Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy thận mạn là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan khi không may mắc phải bệnh lý này. Việc tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh suy thận là điều rất cần thiết. 

Suy thận mạn là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Suy thận mạn hay còn được gọi là bệnh thận mạn hay suy thận mãn tính, là tình trạng suy giảm chức năng thận ở dưới mức bình thường. Ở tình trạng này, chức năng lọc máu của người bệnh bị giảm sút, bệnh nhân có thể bị rối loạn điện giải, thiếu máu mãn tính và tăng huyết áp.

Triệu chứng bệnh suy thận mạn

Suy thận mạn bệnh học thường không có những biểu hiện rõ ràng để nhận biết. Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn thì các triệu chứng của bệnh lý này mới xuất hiện. Những dấu hiệu mà người suy thận mạn có thể gặp phải bao gồm:

Những dấu hiệu mà người suy thận mạn có thể gặp phải bao gồm
Những dấu hiệu mà người suy thận mạn có thể gặp phải bao gồm
  • Thiếu máu là một trong những tình trạng phổ biến ở người suy thận. Bên cạnh thiếu máu, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện như da xanh xao, hoa mắt, chóng mặt và niêm mạc nhợt nhạt.
  • Người bệnh cũng có thể bị tăng huyết áp và rất nguy hiểm nếu xuất hiện vấn đề này trong thời gian dài. Một số biến chứng của tình trạng tăng huyết áp có thể kể đến như xơ vữa động mạch, suy tim và rối loạn nhịp tim…
  • Chân bị bỏng rát, cảm giác như kiến bò, gặp phải tình trạng chuột rút.
  • Chán ăn, buồn nôn và rối loạn đường tiêu hóa.
  • Ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể bị phù, rối loạn tâm thần và hôn mê.

Nguyên nhân gây suy thận mạn

Nguyên nhân chính của tình trạng suy thận mạn là do một số bệnh lý nền về thận dẫn tới suy thận. Cụ thể, những nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề suy thận là:

  • Bệnh lý về cầu thận như viêm cầu thận cấp, mãn tính; viêm cầu thận do các bệnh hệ thống…
  • Bệnh lý liên quan đến ống kẽ thận mạn.
  • Đái tháo đường và tăng huyết áp gây tổn thương và suy giảm chức năng thận.
  • Nhiễm độc trong một khoảng thời gian dài và mắc một số bệnh có nguy cơ cao gây suy thận.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh lý.
  • Bệnh lý về thận khác như suy tim sung huyết, mạch động mạch thận, nhiễm trùng đường tiết niệu

Suy thận mạn nguy hiểm ra sao?

Suy thận mạn có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Chức năng của thận bị suy giảm sẽ khiến các chất độc tích tụ lại bên trong cơ thể và gây ra một số vấn đề như phù, tăng huyết áp, thiếu máu…

Suy thận mạn có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít bệnh nhân
Suy thận mạn có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít bệnh nhân

Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng suy thận mạn vô cùng nguy hiểm như:

  • Yếu cơ, xương bị tổn thương, viêm thần kinh ngoại vi.
  • Nhiễm trùng trong cơ thể như nhiễm trùng da.
  • Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể như rối loạn dinh dưỡng, kháng insulin, lipid máu.
  • Phù phổi, viêm phổi, tràn dịch màng phổi và viêm phế quản.
  • Một số biến chứng về tim mạch như viêm màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim, cơ tim do ure máu cao…

Ở giai đoạn cuối, suy thận kinh niên không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Người mắc chứng suy thận không thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh mà cần đến sự can thiệp của biện pháp lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận.

Cách điều trị bệnh suy thận mạn hiệu quả

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, người bệnh cần đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chẩn đoán hình ảnh bằng chụp X quang, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu và xạ hình chức năng thận.

Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị theo Tây y

Phương pháp điều trị Tây y thường áp dụng các loại thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh và hỗ trợ tăng cường chức năng thận. Cách chữa này thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

Phương pháp điều trị Tây y thường áp dụng các loại thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh và hỗ trợ tăng cường chức năng thận
Phương pháp điều trị Tây y thường áp dụng các loại thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh và hỗ trợ tăng cường chức năng thận

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân suy thận mạn:

  • Thuốc điều hòa huyết áp và thuốc lợi tiểu có tác dụng điều trị tăng huyết áp.
  • Thuốc điều trị thiếu máu như Sắt, Axit folic hoặc Erythropoietin dạng tiêm dưới da.
  • Thuốc kiểm soát chỉ số nồng độ cholesterol xấu gây rối loạn lipid trong máu như Gemfibrozil, Statin…
  • Thuốc điều trị loãng xương thông qua việc bổ sung Canxi hoặc Vitamin D, Cholecalciferol 2800UI, nhóm Bisphosphonat…

Đối với giai đoạn cuối, thận của người bệnh không còn khả năng đào thải độc tố, ổn định huyết áp và điều hòa điện giải… Bệnh nhân cần điều trị bằng phương pháp ghép thận nhân tạo hoặc lọc máu.

Bài thuốc Đông y chữa suy thận mãn tính

Điều trị bệnh theo Đông y thường an toàn, lành tính vì thành phần của bài thuốc hoàn toàn xuất phát từ thiên nhiên. Người bệnh cần kiên trì thực hiện các bài thuốc này để mang lại hiệu quả rõ rệt.

Điều trị bệnh theo Đông y thường an toàn, lành tính vì thành phần của bài thuốc hoàn toàn xuất phát từ thiên nhiên
Điều trị bệnh theo Đông y thường an toàn, lành tính vì thành phần của bài thuốc hoàn toàn xuất phát từ thiên nhiên

Theo Đông y, suy thận mạn thuộc phạm vi bệnh huyết ứ, tiết tả, hư lao, long bế, ẩu thổ, phù thũng… Đông y điều trị bệnh bằng cách cải thiện các triệu chứng bệnh, bồi bổ chính khí cùng với thông phủ tiết trọc để giải độc cho cơ thể. Một số bài thuốc Đông y chữa suy thận mạn người bệnh có thể tham khảo và áp dụng là:

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: 10gr Phụ tử, 20gr Đẳng sâm, 20gr Hoàng kỳ, 20gr Nhục quế, 15gr Hoài sơn, 15gr Tiên mao, 10gr Bạch truật, 10gr Sơn thù, 15gr Ba kích.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch, sắc theo thang rồi chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: 30gr Hoàng kỳ, 15gr Thục địa, 20gr Thái tử sâm, 15gr Thốn đông, 15gr Củ mài, 15gr Sơn thù, 15gr Phục kinh, 15gr Cứu hoang thảo, 10gr Biển đậu, 12gr Kỷ tử, 10gr Thử cô.
  • Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên thành thang rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Bệnh nhân nên kiên trì áp dụng để mang lại hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: 15gr Hạ liên thảo, 15gr Kỷ tử, 15gr Bạch thược, 15gr Ngưu tất, 10gr Sơn thù, 10gr Củ mài, 15gr Nữ trinh tử, 10gr Cúc hoa, 15gr Tang ký sinh, 10gr Trạch tả, 15gr Thục địa, 12gr Phục linh, 10gr Thử cô.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các dược liệu trên đun trên lửa nhỏ, sau đó, lọc lấy nước cốt rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Áp dụng mẹo dân gian đơn giản

Người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa suy thận đơn giản khi tình trạng bệnh còn nhẹ. Đây đều là những bài thuốc được dân gian truyền tai nhau áp dụng vô cùng hiệu quả. Phương pháp này vô cùng an toàn, lành tính, giúp cải thiện chức năng thận và tăng cường hoạt động của thận.

Một số bài thuốc nam chữa suy thận đơn giản tại nhà người bệnh có thể tham khảo như:

Chữa suy thận bằng râu ngô

Râu ngô là dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc rất tốt. Chính vì vậy, uống nước râu ngô giúp điều trị các bệnh lý về thận hiệu quả, trong đó có suy thận, sỏi thận,…. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp râu ngô với một số vị thuốc khác để chữa suy thận.

Râu ngô là dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc rất tốt
Râu ngô là dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc rất tốt
  • Nguyên liệu: râu ngô 30gr, bạch mao căn 50gr, hạt tía tô 10gr.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các dược liệu trên sắc cùng với lượng nước phù hợp rồi chia làm nhiều lần uống hết trong ngày.

Đậu đen chữa suy thận hiệu quả

Đậu đen có chứa nhiều chất xơ và hoạt chất có tác dụng lọc máu, thanh lọc cơ thể và tăng cường hoạt động của chức năng thận rất tốt. Ngoài ra, đậu đen có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng lọc máu và điều hòa cơ thể rất tốt như phenylalanine, lysine, methionine, tryptophan… Do đó, sử dụng đậu đen là một trong những phương pháp chữa suy thận tại nhà vô cùng hiệu quả.

  • Nguyên liệu: đậu đen 40gr, cá nhét 1 con.
  • Cách thực hiện: Cá nhét đem sơ chế sạch sẽ, nướng sơ qua rồi cho vào nồi nấu cùng với đậu đen đến khi cá mềm thì nêm nếm gia vị rồi cho tỏi, gừng vào. Kiên trì áp dụng cách này thường xuyên sẽ giúp cải thiện chức năng thận rất tốt.

Các bài mẹo dân gian chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ ngăn chặn các tiến triển xấu của bệnh chứ không thể có tác dụng chữa khỏi bệnh nên người bệnh cần hết sức lưu ý không lạm dụng.

Lưu ý cho bệnh nhân mắc suy thận

Suy thận mạn là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm và không thể điều trị khỏi ở giai đoạn cuối. Chính vì vậy, người bệnh nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, đồng thời đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng bệnh. Bệnh nhân cần lưu ý những điều sau để phòng ngừa bệnh hiệu quả:

  • Bệnh nhân nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, ít nhất là 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh lý.
  • Những người thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh như người bị tiểu đường, tăng huyết áp, người có tiền sử gia đình có người mắc cần kiểm tra và tầm soát bệnh định kỳ.
  • Người mắc các bệnh lý nền về thận như sỏi thận, viêm cầu thận… cần được điều trị triệt để tránh dẫn đến suy thận mạn.
  • Về chế độ sinh hoạt, bệnh nhân cần xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học cho mình như từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, không thức khuya và làm việc quá sức…
  • Tích cực vận động, luyện tập môn thể dục thể thao vừa sức để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể mình.
  • Về chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin cho cơ thể như trái cây, rau xanh. Đồng thời, hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối, protein, khiến thận phải làm việc quá tải.
  • Khi phát hiện các triệu chứng bất thường về thận, bệnh nhân cần đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh suy thận mạn và các kiến thức liên quan để nhận biết cũng như phương pháp điều trị bệnh. Người bệnh cần chủ động trong việc chăm sóc bản thân cũng như tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

Câu hỏi thường gặp
Suy thận là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh cũng như đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Việc người bệnh suy thận sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Các cấp độ của suy thận Suy thận là...
Diện chẩn chữa suy thận là một trong các biện pháp chữa trị được khá nhiều người bệnh lựa chọn trong thời gian gần đây. Cách điều trị này không gây ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân, động thời cũng phục hồi các chức năng của thận khá tốt. Nếu áp dụng đúng cách chữa, bệnh nhân còn...
Suy thận là bệnh lý xảy ra do thận bị suy giảm chức năng lọc máu và bài tiết. Đây là bệnh lý có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vậy bệnh suy thận có nguy hiểm không và cách phòng ngừa, điều trị suy thận như thế nào? Bệnh suy thận...
Thận là cơ quan có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Không chỉ có chức năng lọc máu, bài tiết, thận còn có vai trò rất lớn đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Vậy suy thận có con được không và làm cách nào để tăng khả năng có thai cho...
Khám suy thận ở đâu là thắc mắc của rất nhiều người không may mắc phải bệnh lý này. Tình trạng suy thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đến ngay các địa chỉ y tế uy tín để chẩn đoán chính xác...
Suy thận âm là bệnh về thận có thể mắc phải ở cả nam và nữ. Vậy tình trạng bệnh này là gì? có gây biến chứng hay không? Hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh phổ biến này. Suy thận âm là bệnh gì? Có nguy hiểm không Trong cơ thể có...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan