Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ CKI Đỗ Thanh Hà | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Tắc mạch ối là cấp cứu sản khoa cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao lên đến 80-90%. Hiện tượng này xảy ra khi nước ối, tế bào thai hoặc tóc của thai nhi đi vào tuần hoàn của người mẹ, gây ra tình trạng suy sụp tuần hoàn hô hấp. Tắc mạch ối là một hiện tượng xảy ra đột ngột và khó dự phòng trước, điều này khiến nhiều phụ nữ mang thai hoang mang lo lắng.

Tắc mạch ối là gì?

Tắc mạch ối (thuyên tắc ối), tên tiếng Anh là Amniotic Fluid Embolism Syndrome) là một trong những hiện tượng tai biến sản khoa hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao lên đến 80-90%. Hiện tượng này có thể gặp phải ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ và đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu.

Tắc mạch ối là tình trạng nước ối, tế bào thai, tóc, lông,... của thai nhi xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của người mẹ. Thông qua hệ thống tĩnh mạch tại vị trí nhau thai bám vào gây ra một số phản ứng nghiêm trọng cho thai phụ như: Suy tim, xuất huyết, tụt huyết áp, phù phổi, mất ý thức, hôn mê, co giật,...

Ở Mỹ, ước tính cứ khoảng 8.000 - 30.000 phụ nữ mang thai sẽ có 1 thai phụ bị tắc mạch ối. Tại Canada, một nghiên cứu từ năm 1991-2022 trên 3 triệu trường hợp thai phụ đi đẻ ở bệnh viện cho thấy tỷ lệ gặp phải hiện tượng thuyên tắc ối là khoảng 14.8/100.000 (trường hợp đẻ đa thai) và 6/100.000 (trường hợp đẻ một thai). Một nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000-2002 ở Anh cũng cho thấy tỷ lệ thai phụ bị mắc phải bệnh lý này là khoảng 3.7/1.000.000 trường hợp, với tỷ lệ người mẹ tử vong lên đến 80%.

tac mach oi
Đây là bệnh lý sản khoa hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao lên đến 90%

Hiện tượng này thường xảy ra bất kỳ thời điểm nào khi mang thai, trong lúc sinh hoặc sau sinh. Tuy nhiên thời điểm tắc mạch ối xảy ra nhiều nhất chính là lúc chuyển dạ, thống kê cho thấy:

  • 11% trường hợp tắc mạch ối xảy ra sau quá trình người mẹ sinh thường.
  • 12% trường hợp xảy ra khi màng ối vẫn còn nguyên.
  • 19% trường hợp xảy ra khi người mẹ tiến hành sinh mổ.
  • 70% trường hợp xảy ra trong quá trình chuyển dạ.

Tắc mạch ối là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao, lên đến 90% ở người mẹ và 60% ở thai nhi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp được chẩn đoán và xử lý kịp thời nên cả mẹ và thai nhi đều được an toàn. Bệnh lý này là một tai biến sản khoa hiếm gặp nên nhiều người thường chủ quan. Do đó, việc thực hiện chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý hiệu quả ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng.

Cơ chế của hiện tượng thuyên tắc ối xuất hiện do 3 hoàn cảnh sau:

  • Thai phụ bị vỡ màng ối.
  • Thai phụ bị vỡ tĩnh mạch của tử cung và cổ tử cung.
  • Áp lực đến từ buồng tử cung cao hơn nhiều so với áp lực tĩnh mạch.

Tắc mạch ối là một hiện tượng không thể dự phòng và phần lớn các trường hợp bị tắc mạch ối đều không chữa trị được. Hiện chưa có một can thiệp nào cho thấy có thể cải thiện được tiên lượng của sản phụ bị thuyên tắc ối. Tắc mạch ối thực sự là một nỗi khiếp sợ không chỉ đối với các sản phụ và gia đình mà còn đối với cả các nhân viên y tế. Do đó việc chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý kịp thời đúng đắn mang lại ý nghĩa quan trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Triệu chứng tắc mạch ối

Hiện tượng tắc mạch ối ở giai đoạn đầu có những biểu hiện khá rõ ràng như: Suy hô hấp, cơ thể tím tái đột ngột kèm theo tình trạng tụt huyết áp, phổi bị sưng phù, thai phụ bị choáng, hệ thống thần kinh bị tác động dẫn đến lú lẫn, mất ý thức và co giật,...

tac mach oi
Thai phụ bị thuyên tắc ối ở giai đoạn nguy hiểm sẽ rơi vào hôn mê

Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành ấn tim, xoa bóp tim để tăng cường tuần hoàn, giúp tim đẩy máu được nhanh hơn, cung cấp oxy đến các cơ quan quan trọng khác như não, thận, phổi, gan, tim,... Đồng thời người mẹ sẽ được bổ sung thêm các loại thuốc để duy trì hoạt động của tim mạch, truyền máu và áp dụng nhiều biện pháp khác để đưa thai nhi ra ngoài an toàn.

Có đến 40% thai phụ sau khi vượt qua được các triệu chứng ban đầu thì lại tiếp tục gặp phải các dấu hiệu khác như xuất huyết ở nhiều nơi, đờ tử cung, đông máu trong lòng mạch. Thậm chí một số người còn xuất hiện tình trạng tim ngừng đập trong vài phút do mất máu quá nhiều và tử vong sau vài giờ sau đó.

Nguyên nhân gây tắc mạch ối

Ở trạng thái bình thường, nước ối sẽ nằm ở trong buồng ối và không làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên khi vách ngăn giữa khoang ối và tuần hoàn của thai phụ bị phá hủy, nước ối sẽ di chuyển vào máu của thai phụ thông qua các tĩnh mạch ống cổ tử cung, qua nội mạc tử cung, qua vị trí rau bám đã bong, hoặc tử cung đã bị tổn thương gây ra tình trạng tắc mạch ối. Mặc dù vậy, không phải trường hợp nào nước ối trong tử cung khi đi vào tuần hoàn máu của người mẹ cũng gây ra tình trạng tắc nghẽn, vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Các chuyên gia cho biết, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh nở đều có nguy cơ gặp phải tình trạng tắc mạch ối trước, trong và sau khi sinh con. Giới y học đã ghi nhận một vài đặc điểm chung của những người bị tắc mạch ối như: Thai nhi lớn, thai quá ngày sinh, trong quá trình mang thai người mẹ thường bị căng thẳng, lo lắng, khó thở, nôn mửa.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị tắc mạch ối như:

  • Yếu tố tuổi tác: 25-35 tuổi là khoảng thời gian thích hợp nhất đề mang thai và sinh con. Do đó những phụ nữ ngoài 35 tuổi được đánh giá là đã quá độ tuổi an toàn khi sinh nở. Những người này sẽ có nguy cơ bị tắc mạch ối sau sinh cao hơn so với những người khác.
  • Sinh con rạ: Ước tính có khoảng 75% số trường hợp bị thuyên tắc ối xảy ra ở những thai phụ sinh con ra. Tình trạng này ít gặp hơn ở những người sinh con so.
  • Mang thai bé trai: Về giới tính của thai nhi, có khoảng 67% số trường hợp bị thuyên tắc ối xảy ra khi mẹ bầu mang thai các bé trai. Tình trạng này xuất hiện ít hơn khi mang thai bé gái.
  • Số lần mang thai: Những phụ nữ đã từng mang thai và sinh con nhiều lần (trên 3 lần) cũng dễ gặp phải tình trạng này.
  • Nhau thai bất thường: Trong quá trình mang thai, nếu cấu trúc trong tử cung của thai phụ phát triển bất thường sẽ làm tăng nguy cơ bị thuyên tắc ối.
  • Thai phụ bị tiền sản giật: Ở những phụ nữ mang thai bị mắc chứng tiền sản giật, sa dây rốn, cao huyết áp, protein niệu là những đối tượng dễ gặp phải bệnh lý này.
  • Quá trình sinh nở sử dụng các thủ thuật để lấy thai nhi: Thai phụ áp dụng các thủ thuật Forceps, giao kéo, kẹp, chọc hút nước ối,... có thể làm phá vỡ vách ngăn vật lý giữa mẹ và thai nhi.
  • Tổn thương tử cung: Thai phụ từng có những tổn thương ở tử cung hoặc cổ tử cung như viêm lộ tuyến, viêm tử cung, chọc hút nước ối,... có nguy cơ bị thuyên tắc ối cao hơn những người khác.

Biến chứng tắc mạch ối

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng tắc mạch ối là một trong những tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm. Khi nước ối chảy vào tĩnh mạch, tràn vào tim, phổi và não sẽ gây ra tình trạng suy hô hấp cấp. Thai phụ sẽ gặp phải những hiện tượng như: Cơ thể tím tái đột ngột, rối loạn đông máu, trụy tim mạch. Đặc biệt hiện tượng sẽ nguy kịch hơn khi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

tac mach oi
Biến chứng tắc mạch ối gây ra hiện tượng rối loạn đông máu khiến người bệnh rơi vào trạng thái nguy hiểm

Trường hợp người mẹ bị chứng thuyên tắc ối nhưng không được cấp cứu kịp thời, nhanh chóng, sẽ có thể gây ra những hệ quả đáng tiếc như:

  • Tim và phổi ngừng hoạt động, kèm theo đó là tình trạng rối loạn đông máu, mất nhiều máu khiến thai phụ bị thiếu oxy.
  • Thai phụ bị giảm thể tích tuần hoàn, suy gan, suy thận cấp,... mất máu quá nhiều mà không được truyền máu kịp thời. Khi đó người bệnh sẽ phải tiến hành lọc thận, lọc máu và chạy tuần hoàn ngoài cơ thể.
  • Việc truyền máu và dịch với khối lượng lớn vào cơ thể để duy trì tuần hoàn dễ gây ra tình trạng trụy tim mạch dẫn đến tình trạng phù phổi cấp.
  • Hội chứng sheehan gây chảy máu nghiêm trọng dẫn đến hoại tử một phần hoặc toàn bộ thùy trước tuyến yên gây ra tình trạng suy tuyến yên. Khi đó, người bệnh sẽ có những dấu hiệu đi kèm như vô kinh, rụng tóc, mất sữa, suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận,...
  • Tỷ lệ cả mẹ và thai nhi tử vong là rất cao.

Thuyên tắc ối gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng cho cả mẹ và bé.

Các biện pháp chẩn đoán

Thuyên tắc ối có thể xảy ra ở bất cứ ai, do đó thai phụ cần thường xuyên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra đánh giá tình hình sức khỏe của mình cả trước, trong và sau sinh. Dưới đây là một số phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng thuyên tắc ối được các bác sĩ áp dụng:

Chẩn đoán lâm sàng

Thai phụ có thể xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng như:

  • Ho, suy hô hấp, nhịp thở nhanh, cơ thể tím tái.
  • Huyết áp bị giảm, mạch đập chậm, thậm chí là ngừng tim.
  • Ngất xỉu, lú lẫn hoặc co giật.
  • Tim thai chậm do thiếu oxy trong máu.
  • Mất trương lực cơ tử cung do bị mất máu quá nhiều sau sinh.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số dấu hiệu chẩn đoán cận lâm sàng không nên bỏ qua:

  • Khí máu động mạch: Kiểm tra hô hấp và khả năng chuyển hóa.
  • Xuất hiện các biểu hiện của đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) như: Giảm tiểu cầu, PT và aPTT kéo dài, giảm fibrinogen.
  • Công thức máu: Xét nghiệm để xác định tình trạng đông máu toàn bộ, xét nghiệm khí trong máu.
  • Chụp X-quang: Thấy phổi bị sưng phù.
  • Điện tâm đồ (ECG): Nhịp tim nhanh, phần ST và sóng T thay đổi.
  • Giải phẫu bệnh: Phát hiện có tế bào sừng, chất nhầy của thai nhi trong máu động mạch phổi.

tac mach oi
Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng giúp bác sĩ phán đoán chính xác tình trạng sức khỏe thai phụ

Tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có những chỉ định chẩn đoán và xét nghiệm khác. Những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trên thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ, trong lúc sinh hoặc sau sinh 30 phút. Do đó người nhà và các bác sĩ cần hết sức lưu ý về vấn đề này.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt hiện tượng tắc mạch ối với những căn bệnh khác có dấu hiệu tương tự:

  • Sốc phản vệ.
  • Phình tách động mạch chủ.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Nhồi máu phổi.
  • Sốc nhiễm khuẩn.

Phòng ngừa tình trạng tắc mạch ối

Các bác sĩ vẫn chưa thể lý giải được tại sao nước ối vào tuần hoàn của người mẹ lại chỉ xảy ra ở một vài trường hợp chứ không xảy ra ở những người khác. Bên cạnh đó các bác sĩ cũng đang tiến hành nghiên cứu đáng giá vai trò của những mảnh mô thai loại hay một vài yếu tố nào đó của người mẹ khiến cho tình trạng thuyên tắc ối này chỉ xảy ra ở thai phụ với một tỷ lệ rất nhỏ.

Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp phòng ngừa tình trạng tắc mạch ối ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Tuy nhiên với sự phát triển tiến bộ của công nghệ siêu âm và khám sàng lọc trước khi sinh có thể sớm phát hiện và cảnh báo những thai phụ có nguy cơ gặp phải tình trạng thuyên tắc ối. Từ đó có thể đưa ra được phương pháp xử lý những bất thường, tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc.

Các biện pháp điều trị

Tắc mạch ối là một biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên việc cấp cứu kịp thời và hiệu quả vẫn sẽ mang lại cơ hội sống sót cho người bệnh. Quá trình cấp cứu cho người bệnh cần được phối hợp bởi các chuyên khoa khác nhau mới có thể đem lại được hiệu quả điều trị cao.

Nguyên tắc điều trị

  • Hồi sức cấp cứu một cách tích cực
  • Phối hợp giữa các khoa: Khoa sản, Khoa nhi, Gây mê hồi sức.

tac mach oi
Phẫu thuật lấy đứa trẻ trong trường hợp mẹ bầu không đáp ứng các phương pháp điều trị

Về mặt gây mê hồi sức

  • Sử dụng máy thở oxy.
  • Hồi sinh tim phổi nếu thấy có hiện tượng tim ngừng đập. Nếu thai phụ không đáp ứng cần phải phẫu thuật để đưa thai nhi ra ngoài.
  • Tiến hành hạ huyết áp dùng dung dịch keo và sản phẩm máu.
  • Đặt catheter động mạch phổi trong trường hợp huyết động không ổn định.
  • Phải liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Về mặt sản khoa

  • Tiến hành cho sinh ngay, nếu không sinh thường được cần áp dụng ngay phương pháp sinh mổ. Tùy từng trường hợp sẽ có những chỉ định phù hợp.
  • Tiến hành hồi sức tích cực cho trẻ sơ sinh.

Một số phương pháp điều trị phối hợp

  • Thở máy cho ARDS.
  • Điều trị rối loạn đông máu bằng plasma tươi và tiểu cầu.
  • Hội chẩn: Bệnh nhân bị tắc mạch ối phải được điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu.

Tắc mạch ối là một cấp cứu sản khoa không dự báo trước nên rất khó để dự phòng. Vì vậy, phụ nữ mang thai luôn phải ở trong tâm thế sẵn sàng để chiến đấu với bệnh lý nguy hiểm này. Thai phụ cần được chăm sóc và theo dõi sức khỏe thường xuyên bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên bạn cũng không nên vì điều này mà lo lắng quá, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tắc Mạch Ối bằng YHCT


Bài viết liên quan