Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ CKI Đỗ Thanh Hà | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai đang có xu hướng gia tăng, điều này kéo theo tỷ lệ thai bám ở sẹo mổ lấy thai cũng tăng. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ, để lại nhiều hậu quả, di chứng về sau. Sớm phát hiện được nguyên nhân và có phương pháp chữa trị kịp thời sẽ giúp tránh được nhiều rủi ro sau này.

Thai bám ở sẹo mổ lấy thai là gì?

Thông thường, ngay sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bám vào đáy của tử cung, nơi này có lớp cơ dày giúp thai làm tổ và sinh trưởng. Thai bám ở sẹo mổ lấy thai là dạng thai ngoài tử cung do thai làm tổ trong vết sẹo trên cơ tử cung. Bệnh lý này khá hiếm gặp và là dạng đặc biệt của thai lạc chỗ. Trong thai bám ở sẹo mổ lấy thai, túi thai hoàn toàn được bao quanh bởi lớp cơ cùng những mô xơ của vết sẹo, tách biệt hoàn toàn với khoang nội mạc tử cung.

Thai bám ở sẹo mổ lấy thai là dạng thai ngoài tử cung do thai làm tổ trong vết sẹo
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai là dạng thai ngoài tử cung do thai làm tổ trong vết sẹo

Thai bám ở sẹo mổ lấy thai được phát hiện lần đầu ở Việt Nam vào những năm 1997, thai phụ xuất hiện tình trạng ồ ạt chảy máu do sảy thai tự nhiên. Từ đó, các bác sĩ đã bắt đầu quan tâm đến hiện tượng này và xếp nó vào biến chứng sản khoa nguy hiểm nhất, dù thực tế chỉ có 1% thai phụ gặp phải tình trạng này.

Phân loại thai bám ở sẹo mổ lấy thai

Tình trạng thai bám ở sẹo mổ lấy thai thường được chia thành 2 loại chính:

  • Loại 1: Túi thai phát triển hướng vào trong eo tử cung hoặc buồng tử cung, nó có thể tiến triển đến sinh sống nhưng có nguy cơ xuất hiện ồ ạt ở nơi nhau bám.
  • Loại 2: Túi thai cắm sâu ở trong khe hở sẹo mổ lấy thai, tiến triển gây vỡ tử cung trong 3 tháng đầu và xuất hiện chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây thai bám sẹo mổ lấy thai

Tỷ lệ thai phụ mổ lấy thai tăng chính là nguyên nhân hàng đầu gây thai bám sẹo ở vết mổ cũ. Ngoài ra, cũng chưa có nhiều kết luận về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là phôi nang đóng vào vùng hở của vết sẹo trên cổ tử cung do lấy thai, phẫu thuật hoặc những tổn thương trong ống nghiệm.

Túi thai bám vào vết sẹo tử cung không thể giữ được vì thai càng lớn, nguy cơ vỡ tử cung sẽ càng cao. Do đó, những thai phụ từng sinh mổ, nếu có lần mổ tiếp theo cần được thăm khám sớm để xác định vị trí thai, đảm bảo khả năng sinh sản.

Thai bám có gây nguy hiểm không?

Khi túi thai bám vào tử cung, gai ở bánh nhau có thể xuyên vào bàng quang và gây tổn thương bàng quang, tử cung dễ bị vỡ. Ngoài ra, khi thai bám vào mô sẹo, lớp mô này không thể co giãn bình thường và gây rách vết mổ.

Tình trạng này gây ra nhiều nguy hiểm với sức khỏe thai phụ
Tình trạng này gây ra nhiều nguy hiểm với sức khỏe thai phụ

Biến chứng của thai bám ở sẹo mổ lấy thai cũng phụ thuộc vào vị trí bám:

  • Với dạng thai bám một phần ở sẹo mổ, thai sẽ phát triển chủ yếu trong buồng tử cung, có thể vẫn tiến triển đến tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3, phần nhau bám có thể kéo lên khi thành lập đoạn dưới tử cung bám thấp hoặc tiến triển thành nhau cài răng lược.
  • Với dạng thai cây hoàn toàn trong lớp cơ và sẹo mổ thai nếu phát triển đến tam cá thứ 2, thứ 3 thì có nhiều nguy cơ cao vỡ tử cung, xuất huyết, cắt tử cung, tăng tử suất,….

Phương pháp chẩn đoán

Phát hiện sớm tình trạng thai bám ở vết mổ cũ sẽ giúp bảo tồn khả năng sinh sản của thai phụ. Các chẩn đoán như sau:

Lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng trong tam chứng cổ điển gồm:

  • Trễ kinh.
  • Đau bụng âm ỉ, lâm râm.
  • Ra huyết bất thường ở âm đạo.

Tuy nhiên, có đến 1/3 bệnh nhân không xuất hiện những triệu chứng này.

Cận lâm sàng

Dựa vào kết quả siêu âm và doppler, chuyên gia sẽ đánh giá được chính xác tình trạng thai bám ở sẹo mổ.

Siêu âm ngã âm đạo cùng Doppler

  • Buồng tử cung trống, kênh cổ tử cung trống và không có thành phần của túi thai.
  • Túi thai, phôi thai, tim thai nằm ở thành trước đoạn eo tử cung, có cơ tử cung phân cách giữa bàng quang và túi thai.
  • Có sự phân bổ mạch máu quanh túi thai khi kết hợp với Doppler có thấy sự tăng mạch máu quanh túi thai.
  • Mất, thiếu lớp cơ bình thường giữa túi thai và bàng quang.
Siêu âm giúp chẩn đoán thai bám ở sẹo mổ lấy thai
Siêu âm giúp chẩn đoán thai bám ở sẹo mổ lấy thai

Siêu âm 3D không thường quy

  • Xác định chi tiết giải phẫu của lớp tế bào nuôi quanh túi thai, lớp cơ mỏng giữa bàng quang và túi thai.
  • Đánh giá được mạch máu xung quanh khu vực túi thai.

Chẩn đoán phân biệt

Thai ở đoạn eo – cổ tử cung

  • Chảy máu tử cung không kèm đau co thắt sau khoảng 1 giai đoạn mất kinh.
  • Cổ tử cung mềm, to bằng hoặc lớn hơn đáy tử cung.
  • Các thành phần của thai được giới hạn ở kênh cổ tử cung, bám chắc vào cổ tử cung.
  • Lỗ trong cổ tử cung đóng, lỗ ngoài mở một phần.

Ngoài ra, có thể xuất hiện sảy thai đang tiến triển hoặc bị u nguyên bào nuôi.

Phương pháp điều trị thai bám vào sẹo mổ lấy thai

Điều trị thai bám vào sẹo mổ lấy thai sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi thai, kích thước thai, nguyện vọng sinh con hay tình trạng huyết động học. Mục đích chính của các phương pháp điều trị chính là lấy khối thai trước khi nó bị vỡ, đồng thời bảo tồn khả năng sinh sản.

Một số phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

Hủy thai trong túi ối

Hủy thai trong túi ối là phương pháp áp dụng với những thai đã có hoạt động tim thai. Thủ thuật hút thai hoặc hút túi thai được thực hiện tại phòng mổ cùng sự kết hợp của siêu âm.

Đường thực hiện chủ yếu là qua âm đạo, cổ tử cung hoặc qua thành bụng.

Yêu cầu kỹ thuật:

  • Kim 20 – 22G, có thể dùng kim nhỏ hơn, hút phôi và ối trước khi bơm thuốc.
  • Túi ối đảm bảo còn nguyên vẹn.
  • Tránh để chảy máu, xuất huyết ở vùng kênh cổ tử cung.
  • Phối hợp cùng chuyên gia có kinh nghiệm để thực hiện.

Lấy khối nhau thai

Lấy khối nhau thai được thực hiện bằng 2 phương pháp là nong nạo và phẫu thuật.

Lấy khối nhau thai được thực hiện bằng 2 phương pháp là nong nạo và phẫu thuật
Lấy khối nhau thai được thực hiện bằng 2 phương pháp là nong nạo và phẫu thuật

Nong và nạo

Kỹ thuật này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm bởi nó có nguy cơ xuất huyết cao. Bác sĩ có thể tiến hành hút lấy khối nhau thai nhi khi hCG giảm nhiều. Nạo thường được kết hợp với những phương thức cơ học khác để giảm nguy cơ xuất huyết.

Khi nạo, luôn chú ý và cẩn thận để tránh bị cắt tử cung.

Phẫu thuật

Phẫu thuật giúp lấy được khối nhau thai và bảo toàn tử cung rất tốt. Kỹ thuật này được áp dụng khi không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc khối nhau thai đã xâm lấn quá nhiều.

Lợi ích của phương pháp này là lấy hết mô nhau thai, đồng thời sửa được khiếm khuyết của vết sẹo mổ cũ, ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, kỹ thuật này có đường mổ dài, thời gian hậu phẫu lâu, tăng nguy cơ nhau tiền đạo hoặc nhau cài răng lược.

Trong một số trường hợp, cắt tử cung cũng có thể đặt ra ngay từ đầu:

  • Xuất huyết không cầm được.
  • Thai ở tam cá nguyệt 2 hoặc 3.
  • Trường hợp phụ nữ không có nhu cầu sinh đẻ.
  • Tuổi thai trên siêu âm khoảng 12 tuần.

Phối hợp nhiều kỹ thuật

Tùy theo mức độ phức tạp của nhiều ca mổ mà có thể kết hợp nhiều phương pháp để mang đến kết quả điều trị tốt nhất.

  • Dùng methotrexate (MTX) toàn thân và nong nạo: Áp dụng trong trường hợp ổn định, hCG < 2000UI/l có chảy máu, khối thai rớt ra.
  • Dùng methotrexate toàn thân + tắc động mạch tử cung: Phương pháp này có hiệu quả cao trong trường hợp thai to, nhiều mạch máu.
  • Tắc động mạch + phẫu thuật: Nhằm hạn chế tình trạng chảy máu, giảm khả năng tai biến, đồng thời bảo vệ khả năng sinh sản.
  • Chờ đợi can thiệp và theo dõi: Với thai ở sẹo mổ lấy thai là thai lưu nhỏ hơn 8 tuần, tình trạng ổn định thì có thể để theo dõi thêm, không cần can thiệp, khối thai sẽ tự hủy theo thời gian.

Hóa trị toàn thân

Mục đích của hóa trị là giảm sự phân bố mạch máu ở khối thai, đồng thời tiêu hủy tế bào nhau. Trước khi thực hiện cần xét nghiệm, theo dõi diễn biến hCG, hình ảnh siêu âm.

Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có thể dùng hóa trị
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có thể dùng hóa trị

MTX có thể hủy tế bào nuôi nhanh thành những vùng mô hoại tử khiến vi khuẩn phát triển nên cần đặc biệt chú ý. Ngoài ra, hCG có thể giảm trong vài tháng đầu tiên sau khi điều trị nội đơn, nhưng thời gian để cơ thể hấp thu khối nhau thai có thể kéo dài đến vài tháng. Bạn cũng cân nhắc dùng MTX cho những trường hợp hCG cao kéo dài, theo dõi cẩn thận triệu chứng nhiễm trùng.

Thai bám ở sẹo mổ lấy thai hiếm gặp nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra, đặc biệt khi tình trạng đẻ mổ đang ngày càng phổ biến. Bạn cần biết chính xác nguyên nhân, cơ chế gây ra tình trạng này để có phương pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
phuc-hoi-chuc-nang-sau-phau-thuat-san-phu-khoa
tac mach oi
thuoc-dat-phu-khoa-dong-y
cach-chua-viem-co-tu-cung-tai-nha