Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy thận là một trong những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Một trong những biến chứng khó lường và rất nguy hiểm là suy thận gây tăng huyết áp. Tại sao lại xảy ra biến chứng này và làm thế nào để khắc phục?

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp?

Tại sao suy thận lại dẫn đến tăng huyết áp là vấn đề rất nhiều người quan tâm và cần câu trả lời thỏa đáng. Suy thận là bệnh lý xảy ra khi chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng. Có đến 85 – 95% người bệnh bị suy thận gây tăng huyết áp.

Một trong những chức năng của thận là kiểm soát nước và khoáng, tạo ra hồng huyết cầu để điều hòa huyết áp và giữ huyết áp ở mức bình thường. Do đó, nếu chức năng thận bị suy yếu thì khả năng điều hòa huyết áp cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Suy thận gây tăng huyết áp là biến chứng khó lường và nguy hiểm
Suy thận gây tăng huyết áp là biến chứng khó lường và nguy hiểm

Lúc này, thể tích mạch máu ở người bị bệnh thận giãn nở, gia tăng sức cản của mạch toàn thân khiến cơ thể không kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp. Không dừng lại ở đó, khi bị tăng huyết áp, cơ thể cũng tạo áp lực lớn cho thận.

Ở người bị tăng huyết áp, áp lực của máu đến thành mạch rất cao, có thể phá hủy đường mạch dẫn máu trong cơ thể, trong đó có ống dẫn của thận và màng lọc máu. Vì thế, thận bị thiếu chức năng gây suy thận.

Các biến chứng của tăng huyết áp khi suy thận

Tình trạng suy thận gây tăng huyết áp sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh do có thể gây ra những biến chứng sau:

Biến chứng thiếu máu

Một trong những chức năng của thận là tạo ra nội tiết tố Erythropoietin – chất kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu. Do đó, ở người bị suy thận, nội tiết tố này sẽ tiết ra không đủ làm thiếu hụt lượng hồng cầu. Khi đó, các tế bào không nhận được lượng oxy đầy đủ để duy trì các hoạt động.

Vì thế, người ở người suy thận có thể gặp phải tình trạng thiếu máu với các biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thiếu tập trung, khó thở.

Biến chứng về tim mạch

Theo các nghiên cứu, có đến 50 – 80% trường hợp người bị tăng huyết áp do suy thận gặp phải biến chứng về tim mạch. Các biến chứng này chủ yếu gặp phải ở dạng viêm màng ngoài tim khô, phì đại van tim, bệnh mạch vành.

  • Biến chứng viêm màng ngoài tim khô: Thường xuất hiện khi người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối. Lượng ure trong máu của người bệnh rất cao khiến máu bị tràn ngoài van tim.
  • Biến chứng van tim: Khi thận bị suy sẽ khiến van và các tổ chức dưới van có thể bị vôi hóa khiến các buồng tim giãn ra gây hở van tim.
Người bệnh thận cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên
Người bệnh thận cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên

Suy thận gây tăng huyết áp dẫn đến biến chứng thần kinh

Tình trạng rối loạn chức năng lọc máu ở người bị suy thận hoặc rối loạn khả năng đại tiểu tiện gây ra hội chứng tăng ure máu trong cơ thể. Từ đó, người bệnh có thể bị rối loạn thần kinh cơ. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến co giật và hôn mê.

Biến chứng xương khớp

Không chỉ gây ra các biến chứng như tăng huyết áp, người bị suy thận còn có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý về xương khớp. Khi bị bệnh, khả năng cân bằng canxi và photpho trong cơ thể người bệnh bị rối loạn.

Ngoài ra, chức năng thải độc của thận không tốt sẽ không đào thải được lượng photpho thừa trong máu dẫn đến cơ thể phải chuyển hóa canxi trong xương ra máu. Lượng canxi trong xương vì thế sẽ suy giảm gây ra bệnh về xương khớp hoặc loãng xương.

Biến chứng tiểu đường

Khi thận bị suy giảm chức năng kéo theo lượng đường trong máu tăng cao và mỡ máu sẽ tích tụ ngày càng nhiều. Vì thế, tình trạng suy thận nếu kéo dài có thể gây ra tiểu đường hoặc hình thành cục máu đông trong động mạch. Người bệnh cần sớm có biện pháp chữa trị suy thận sớm.

Hướng điều trị tăng huyết áp trong suy thận mạn

Điều trị tăng huyết áp trong suy thận rất quan trọng và hiện nay phương pháp hiệu quả và quan trọng nhất là kiểm soát huyết áp thông qua thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày.

Đối với người bị suy thận, mức huyết áp an toàn thường ở dưới 130/80 mmHg để phòng ngừa tổn thương tại thận và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Khi bị suy thận, người bệnh cần được thực hiện xét nghiệm nước tiểu và máu, đánh giá mức độ suy thận, đo lượng kali và ure trong máu để điều chỉnh thuốc sử dụng.

Đối với người bệnh bị suy thận tăng huyết áp, các bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II để giảm huyết áp và bảo vệ thận. Các nhóm thuốc thường được chỉ định là:

  • Thuốc ARB hoặc ACEI
  • Thuốc lợi tiểu Quai/Thiazide
  • Thuốc chẹn Beta và chẹn kênh Canxi.
  • Thuốc ức chế renin.
  • Thuốc kháng Aldosteron.
  • Thuốc hạ huyết áp khác.

Trong trường hợp người bệnh bị suy thận nặng, chức năng thận suy giảm nghiêm trọng có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo. Ngoài ra có thể thay thế thận trong trường hợp cần thiết.

Người bị suy thận cần được điều trị tích cực bằng thuốc
Người bị suy thận cần được điều trị tích cực bằng thuốc

Lưu ý khi suy thận gây tăng huyết áp

Để phòng ngừa suy thận tăng huyết áp và giảm tổn thương do suy thận gây ra, người bệnh cần lưu ý:

  • Luôn kiểm tra huyết áp và kiểm soát huyết áp ở mức hợp lý.
  • Cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hoặc định kỳ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị suy thận như ăn nhiều rau xanh, ăn nhạt, ăn ít chất béo, ăn trái cây và bổ sung nhiều vitamin, canxi.
  • Cần tập thể dụng đều đặn và nhẹ nhàng mỗi ngày. Nên dành 30 phút/ngày để tập luyện sao cho cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai, nâng cao sức đề kháng.
  • Phải sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ và dùng thuốc kiên trì.

Tình trạng suy thận gây tăng huyết áp rất khó kiểm soát và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì thế, để phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro do bệnh, người bệnh cần theo dõi sức khỏe sát sao và xây dựng một lối sống phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
suy-than-o-tre-em
thuoc-tri-than-hu
chua-suy-than-bang-dong-y