Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy thận cấp chức năng và thực thể đều thuộc mức độ suy thận cấp nhưng vị trí và nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau. Mỗi loại bệnh cũng cần có cách điều trị riêng biệt để mang lại kết quả mong muốn. Điều quan trọng là người bệnh cần hiểu rõ bệnh của mình để có những biện pháp phòng và chữa bệnh phù hợp.

Suy thận cấp chức năng và thực thể là gì? Cách phân biệt

Để phân biệt được 2 dạng suy thận thực thể và chức năng bạn cần hiểu rõ định nghĩa của từng loại.

Suy thận cấp chức năng và thực thể là gì?

Suy thận cấp là khi mức độ lọc của cầu thận giảm đột ngột và thường xuất hiện trong vài ngày đến vài giờ. Việc này gây ra tình trạng rối loạn chất điện giải, cân bằng kiềm toan và gây tích tụ các chất thải chuyển hóa bên trong cơ thể. Tình trạng này được phát hiện khi có triệu chứng tiểu ít, tiểu bí và gia tăng nồng độ creatinin, ure.

Suy thận cấp có 2 thể chính là suy thận cấp chức năng và thực  thể.

  • Suy thận cấp chức năng là khi ống thận vẫn hoạt động tốt nhưng các nhân tố trước thận như: Trụy tim mạch, tụt huyết áp,…làm giảm mức lọc cầu thận. Việc này gây suy giảm chức năng của thận.
  • Trong khi đó thì suy thận thực thể là chỉ tình trạng suy thận do những nguyên nhân tại thận. Lúc này ống thận đã bị hoại tử nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Suy thận cấp chức năng và thực thể có sự khác biệt
Suy thận cấp chức năng và thực thể có sự khác biệt

Cách phân biệt 2 dạng suy thận

Để phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể sẽ dựa vào các chỉ số:

  • Tốc độ tăng lượng creatinin máu: Khi bị suy thận, định lượng creatinin trong máu thay đổi liên tục trong 24h phụ thuộc vào những yếu tố nguyên nhân ngoài thận. Đối với suy thận thực thể, tốc độ tăng đạt 0,3-0,5mg/dl/ngày. Chỉ số càng cao tỷ lệ thuận với bệnh càng nặng.
  • Tỉ số creatinin máu/ure: Ở người bị suy thận thực thể chỉ số là 20-30/1. Suy thận chức năng có lượng ure trong máu nhiều nên tỷ lệ lớn hơn 40/1.
  • Độ thẩm thấu nước tiểu: Suy thận cấp chức năng không ảnh nhiều đến khả năng cô đặc của thận nên tốc độ thẩm thấu nước tiểu ở mức 500 mOsm/kg. Còn với suy thận cấp thực thể chỉ số này đạt 350 – 450 mOsm/kg.
  • Tỷ trọng nước tiểu: Chỉ số này ở hai cấp suy thận có sự chênh lệch khá lớn. Suy thận thực thể là dưới 1,010 và suy thận cấp chức năng là trên 1,020.
  • Nồng độ Na niệu: Suy thận thực thể có chỉ số lớn hơn 40 mmol/l do mất Na bài tiết ra nước tiểu nhiều. Trong khó đó suy thận chức năng không ảnh hưởng đến khả năng tái hấp thụ Na nên có chỉ số dưới 20 mmol/l.
  • Tỉ số creatinin niệu/máu: Suy thận cấp chức năng có tỷ số creatinin niệu/máu giữ ở mức bình thường là > 40. Còn ở suy thận thực thể chỉ số này chỉ còn dưới 20 do thận đào thải creatinin kém.
  • Phân số thải Na+ (FENa+): Đối với suy thận cấp chức năng có định mức FENa < 1%. Còn suy thận cấp thực thể, do ống thận không tái hấp thụ Na+ nên phân số thải FENa >2%.
  • Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể qua cặn nước tiểu

Ở suy thận cấp chức năng, ống thận có cấu trúc và hoạt động bình thường nên nước tiểu có cặn bình thường. Nhưng đối với suy thận cấp thực thể, người bệnh sẽ thấy nước tiểu khác thường: Nhiều hạt màu nâu lắng đọng, vẩn đục.

Dựa vào các chỉ số để thấy sự khác nhau giữa suy thận cấp chức năng và thực thể
Dựa vào các chỉ số để thấy sự khác nhau giữa suy thận cấp chức năng và thực thể

Nguyên nhân gây suy thận cấp chức năng và thực thể

Các nguyên nhân gây ra suy thận cấp chức năng thường gặp:

  • Mất nước ngoại bào do tiêu chảy, nôn mửa, toát mồ hôi…
  • Dùng nhiều thuốc viêm thận kẽ mạn, suy thượng thận, thuốc lợi tiểu,…gây mất nước qua thận.
  • Giảm thể tích máu do suy tim xung huyết, xơ gan mất bù, hạ huyết áp trong trường hợp xuất huyết, nhiễm trùng, sốc phản vệ.
  • Dùng nhiều loại thuốc gây hại cho thận như: Thuốc kháng viêm không steroid, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc ức chế men chuyển gây ra suy thận cấp huyết động.

Trong khi đó, nguyên nhân gây suy thận cấp thực thể phải kể đến gồm:

  • Viêm ống thận do: Sốt rét, huyết áp trong lòng mạch, ngộ độc muối kim loại nặng. Do dùng các loại thuốc kháng sinh như: Amphotericin B, aminosides, thuốc cản quang…
  • Viêm cầu thận do hội chứng Goodpasture, lupus ban đỏ…gây viêm cầu thận.
  • Viêm thận kẽ cấp do nhiễm độc thuốc hoặc vi trùng.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau
Do nhiều nguyên nhân khác nhau

Các cách điều trị bệnh suy thận cấp hiệu quả nhất

Hiện nay để chữa suy thận cấp chức năng và thực thể có nhiều cách thực hiện khác nhau. Mỗi cách sẽ có những lợi thế nổi trội giúp chữa bệnh thuận lợi.

Điều trị suy thận cấp chức năng

Tìm ra nguyên nhân để có phương pháp chữa suy thận chức năng phù hợp.

  • Đầu tiên là giải quyết nguyên nhân gây giảm thể tích tuần hoàn lòng mạch bằng cách cầm máu, truyền bù dịch. Tác dụng là để duy trì huyết áp ≥ 65 mmHg và áp lực tĩnh mạch trung tâm trong khoảng 8-12 mmHg.
  • Nguyên nhân do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, thuốc ức chế men chuyển, thuốc gây hại cho thận thì bác sĩ sẽ chỉ định ngừng uống thuốc.
  • Nguyên nhân do các bệnh lý sẵn có như: Xuất huyết dạ dày, viêm phúc mạc, tắc ruột, bỏng… cần điều trị triệt để các bệnh đó.
  • Loại bỏ các tác nhân gây suy giảm dòng máu tới thận và loại bỏ các yếu tố gây độc cho thận.
  • Cần điều trị các nguyên nhân gây bệnh mãn tính

Điều trị suy thận cấp thực thể

Không giống như suy thận cấp chức năng, quá trình điều trị suy thận thực thể phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Cụ thể quy trình cần đảm bảo các nguyên tắc:

  • Đảm bảo chỉ số cân bằng nước và huyết động.
  • Theo dõi cân nặng, mức độ phù, áp lực tĩnh mạch trung tâm, dịch ra – vào.
  • Truyền dịch hoặc uống để đảm bảo công thức dịch ra hàng ngày bằng lượng nước tiểu trong 1 ngày + 0,5-0,6 ml/kg cân nặng/giờ do mất qua da. Nếu bị sốt thì người bệnh cần phải bù nước nhiều hơn.
  • Nếu bị nhiễm khuẩn, sưng phù cơ thể thì truyền albumin 5%  hoặc NaCl 0,9% . Từ đó giúp giảm thấm mạch và tăng tưới máu cho thận.
  • Nếu áp lực tĩnh mạch trung tâm trên 8-12 mmHg cần truyền tĩnh mạch liều 0,1 – 2 mcg/kg/phút.
  • Cân bằng điện giải, kiềm toan.

Nếu nồng độ Kali trong máu tăng cao sẽ được chỉ định dùng thuốc: Tiêm tĩnh mạch chậm calci clorua 0,5-1 gam; uống kayexalate 30 gam/4-6 giờ và sorbitol 30gam;  truyền tĩnh mạch glucose 20%, 30% có insulin.

Kiểm soát định lượng natri có trong máu:

  • Khi lượng pH < 7,2 sẽ truyền NaHCO3 4,2% hoặc 1,4% với thể tích 250-500ml.
  • Giảm lượng canxi hấp thụ vào cơ thể khi bị suy thận cấp do tiêu cơ vân cấp.
  • Trong trường hợp hội chứng tiêu hủy khối u cần tăng phospho trong máu

Lợi tiểu: Tiêm tĩnh mạch furosemid để trì hoãn lọc máu, thúc đẩy dòng chảy tới thận, hạ mức hấp thu natri. Dùng dung dịch bicarbonate cùng manitol,

Chống nhiễm khuẩn:

  • Chỉ định dùng kháng sinh phù hợp với độ thanh thải creatinin theo liều lượng.
  • Ngăn chặn suy thận cấp do nhiễm khuẩn bằng cách phát hiện sớm và nhanh chóng kiểm soát ổ nhiễm khuẩn.

Xử trí nguyên nhân gây bệnh: Các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa để điều trị triệt để nguyên nhân gây suy thận như: Hội chứng gan thận cấp, sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt,…

Thực hiện các biện pháp lọc máu

  • Lọc máu sớm nếu lượng kali máu > 6 mmol/l, ure máu > 30mmol/l, Na+ có trong máu < 115 mmol/l hoặc > 160 mmol/l, pH máu < 7.2.
  • Thẩm phân phúc mạc thực hiện trong trường hợp không có máy lọc máu hoặc không tìm được đường dẫn vào mạch máu.
  • Người bệnh lọc máu hàng ngày hoặc lọc máu ngắt quãng, cách ngày. Mỗi lần kéo dài 4 – 6 tiếng. Thực hiện lọc máu liên tục 18 – 24 tiếng/ ngày.

Chế độ ăn uống khi bị suy thận cấp chức năng và thực thể

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần phải đảm bảo nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo năng lượng ở mức 30 – 35 kcal/kg cân nặng/ngày. Nên nạp vào cơ thể lượng vừa đủ, thừa hay thiếu năng lượng quá cũng đều không tốt.
  • Phụ thuộc vào tình trạng bệnh và biện pháp chữa trị để bổ xung Axit amin với mức 0,65-2,5 gam/kg cân nặng/ngày.
  • Đảm bảo cân bằng dịch ra vào, uống đủ nước. Nếu không thích uống nước lọc có thể thay thế bằng cách loại nước khác miễn sao cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết.
  •  Hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất: Phospho, natri, kali.
  •  Nên ăn nhiều thực phẩm chứa omega 3 ( loại axit béo không no), giàu lipit.

Lưu ý với bệnh suy thận cấp chức năng và thực thể

  • Quá trình điều trị cần phải xem xét thêm sự ảnh hướng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Bác sĩ sẽ đề phòng biến chứng tim phổi, biến chứng thần kinh-cơ, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu,…
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, kê đầu cao khi nằm, thở oxy nếu có tình trạng khó thở.
  • Bác sĩ cần giải thích cho gia đình của người bệnh về tình trạng hiện tại.
  • Ăn đầy đủ chất và năng lượng. Hạn chế các thức ăn có nhiều kali, protid
  • Bổ sung nước và điện giải theo chỉ định.
  • Tạo thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày.
  • Tuyệt đối tuân thủ uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định. Không được tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng hay giờ giấc sử dụng thuốc.
  • Thực hiện các xét nghiệm cơ bản theo định kỳ và chỉ định.
  •  Theo dõi thường xuyên huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ.
  •  Theo dõi tình trạng tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn mửa…
  •  Theo dõi tình trạng thần kinh nếu thấy có các biểu hiện mất ngủ, nhức đầu.
  •   Quan sát màu sắc nước tiểu và số lượng chất thải.
  • Thực hiện các xét nghiệm và theo dõi nồng độ: Ure và creatinin niệu, ure và creatinin máu, công thức máu, protein niệu.
Các lưu ý khi điều trị suy thận cấp
Các lưu ý khi điều trị suy thận cấp

Sau thời gian điều trị tình trạng bệnh lý, nếu bệnh không có chuyển biến tốt, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp khác để điều trị suy thận cấp. Đó là can thiệp ngoại khoa bằng cách ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng thận.

Suy thận cấp chức năng và thực thể là bệnh khá nặng nhưng có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Việc cần làm của người bệnh cũng như người nhà là thường xuyên theo dõi sức khỏe,thực hiện chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý. Như vậy việc trị bệnh sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Tuyệt đối không nên chủ quan vì bệnh nếu diễn biến xấu có thể nguy hiểm đến cả tính mạng.

Bài viết liên quan
thuoc-soi-than
soi-than-san-ho
bai-thuoc-nam-tri-soi-than