Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị suy thận. Một trong những thắc mắc thường gặp của bệnh nhân là suy thận có uống sữa được không? Hay suy thận uống sữa gì tốt? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các vấn đề này chi tiết nhất.

Suy thận có nên uống sữa không?

Khi mắc chứng suy thận, chức năng thận bị suy giảm dẫn đến việc lọc các chất độc và chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể cũng kém dần. Do vậy, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống kỹ lưỡng. Suy thận uống sữa được không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân bởi đây là thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho người bị ốm thường gặp.

Suy thận uống sữa gì tốt?
Suy thận uống sữa gì tốt?

Câu trả lời phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng bệnh ở giai đoạn nào. Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm chứa protein để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân gặp tình trạng bệnh nặng hơn thì cần loại bỏ các loại thực phẩm này, trong đó có sữa.

Điều này là do khi cơ thể thu nạp một lượng lớn chất đạm sẽ dễ chuyển hóa thành ure và creatinin. Những chất này càng tăng cao càng khiến thận phải hoạt động quá tải và càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên tắc lựa chọn sữa cho người suy thận

Khi lựa chọn sữa cho bệnh nhân bị suy thận, người bệnh cũng cần dựa vào từng giai đoạn của bệnh để lựa chọn các loại sữa phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn sữa cho bệnh nhân suy thận được chuyên gia dinh dưỡng.

Nguyên tắc lựa chọn sữa cho người suy thận
Nguyên tắc lựa chọn sữa cho người suy thận

Bệnh nhân nên sử dụng các loại sữa chứa nhiều dinh dưỡng nhưng ít protein, đặc biệt là các loại vitamin và nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể như axit folic, sắt, vitamin A,C,E, vitamin B12… Những chất này có công dụng tốt trong việc trao đổi chất và ngăn chặn các gốc tự do, đồng thời tăng cường khả năng hoạt động của cầu thận. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng của suy thận hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh lưu ý cần tránh một số loại sữa có chứa nhiều hoạt chất khiến thận quá tải như kali, photpho và natri.

3 loại sữa người suy thận nên sử dụng

Suy thận có uống được sữa ensure không cũng là thắc mắc của nhiều người khi bị suy thận khi lựa chọn loại sữa phù hợp cho mình. Câu trả lời là có vì trong ensure có chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể như canxi, vitamin, photpho… Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng với liều lượng và chế độ hợp lý. Bên cạnh ensure, người bệnh có thể tham khảo một số loại sữa sau đây:

Sữa Nepro 1

Sữa Nepro 1 là loại sữa được công ty Cổ phần sữa Sức Sống Việt Nam sản xuất và phân phối dành riêng cho người suy thận. Đây là một trong những loại sữa dành cho người suy thận tốt nhất, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến chuẩn quốc tế.

Sữa Nepro 1 là loại sữa được công ty Cổ phần sữa Sức Sống Việt Nam sản xuất và phân phối dành riêng cho người suy thận
Sữa Nepro 1 là loại sữa được công ty Cổ phần sữa Sức Sống Việt Nam sản xuất và phân phối dành riêng cho người suy thận

Thành phần: Thành phần chính của sữa Soy Protein là protein từ đậu nành không chứa chất béo và protein. Ngoài ra, sữa còn chứa một số thành phần khác như palatinose, riboflavin và hỗn hợp các loại khoáng chất và vitamin như Vitamin C,B6,D3…

Công dụng: 

  • Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị suy thận.
  • Tăng khả năng hấp thu và tiêu hóa dưỡng chất có trong sữa.
  • Giảm nguy cơ mắc các biến chứng ở người suy thận như huyết áp và tim mạch.

Cách sử dụng: 

  • Trước tiên, bạn cần tiệt trùng dụng cụ pha sữa.
  • Sau đó, sử dụng nước sôi với nhiệt độ khoảng 45 – 55 độ rồi pha sữa và khuấy đều.
  • Người bệnh nên uống ngay khi pha xong và nên sử dụng mỗi ngày 4 – 5 ly.

Giá bán: Sữa Nepro 1 đang được bán trên thị trường với mức giá khoảng 200.000 – 250.000 VNĐ/hộp 400g.

Suy thận uống sữa gì? Sữa Nutricare Kidney 1

Nutricare là thương hiệu sữa được nhiều người biết đến giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Sản phẩm Nutricare Kidney 1 có công dụng cân bằng chất điện giải và cải thiện sức khỏe cho người suy thận.

Thành phần: Thành phần chính của sản phẩm có thể kể đến như Glutamic acid, Arginine, Leucine, Methionine, MUFA. Ngoài ra, sữa còn chứa một số thành phần hỗn hợp khác như các loại vitamin và khoáng chất kali, natri…

Công dụng: 

  • Cân bằng chất điện giải, giảm ure cũng như protein trong máu.
  • Tiêu hóa dễ, kiểm soát đường huyết và tốt cho tim mạch.
  • Cải thiện vấn đề thiếu máu do suy thận.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cơ thể cần, phù hợp cho những người cần bồi bổ sức khỏe.

Cách sử dụng: 

  • Pha sữa bằng nước đun sôi để ẩm khoảng 45 – 50 độ, 4 muỗng sữa tương ứng với 95ml nước đun sôi.
  • Bệnh nhân nên sử dụng mỗi ngày khoảng 2 – 3 ly để mang lại hiệu quả, không uống liền nhau trong vòng 3 giờ đồng hồ.

Giá bán: Sữa Nutricare Kidney 1 hiện đang được bán trên thị trường với mức giá khoảng 260.000 – 520.000 VNĐ/ hộp.

[pr_middle_post]

Suy thận uống sữa gì? Sữa Fresubin Renal

Fresubin Renal là thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dùng cho người bị suy thận mạn. Loại sữa này cung cấp nhiều năng lượng cho người bệnh trong khi chứa rất ít chất điện giải và chất đạm.

Fresubin Renal là thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dùng cho người bị suy thận mạn
Fresubin Renal là thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dùng cho người bị suy thận mạn

Thành phần: Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần như dầu cá, isomaltulose, các loại vitamin và chất xơ.

Công dụng: 

  • Sữa Fresubin Renal bổ sung các chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Giúp cung cấp cho người bệnh năng lượng dồi dào.

Cách sử dụng: Trước khi uống, người bệnh nên lắc đầu và nền uống chậm. Mỗi ngày cần bổ sung 2 – 3 chai để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Giá bán: Sản phẩm hiện đang được bán trên thị trường với giá khoảng 320.000 – 350.000 VNĐ/lốc 4 chai 200ml.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc suy thận uống sữa gì. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được loại sữa phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Đừng quên thăm khám thường xuyên để luôn nắm được tình hình diễn biến của bệnh.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan