Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy thận tại thận là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Việc nắm rõ các thông tin gồm nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp điều trị và phòng tránh giúp người bệnh chủ động ngăn cản bệnh lý nguy hiểm này.

Suy thận tại thận là gì? Triệu chứng có thể gặp phải

Suy thận là khái niệm chỉ tình trạng thận bị suy giảm hoặc mất chức năng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dựa vào vị trí giải phẫu và nguyên nhân, suy thận được chia thành 3 nhóm: suy thận trước thận, suy thận sau thận và suy thận tại thận.

Trong đó, suy thận tại thận là suy thận do nhóm nguyên nhân bệnh lý tại thận gây ra. Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình như:

  • Mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, tức ngực
  • Sưng phù một số bộ phận
  • Ít đi tiểu
  • Hạ huyết áp, thường xuyên phải thở sâu
  • Chỉ số ure cũng như creatinin máu tăng khá nhanh.
Suy thận tại thận khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi
Suy thận tại thận khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi

Suy thận cấp tại thận là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, thường phải có sự chăm sóc đặc biệt từ bác sĩ. Do vậy, người bệnh cần đề cao việc chủ động thăm khám nếu thấy xuất hiện tình trạng trên.

Một số nguyên nhân gây suy thận tại thận

Suy thận tại thận xảy ra do tổn thương thực thể tại thận, cụ thể gồm 3 nhóm nguyên nhân chính là:

Ống thận bị tổn thương

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy thận tại thận đầu tiên phải kể đến chính là sự tổn thương ở ống thận. Cụ thể, bộ phận này bị viêm hoặc hoại tử do những yếu tố sau:

  • Bệnh suy thận trước thận quá nặng gây ra thiếu máu nghiêm trọng.
  • Sử dụng nhiều thuốc kích ứng thận như kháng sinh, hóa chất điều trị, kim loại nặng, thuốc cản quang có iod,…
  • Sau khi nhiễm khuẩn nặng, người bệnh bị suy thận cấp thứ phát nhưng không được điều trị sớm.
  • Hemoglobin và myoglobin niệu, myeloma, các tinh thể muối urat, oxalat… gây ra tắc ống thận.
  • Di chứng sau khi mang thai như sản giật, chảy máu tử cung,…
Một số loại thuốc có tác động xấu khiến ống thận bị tổn thương
Một số loại thuốc có tác động xấu khiến ống thận bị tổn thương

Bệnh lý viêm thận kẽ

Có khá nhiều trường hợp mắc bệnh viêm thận kẽ dẫn đến suy thận tại thận. Bệnh lý này xảy ra do 2 nguyên nhân chính là nhiễm trùng và dùng thuốc Tây y. Cụ thể như sau:

  • Cơ thể bị nhiễm trùng do bị các loại vi khuẩn ( cụ thể là streptococcus, pneumococcus), virus ( điển hình gồm EBV, CMV, HIV), nấm và Mycoplasma tấn công.
  • Lymphoma, sarcoidosis gây thâm nhiễm.
  • Sử dụng một số loại kháng sinh ảnh hưởng đến thận như vancomycin, quinolon, cephalosporin, penicilin, rifampicin,…
  • Thường xuyên dùng thuốc lợi tiểu như thiazide, furosemide,…
  • Thuốc chống viêm giảm đau không steroid, allopurinol, thuốc ức chế men chuyển gây ra tác dụng phụ.

Cầu thận bị tổn thương

Bệnh mạch máu và màng đáy cầu thận là nguyên nhân chính khiến cầu thận tổn thương gây ra suy thận tại thận. Chúng xảy ra do:

  • Những người đang mắc hội chứng Goodpasture.
  • Bệnh lý mạch máu như Wegener, viêm mạch, tăng huyết áp ác tính.
  • Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc như cisplatin, cyclosporin, amphotericin B…
  • Hội chứng tan máu tăng ure máu (HUS) hoặc giảm tiểu cầu (TTP).

Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy thận cấp tại thận

Khi đến các cơ sở y tế, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi thông tin và biểu hiện lâm sàng gặp phải. Đồng thời, người bệnh bắt buộc phải thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu như chụp X-quang, MRI, siêu âm, sinh thiết thận.

Khi đã nắm rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân gây ra thể suy thận này, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Cân bằng nước đồng thời đảm bảo huyết động

Đầu tiên, bác sĩ sẽ theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm, nghe phổi, xem xét dấu hiệu phù kết mạc và dịch ra vào. Từ đó sẽ đưa ra chỉ định để đảm bảo đúng công thức: Dịch ra bằng với số lượng tiểu/24 giờ cộng với  0,5-0,6 ml/kg/giờ ( dịch mồ hôi, da).

Tùy vào tình trạng mà người bệnh có thể được truyền muối NaCl 0,9% hoặc albumin 5%. Trong trường hợp huyết áp giảm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc vận mạch hoặc norepinephrine.

Cân bằng kiềm toan, điện giải

Nếu cơ thể xảy ra tình trạng mất cân bằng điện giải, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc natri bicarbonat, kayexalate, calci clorua để điều chỉnh lượng kali. Khi độ pH < 7,20, người bệnh cần phải truyền NaHCO3 4,2% hoặc dung dịch 1,4% từ 250-500ml. Ngoài ra cần phải đảm bảo lượng natri, canxi và phospho trong máu ở mức cho phép.

Người bệnh suy thận tại thận phải truyền dịch để cân bằng điện giải trong cơ thể
Người bệnh suy thận tại thận phải truyền dịch để cân bằng điện giải trong cơ thể

Dùng thuốc lợi tiểu

Khi bị suy thận tại thận, người bệnh thường rất ít đi tiểu. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc lợi tiểu nhằm giảm áp lực lọc máu cho thận. Đồng thời uống manitol và dung dịch bicarbonate để ngăn chặn phù nề, sưng, tắc ống thận.

Điều trị suy thận bằng phương pháp lọc máu

Sau khi đã thực hiện xong bước thăm khám để xác định tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân, bác sẽ sẽ tiến hành kiểm tra các chỉ số về lượng ure, kali, natri, độ pH. Nếu kết quả như sau, người bệnh phải nhanh chóng tiến hành lọc máu để điều trị:

  • Ure trong máu > 30mmol/l
  • Kali  > 6 mmol/l
  • Natri nằm trong khoảng 115 mmol/l đến 160 mmol/l
  • Toan chuyển hóa pH trong máu < 7,20
  • Áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng cao

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và điều kiện cơ sở vật chất, người bệnh có thể thực hiện một trong những phương pháp lọc máu sau:

  • Thẩm phân phúc mạc: Nếu không máy lọc máu cấp, hoặc không thấy đường vào mạch máu, bác sĩ sẽ đặt ống thông tạm thời đưa dịch lọc vào để biến màng bụng thay thế chức năng thận. Sau mỗi 2 giờ sẽ thay thế dịch lọc mới.
  • Lọc máu ngắt quãng: Người bệnh phải lọc máu mỗi ngày, tùy vào mức độ suy yếu của thận mà thời gian có thể kéo dài 4-5-6 giờ/1 lần lọc.
  • Lọc máu liên tục: Nếu suy thận tại thận kèm sốc và suy đa tạng sẽ cần lọc máu liên tục trong 18 – 24h/ngày.
  • Ghép thận: Khi phương pháp lọc máu không còn hiệu quả, người bệnh cần phẫu thuật ghép thận để duy trì sự sống. Thận mới được thay thế sẽ hoạt động thay thế thận cũ. Tuy nhiên, chi phí rất cao, người bệnh cũng dễ bị đào thải sau ghép rất nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận tại thận

Các bác sĩ sẽ xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng cho người bị suy thận tại thận theo nguyên tắc sau:

  • Calo: 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày.
  • Axit amin: 0,65-2,5 gam/kg cân nặng/ngày.
  • Lipit: 40 – 50g/ngày.
  • Protein: 0,8 g/kg/ngày.
  • Muối:  2,5 – 5g/ngày.
  • Kali: 2.000-3.000 mg/ngày.
  • Canxi: 900-1.200mg/ngày.

Một số thực phẩm được khuyến khích sử dụng hàng ngày là bắp cải, ớt chuông, nấm Shiitake, dầu thực vật (oliu, đậu nành, dầu mè…), cá, trứng, sữa và tinh bột ít đường. Bên cạnh đó cần hạn chế ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, hải sản, thức ăn nhanh và chất kích thích.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị suy thận nói chung và suy thận tại thận nói riêng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị suy thận nói chung và suy thận tại thận nói riêng

Biện pháp phòng ngừa suy thận tại thận

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chủ động phòng tránh suy thận tại thận bằng cách thực hiện những việc sau:

  • Uống thuốc theo đúng đơn được kê, nắm rõ chống chỉ định và tác dụng phụ của thuốc đang uống.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh béo phì.
  • Lối sống lành mạnh, không làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi hợp lý, không để cơ thể căng thẳng kéo dài và tuyệt đối tránh xa chất kích thích, bia rượu,…
  • Rèn luyện thể lực bằng cách tập thể dục, chơi thể thao mỗi ngày.
  • Theo dõi và đảm bảo chỉ số huyết áp ổn định.
  • Tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh suy thận để điều chỉnh lối sống, phòng ngừa cũng như phát hiện và điều trị sớm nếu không may gặp phải.
  • Khám tổng quát toàn bộ cơ thể ít nhất 1 lần/năm để nắm rõ tình hình sức khỏe.

Suy thận tại thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Người bệnh cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, điều chỉnh lối sống khoa học để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
thuoc-nam-chua-suy-than
suy-than-sau-than
thuoc-tri-than-yeu