Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tình trạng chân, tay bị ngứa nổi mụn nước xảy ra ở bất cứ ai. Bệnh có thể tự biến mất hoặc kéo dài tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Vậy đâu là “thủ phạm” dẫn đến tay bị nổi mụn nước và ngứa? Điều trị thế nào hiệu quả? 

Nguyên nhân tay bị ngứa nổi mụn nước

Các chuyên gia chưa xác định được chính xác đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng chân, tay bị ngứa nổi mụn nước. Tuy nhiên, phần lớn tác nhân liên quan đến các rối loạn trên da. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên chú ý đến một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng da tay bị nổi mẩn ngứa như sau:

  • Bệnh viêm da dị ứng: Bệnh nhân từng mắc các chứng bệnh viêm da do dị ứng sẽ có nguy cơ ngứa bàn tay nổi mụn nước cao. 

tay-bi-ngua-noi-mun-nuoc
Nguyên nhân khiến tay bị ngứa và nổi mụn nước

  • Cơ địa nhạy cảm: Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ phản ứng khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích, nguy cơ cao bị ngứa chân tay nổi mụn nước.
  • Tiếp xúc với các kim loại đặc biệt: Các kim loại, đặc biệt như Niken, Coban…được cho là có khả năng gây nên tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước nếu thường xuyên tiếp xúc.
  • Tính chất công việc và môi trường sống: Những người thường phải ngâm tay trong nước hoặc sinh sống tại khu vực có độ ẩm thấp sẽ thường mắc những bệnh về da nhiều hơn. Trong đó, có các chứng bệnh khiến tay nổi mụn nước nhỏ và ngứa.

Triệu chứng tay bị nổi mụn nước và ngứa

Thông thường, các triệu chứng điển hình khi bị ngứa da, kèm theo mụn nước ở tay đó là:

  • Tại đầu ngón tay, kẽ tay số lượng mụn nước mọc nhiều nhưng kích thước nhỏ.
  • Tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt, sau khi gãi, các mảng da đỏ, hơi cộm sẽ xuất hiện. Nếu chú ý một chút, bạn sẽ thấy trên lớp biểu bì da có các nốt bé lấm tấm.
  • Mụn nước sẽ to và nhiều hơn sau khoảng 3 – 5 ngày.
  • Mụn nước nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến vỡ và mưng mủ, viêm nhiễm, thậm chí lan sang các vùng da khác.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Cách chẩn đoán

Khi tình trạng bệnh xuất hiện nhiều và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như công việc, các bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn để điều trị kịp thời. 

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra các vết da tay nổi mụn nước để chẩn đoán bệnh. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân, tránh nhầm lẫn với các bệnh viêm da khác.

tay-bi-ngua-noi-mun-nuoc
Tay bị ngứa, có mụn nước khi nào cần đi thăm khám bác sĩ

Những loại xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm dị ứng da: Khi bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là từ các tác nhân dị ứng tạo thành thì bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm dị ứng da.
  • Sinh thiết da: Sinh thiết da là việc sử dụng một mảng da nhỏ trên tay (khu vực da tay bị ngứa nổi mụn nước) để mang đi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm. Việc sinh thiết sẽ loại trừ những nguyên nhân như nhiễm nấm,... gây ra mụn nước. Từ đó, có hướng xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác hơn.

Cách điều trị tay bị ngứa nổi mụn nước hiệu quả

Việc điều trị tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng nghiêm trọng của bệnh như thế nào. Các cách điều trị bệnh tay bị ngứa nổi mụn nước hiệu quả thường được áp dụng bao gồm:

Điều trị tại nhà

Việc điều trị tại nhà bằng những biện pháp đơn giản có thể giúp các triệu chứng ngứa và mụn cải thiện nhanh chóng. Một số biện pháp điều trị tại nhà có thể mang lại hiệu quả như:

1. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh lên các vùng da tay nổi mụn nước ngứa sẽ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác tại đây. Do đó, nó có tác dụng tốt trong việc cắt cơn ngứa.

Cách thực hiện: 

  • Bọc 2 đến 3 viên đá nhỏ vào một chiếc khăn tay sạch. Tốt nhất nên sử dụng loại mềm và mỏng. 
  • Chườm khăn tay đá lạnh lên vùng da tay bị ngứa nổi mụn nước. Chườm đi chườm lại khoảng 15 phút để đạt hiệu quả. 
  • Thực hiện hàng ngày cho đến khi các mụn nước bị xẹp hẳn đi.

2. Rửa bằng nước muối biển

Trong muối biển có các hợp chất hỗ trợ làm sạch da, tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi trùng lưu trú tại các vết mụn trên vùng da tay bị nổi mụn nước. Do đó, có tác dụng làm giảm những cơn ngứa ngáy và khiến các vết mụn bớt sưng đỏ. Ban đầu khi bôi muối có thể chúng ta sẽ cảm giác hơi xót, tuy nhiên không cần lo lắng vì đây là biểu hiện bình thường khi muối tiếp xúc với da.

tay-bi-ngua-noi-mun-nuoc
Rửa tay bằng nước muối biển giúp giảm ngứa và mụn nước

Biện pháp dùng muối biển để điều trị tình trạng bị ngứa nổi mụn nước ở tay được nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Vệ sinh sạch sẽ tay, đặc biệt là vùng bị bệnh. 
  • Nặn hết tất cả các mụn to nhỏ cho ra hết nước. 
  • Sau đó, dùng muối hạt nhẹ nhàng chà lên vùng da tay bị bệnh vừa được nặn mụn. 
  • Mỗi ngày thực hiện 2 đến 3 lần để muối biển phát huy tốt tác dụng.

3. Bôi kem đánh răng

Trong kem đánh răng có chứa các tinh chất kháng khuẩn, kháng viêm. Việc dùng kem đánh răng để làm giảm cảm giác ngứa ngáy và làm khô bề mặt mụn nước rất hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Hãy rửa sạch sẽ vùng da bị nổi mụn bằng nước ấm. 
  • Sau đó, thoa lên bề mặt da tay bị ngứa nổi mụn nước một lớp kem đánh răng mỏng. 
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần theo phương pháp này sẽ giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh.

4. Đắp nha đam

Thực hiện:

  • Đem rửa sạch và gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài của một nhánh nha đam. 
  • Rửa sạch sẽ tay và thoa phần nhựa nha đam nhẹ nhàng lên vùng da có mụn nước.
  • Lưu trên da mặt nạ nha đam khoảng 20 phút thì rửa sạch với nước mát.
  • Mỗi ngày làm 2 đến 3 lần việc bôi nhựa nha đam sẽ làm giảm các triệu chứng da tay nổi mụn nước.

5. Uống nước rau má

Tác dụng thanh nhiệt, giải độc của rau má rất tốt. Do vậy uống nước rau má cũng sẽ cải thiện được tình trạng mụn nước một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và ngâm nước muối loãng một nắm rau má. 
  • Vớt rau má ra và cho vào xay nhuyễn, rồi lọc lấy nước uống. Có thể thêm một chút đường vào nước rau má để dễ uống. 
  • Nếu được hãy uống nước rau má hàng ngày để giảm hẳn tình trạng da tay bị nổi mụn nước.

Điều trị ngứa tay nổi mụn nước bằng thuốc

Các bác sĩ sẽ có những chỉ định y tế phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân sau khi thăm khám kỹ càng. Thông thường, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc sau đây:

Thuốc ức chế miễn dịch

Đối với các bệnh nhân bị dị ứng hoặc không muốn dùng thuốc Steroid để trị bệnh tay bị ngứa nổi mụn nước, các bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc thông dụng như  Protopic và Elidel. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra một số những tác dụng phụ cho người sử dụng và tình trạng nhiễm trùng da nếu như không sử dụng đúng cách.

Thuốc có chứa corticosteroid

tay-bi-ngua-noi-mun-nuoc
Sử dụng thuốc bôi điều trị tình trạng ngứa ở chân tay

Thuốc mỡ Corticosteroid và các loại kem có chứa thành phần này được sử dụng cho việc điều trị vấn đề ngứa da tay nổi mụn nước. Chúng ta có thể bôi trực tiếp thuốc lên các vùng da bị tổn thương rồi băng lại để thuốc nhanh phát huy tác dụng.

Phòng tránh tay bị ngứa nổi mụn nước

Những nguyên nhân gây nên tình trạng bị ngứa chân tay nổi mụn nước chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, công tác điều trị thường có một số khó khăn nhất định. Để phòng ngừa, chúng ta nên thực hiện tốt một số những biện pháp như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng những dung dịch tẩy rửa nhẹ. Không dùng các loại xà phòng mang tính kiềm cao, tránh tình trạng khô da dễ dẫn đến nổi mụn và ngứa.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại bằng tay trần, kể cả nước rửa bát, xà phòng và những hóa chất có kim loại như niken, coban.
  • Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường độc hại thì cần phải thực hiện bảo hộ đầy đủ như đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ…
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, chăm sóc da tay mỗi ngày.
  • Tăng cường bổ sung thêm rau xanh, hoa quả và nước đủ lượng nước hàng ngày. Hạn chế dùng những thực phẩm có quá nhiều protein lạ, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các chất kích.

Kết luận

Trên đây là một số những cách điều trị tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước mà chúng ta nên tham khảo. Bất kỳ ai cũng có thể bị các vấn đề về da như vậy nên việc nắm rõ được các kiến thức hữu ích sẽ giúp việc đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống.


Top địa chỉ phòng khám Tay Bị Ngứa Nổi Mụn Nước


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan