Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tâm sen chữa mất ngủ là bài thuốc lâu đời được hàng ngàn người truyền tai nhau. Những hiệu quả mà tâm sen mang lại giúp người bệnh lấy lại giấc ngủ tự nhiên nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp sử dụng tâm sen và biết cách áp dụng đúng khoa học nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả trang bị những kiến thức cần thiết trước khi quyết định chữa mất ngủ từ tim sen.

Vì sao tâm sen có thể chữa mất ngủ?

Mất ngủ là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn hoặc thời gian ngủ ít đi. Căn bệnh này xuất hiện chủ yếu ở người trung đến cao tuổi. Hoặc một số người thường xuyên phải làm việc trong môi trường căng thẳng, thức khuya nhiều. Mất ngủ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. 

tâm sen chữa mất ngủ
Mất ngủ là căn bệnh nguy hiểm cho mọi lứa tuổi

Mất ngủ trong giai đoạn đầu có thể không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe và chất lượng sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể đeo bám nhiều năm dẫn tới mất ngủ kinh niên, gây nên các biến chứng nguy hiểm như run chân tay, suy giảm trí nhớ, alzheimer, tăng cân, tăng huyết áp, nguy cơ mắc các bệnh ung thư và đột quỵ ở người già…

Bài thuốc Đông y chữa mất ngủ từ tâm sen được xem là cách hiệu quả và phổ biến nhất. Không chỉ dừng lại ở bài thuốc mẹo dân gian, hiệu quả chữa mất ngủ từ nguyên liệu quý này đã được khoa học chứng minh trên cả phương diện Đông và Tây y.

Theo Đông y, tâm sen hay còn gọi là tim sen có tên gọi trong Đông y là liên tâm, là phần mầm màu xanh nằm bên trong hạt, có vị đắng nhẹ, tính hàn. Tâm sen có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, hạ hỏa, trấn an, điều hòa khí huyết nên thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa mất ngủ.

tâm sen chữa mất ngủ
Hiệu quả chữa mất ngủ của tâm sen đã được khoa học chứng minh

Theo công trình nghiên cứu của y học hiện đại, trong tâm sen chứa nhiều alcaloid đem lại hiệu quả cao trong an thần, giúp ngủ ngon. Ngoài ra, người bệnh có thể ứng dụng nguyên liệu này trong điều trị các bệnh lý như cải thiện huyết áp, tim mạch, chống oxy hóa, phục hồi hệ thần kinh. Tuy nhiên, để tâm sen phát huy hiệu quả chữa mất ngủ tốt nhất, người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong liều lượng và cách thức áp dụng sao cho phù hợp.

Một số bài thuốc từ tâm sen chữa mất ngủ hiệu quả nhất

Dùng tim sen trị mất ngủ có rất nhiều cách khác nhau, tùy theo thể bệnh và nhu cầu sử dụng, người mắc chứng mất ngủ có thể xem xét để lựa chọn cách thức áp dụng phù hợp. Dưới đây là một số cách sử dụng tim sen phổ biến nhất:

Cách pha trà tâm sen chữa mất ngủ đơn giản, hiệu quả

Đây được xem là cách thức áp dụng phổ biến và dễ làm nhất. Người bệnh cần lựa chọn kỹ tim sen đảm bảo chất lượng, đem sao khô trên chảo nóng, tránh để lửa to và đảo đều để tim sen không bị cháy làm mất chất. Sau đó đem rửa sạch nguyên liệu đã sao khô và để ráo nước, cho vào lọ đậy nắp kín, có thể lấy ra dùng nhiều lần. 

Sử dụng lượng tâm sen vừa đủ cho vào bình trà, đổ nước sôi vào hãm lấy nước trong khoảng 15 phút. Khi tâm sen chìm xuống dưới đáy bình có thể lấy ra dùng hằng ngày thay cho nước lọc. Lưu ý không lấy quá nhiều tim sen hoặc pha quá loãng sẽ làm mất công dụng của bài thuốc.

tâm sen chữa mất ngủ
Pha trà tim sen là phương pháp chữa mất ngủ đơn giản và hiệu quả nhất

Ngoài ra, tâm sen có vị đắng, khá khó uống nên người bệnh có thể kết hợp thêm với các dược liệu khác để tăng hương vị và công dụng. Sử dụng khoảng 5g tâm sen, hoa nhài, táo nhân đập dập và lá vông đã sấy khô, tán nhỏ. Cho các nguyên liệu vào hãm với nước sôi khoảng 15 phút và cho hoa nhài vào để hương hoa phát huy tốt nhất. Sử dụng nhiều lần trong ngày, kiên trì áp dụng sẽ thấy được hiệu quả.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng cách làm chè hạt sen long nhãn vừa giúp giải nhiệt, chữa mệt ngủ. Đặc biệt thích hợp dành cho những người không thích uống trà hoặc vị đắng của hạt sen.

Nguyên liệu:

  • Hạt sen tươi: 100g
  • Nhãn lồng: 0,5kg
  • Đường phèn: 200g

Cách tiến hành:

  • Làm sạch và bỏ vỏ hạt sen tươi, đối với chè long nhãn thông thường có thể bỏ tim sen hoặc dùng hạt sen khô. Nhưng để cải thiện triệu chứng mất ngủ, người bệnh cần để lại phần tâm sen.
  • Luộc hạt sen với lửa vừa, cùng 2 lít nước. Thường xuyên kiểm tra để tránh tình trạng hạt sen quá nhừ.
  • Bỏ đường phèn vừa ăn vào nồi nước, tiếp tục đun với lửa nhỏ trong 15 phút để hạt sen thấm vị ngọt.
  • Lọc bỏ hạt của nhãn, giữ cho phần thịt bên ngoài không bị rách.
  • Vớt hạt sen, để nguội và lồng khéo léo vào bên trong của nhãn.
  • Tiếp tục cho thành quả vào đun trong nước chè chuẩn bị lúc trước trong khoảng 15 đến 20 phút.
  • Vớt ra và dùng chung với đá.

Bài thuốc từ tâm sen trị mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên là tình trạng mất ngủ đã kéo dài nhiều năm và rất khó cải thiện. Việc điều trị đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài. Chính vì vậy để giảm thiểu những hiệu quả không mong muốn từ thuốc tây, lạm dụng hoặc nhờn thuốc, ngày càng nhiều bệnh nhân mất ngủ kinh niên ưa chuộng các bài thuốc từ tim sen an toàn và lành tính.

Bài thuốc số 1: Cháo tim sen chữa mất ngủ

Cách chế biến này có thể đảm bảo dinh dưỡng, vừa đảm bảo nguyên vẹn dược tính điều trị bệnh cho bài thuốc tương tự như cách pha trà truyền thống.

mất ngủ ăn gì
Món cháo tâm sen là cách làm mới mẻ người bệnh nên thử

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 100g
  • Tâm sen tươi: 5g

Cách tiến hành:

  • Gạo tẻ vo sạch, có thể ngâm trong thời gian ngắn khoảng 30 phút.
  • Cho gạo và nước vào trong nồi. Khi nấu có thể thêm chút đường phèn để át đi tính đắng của tim sen, cháo gần chính cho tim sen vào ninh cùng, đảo đều.
  • Thêm rau thơm tùy thích và múc ra bát. Áp dụng 1, 2 lần trong tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc số 2:

Nguyên liệu:

  • Tim sen: 5g
  • Hoa hòe hoặc hoa nhài: 12g
  • Sinh thảo quyết minh sao cháy: 20g

Cách thực hiện:

  • Sinh thảo quyết minh có tác dụng tốt giúp an thần, hạ lipid máu và huyết áp rất hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng sinh thảo quyết minh dạng sao vàng tuy nhiên nên ưu tiên dạng sao cháy sẽ cho dược tính cao hơn.
  • Cho các nguyên liệu vào ấm và hãm cùng 1 lít nước sôi. Sau đó lấy ra dùng dần, có thể áp dụng hằng ngày.

Bài thuốc số 3: 

Nguyên liệu: 

  • Củ mài đã sao vàng: 20g
  • Hạt sen để nguyên tâm sen: 20g
  • Áo nhân sao vàng: 10g
  • Lá dâu: 10g
  • Lá vông sao vàng, tán bột: 10g

Cách thực hiện:

  • Đối với những nguyên liệu tươi, rửa sạch, bóc vỏ hạt sen, để ráo nước, thái nhỏ.
  • Cho hết những vị thuốc đã chuẩn bị trong một ấm trà và hãm lấy nước uống.
  • Sử dụng hằng ngày có tác dụng rất tốt giúp chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc hay mơ. Bài thuốc phù hợp với người căng thẳng, mệt mỏi, hay quên.

Bài thuốc số 4: Chữa mất ngủ do bốc hỏa, nóng trong

tim sen
Kết hợp tâm sen với các thảo dược khác giúp tăng hiệu quả chữa bệnh

Nguyên liệu:

  • Cam thảo: 5g
  • Tâm sen: 8g

Cách thực hiện

  • Để khắc chế vị đắng của tâm sen mà không làm ảnh hưởng tới dược tính của bài thuốc, người bệnh có thể sử dụng cam thảo tán bột hoặc cam thảo khô dạng miếng.
  • Cho hai nguyên liệu vào ấm và hãm chung với 1 lít nước nước nóng. Sau 15 – 20 phút có thể sử dụng khi còn ấm giúp định tâm, giải độc, điều hòa cơ thể, an thần rất hiệu quả khi dùng thường xuyên.

Bài thuốc từ tâm sen giúp an thần, dễ ngủ

Đối với những người bệnh thường xuyên hồi hộp, stress lâu ngày, lo âu có thể dẫn tới mất ngủ và ngủ không sâu giác, tinh thần rối loạn. Bài thuốc từ tâm sen kết hợp với các vị thuốc Đông y có thể đem lại những kết quả điều trị ngoài mong đợi.

Nguyên liệu:

  • Tâm sen: 8 – 10g
  • Hoa nhài: 10g
  • Mạch môn: 15g
  • Thảo quyết minh: 20g

Cách thực hiện:

  • Nên ưu tiên sử dụng các nguyên liệu đã sấy khô hoặc tiến hành sao khô tại nhà để giữ được dược tính và đồng thời loại bỏ độc tố.
  • Cho các nguyên liệu vào cùng với nước sôi. Trong 15 – 20 phút có thể dùng khi trà còn ấm. Tâm sen và thảo quyết minh có tác dụng an thần, định tâm rất hiệu quả. Mạch môn giúp giảm thiểu tình trạng mất ngủ do táo bón, hỗ trợ điều hòa huyết áp, lợi tiểu. 
  • Người bệnh có thể thay thế hoa nhài bằng cam thảo để cải thiện vị đắng của thuốc.

Các đối tượng không phù hợp dùng tâm sen chữa mất ngủ

Mặc dù tâm sen có tác dụng điều trị mất ngủ rất tốt tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng phù hợp để sử dụng. Việc áp dụng sai cách hoặc thiếu khoa học, chỉ dẫn có thể dẫn tới những hậu quả ngược lại. Dưới đây là một số đối tượng không phù hợp khi điều trị mất ngủ bằng tim sen. 

  • Đối tượng thuộc nhóm phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cơ địa vốn nhạy cảm. 
  • Tim sen có tính hàn nên không phù hợp sử dụng cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, hoặc người dưới 22 tuổi. Đối tượng người trẻ từ 22 tuổi trở lên chỉ sử dụng tim sen dạng pha loãng hoặc kết hợp với các thảo dược khác.
  • Người có thể hàn, can thận hư âm, lưỡi trắng nhợt nhạt, có biểu hiện chán ăn khi sử dụng tâm sen sẽ làm tăng thêm cảm giác mệt mỏi, sa sút.
  • Tâm sen khi sử dụng thường xuyên có thể làm rối loạn chức năng sinh lý, người có tiền sử mắc các bệnh về sinh lý nam hoặc nữ đều nên hạn chế sử dụng do nguy cơ giảm ham muốn, tinh lực. 
  • Người đang điều trị bệnh tiểu đường hoặc gặp các vấn đề về tim mạch nên hạn chế dùng tâm sen.
  • Tâm sen có thể khiến tim đập nhanh do tác dụng cường tim, rối loạn tâm thần và không thích hợp dùng cho bệnh nhân có cholesterol trong máu cao. Người đang mắc các bệnh này sử dụng tâm sen trong thời gian dài có thể gia tăng nguy cơ mất trí nhớ, rối loạn nhịp tim.

Lưu ý khi sử dụng tâm sen trị mất ngủ

Để ứng dụng tâm sen chữa mất ngủ thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Có thể lựa chọn mua sen tươi về và tự lọc lấy tâm hoặc mua tâm sen ở các cửa hàng uy tín. Trước khi mua nên tham khảo kỹ lưỡng thông tin và nguồn gốc, xuất xứ để tránh mua phải hàng kém chất lượng, nấm mốc, chứa độc tố.
  • Ưu tiên sử dụng tim sen sao vàng hoặc phơi khô.
  • Không nên sử dụng tim sen quá đặc sẽ khiến gây phản tác dụng. Người bệnh mất ngủ chỉ nên sử dụng từ 1 – 3 g mỗi ngày. Do hàm lượng alkaloid trong tim sen nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể khiến các cơ quan trong cơ thể bị đầu độc, đặc biệt là tim mạch.
  • Tim sen nếu pha loãng quá có thể giảm tác dụng.
  • Không sử dụng liên tục trong nhiều tháng, người bệnh có thể sử dụng cách ngày hoặc nghỉ ngơi giữa các tháng.
  • Khi áp dụng tâm sen trong thời gian dài nhưng không hiệu quả, người bệnh nên chủ động thay đổi phương pháp điều trị hoặc thăm khác tại các cơ sở y tế.
  • Thời gian để các bài thuốc từ tâm sen chữa mất ngủ phát huy tác dụng thường yêu cầu người bệnh kiên trì, tránh tâm lý nóng vội hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng.
  • Việc kết hợp tim sen với các thảo dược khác nên được tham khảo ý kiến chuyên gia, việc tự ý áp dụng có thể gia tăng nguy cơ sử dụng thảo dược kém chất lượng hoặc biến đổi dược tính của bài thuốc.
  • Bên cạnh việc sử dụng tim sen, người bệnh nên duy trì lối sống và sinh hoạt điều độ khoa học.
  • Kết hợp luyện tập thể dục nhẹ nhàng tăng cường hiệu quả bài thuốc như yoga, chạy bộ, ngồi thiền, thở bằng bụng…
bài tập chữa mất ngủ
Để bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất nên kết hợp luyện tập nhẹ nhàng
  • Tránh vận động quá sức hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ có thể khiến người bệnh đi tiểu đêm hoặc tim đập nhanh dẫn tới mất ngủ.
  • Khi sử dụng tim sen, người bệnh nên chú ý kiêng các thực phẩm như trứng, các loại cá giúp cân bằng dưỡng chất trong cơ thể hoặc các loại hoa quả giúp đào thải độc tố, giảm căng thẳng, điều hòa huyết áp như chuối, cà chua…
  • Ngoài ra hạn chế dung nạp đồ ăn chứa nhiều chất đạm hoặc cay nóng, khó tiêu. Đồ ăn có nhiều đường, chiên qua dầu mỡ nhiều. Tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
  • Duy trì giấc ngủ từ trước 23h và kéo dài 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

Xem thêm:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan