất để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Dưới đây là các cách giúp phòng ngừa thoái hóa đốt sống L5 – S1 hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng:

  • Không mang, vác vật nặng khiến đĩa đệm, cột sống chịu sức ép lớn.
  • Không làm việc quá sức, cần để cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục thể trạng.
  • Không để cơ thể stress, mệt mỏi kéo dài hoặc thức khuya, ngủ không đủ giấc.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp, sau khoảng 45 – 60 phút làm việc cần đứng dậy, đi lại.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nhất như protein, canxi, omega – 3, chất xơ, vitamin… giúp xương khớp luôn khỏe mạnh.
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại như đồ uống có cồn, thuốc lá… hoặc đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhất là các bài tập như yoga hoặc bơi lội.
  • Trong trường hợp mắc các bệnh lý nền khác thì cần tích cực điều trị khỏi hoàn toàn các bệnh lý đó.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để xác định chính xác tình trạng sức khỏe.

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là tình trạng khá phổ biến, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, thường xảy ra ở người cao tuổi do tác động của lão hóa. Mặc dù vậy, mỗi người không được chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình để tránh các hậu quả xấu có thể xảy ra.

Câu hỏi thường gặp
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không, có nguy hiểm không, bệnh ảnh hưởng gì tới sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người. Tapchidongy.org sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây. Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không? Phóng viên Tapchidongy.org đã thực hiện...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan