Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy nhược thần kinh là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời thì suy nhược thần kinh sẽ dẫn đến căn bệnh trầm cảm rất nguy hiểm. Vậy suy nhược thần kinh nên làm gì?

Suy nhược thần kinh nên làm gì? TOP 6 cách khắc phục

Bệnh suy nhược thần kinh nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Chính vì thế, việc khắc phục suy nhược thần kinh càng sớm càng tốt bằng các biện pháp hiệu quả là điều cần thiết đối với mỗi người bệnh. 

Bệnh suy nhược thần kinh gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống người bệnh
Bệnh suy nhược thần kinh gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của người bệnh

Vậy bị suy nhược thần kinh nên làm gì? Dưới đây là một số những phương pháp người bệnh có thể áp dụng để điều trị tình trạng suy nhược thần kinh

Thăm khám và điều trị kịp thời

Khi xuất hiện các triệu chứng suy nhược thần kinh, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thăm khám và điều trị bệnh càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao, giảm nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng khác như rối loạn cảm xúc, trầm cảm… Hiện nay, chữa suy nhược thần kinh bằng Tây y, Đông y và một số mẹo dân gian là những phương pháp phổ biến. 

Điều trị bằng thuốc Tây y

Ở những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng và có dấu hiệu trầm cảm, bạn cần điều trị với các bác sĩ chuyên khoa và có phác đồ chữa bệnh y học cụ thể. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc Tây y có tác dụng bổ não, an thần, giảm căng thẳng như:

  • Các loại thuốc giảm đau đầu, chóng mặt như Paracetamol, Aspirin…
  • Các loại thuốc giúp an thần, bổ não, giảm lo lắng, căng thẳng như Mimoza, Seduxen…
  • Thuốc giúp tăng cường tuần hoàn máu não như Arcalion, Asthenal…
  • Nhóm thuốc vitamin B giúp tăng cường lưu thông máu và chất dinh dưỡng lên não.

Đông y chữa bệnh suy nhược thần kinh

Theo y học cổ truyền, suy nhược thần kinh được gọi là bệnh tâm căn suy nhược do các chức năng của tạng phủ bị rối loạn và gây nên bệnh. Các bài thuốc Đông y sẽ tập trung an thần, điều hòa khí huyết trong cơ thể.

Một số bài thuốc Đông y chữa suy nhược thần kinh mà bệnh nhân nên tham khảo như: 

  • Bài thuốc số 1: Cao ban, kỷ tử, thục địa, đỗ trọng, táo nhân, nhục quế, sơn thù, viễn chí, phụ tử. 
  • Bài thuốc số 2: Kim anh tử, liên nhục, thục địa, hoài sơn, quy đầu, táo nhân, bá tử nhân, đan bì. 
  • Bài thuốc số 3: Cúc hoa, hoài sơn, mạch môn, sa sâm, bá tử nhân, đan bì, táo nhân, sơn thù.
Có thể điều trị suy nhược thần kinh bằng Đông y
Có thể điều trị suy nhược thần kinh bằng Đông y

Người bệnh sắc tất cả các vị thuốc trên với một lượng nước vừa đủ và uống mỗi ngày một thang. Thuốc Đông y thường phát huy tác dụng rất chậm nên bệnh nhân cần kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài để bệnh khỏi hẳn. 

Áp dụng mẹo dân gian chữa suy nhược thần kinh

Ngoài các thuốc Tây, Đông y đặc trị bệnh, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp cho bệnh nhân mắc bệnh suy nhược thần kinh ở mức độ nhẹ, chưa chuyển biến nặng.

Dưới đây là một số vị thuốc dân gian mà bạn có thể sử dụng để chữa trị suy nhược thần kinh: 

  • Long nhãn: Theo dân gian, long nhãn có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bổ khí huyết, an thần trí. Đã từ lâu, long nhãn được sử dụng như một vị thuốc bổ, chữa bệnh suy nhược thần kinh, căng thẳng, mất ngủ. Người bệnh chuẩn bị khoảng 6 – 15g long nhãn, sắc nước uống mỗi ngày. 
  • Gạo lứt: Gạo lứt cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin B1, B6. Các chất này có tác dụng thúc đẩy tăng cường lưu thông máu não. Để điều trị bệnh, bạn sử dụng khoảng 50g gạo lứt, 10g long nhãn khô, nấu thành cháo và mỗi ngày ăn 2 lần.
  • Hạt sen: Dân gian lưu truyền hạt sen là một trong những vị thuốc chữa bệnh mất ngủ và suy nhược thần kinh hiệu quả. Bạn chuẩn bị 40g hạt sen, 1 quả tim lợn và 20g bá tử nhân, sơ chế sạch tất cả nguyên liệu. Bạn cho nguyên liệu vào nồi nấu cùng, đến khi hạt sen chín nhừ bạn múc ra để dùng.

Uống thuốc đúng liều lượng

Uống thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ là một trong những việc quan trọng giúp giảm suy nhược thần kinh. Bởi khi sử dụng thuốc quá liều lượng quy định hoặc tự ý bỏ thuốc, thuốc sẽ phản tác dụng làm bệnh nặng hơn hoặc gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận. 

Bên cạnh đó, người bệnh phải tái khám đúng hẹn theo thời gian bác sĩ quy định nhằm theo dõi và kiểm soát tốt căn bệnh. Khi xảy ra bất cứ vấn đề nào trong thời gian điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ kịp thời xử lý. 

Ngoài ra, khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được sự tư vấn và lựa chọn thuốc cho phù hợp. 

Suy nhược thần kinh nên làm gì? Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thực hiện một thói quen sinh hoạt khoa học như ngủ đúng giờ, đủ giấc, thời gian làm việc hợp lý sẽ giúp não bộ bớt căng thẳng, ổn định tim mạch và giúp tinh thần phấn chấn.

Người bệnh nên tránh sử dụng các thiết bị đồ điện tử trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Ngoài ra, bạn có thể massage vùng đầu, vai gáy trước khi đi ngủ.

Ngủ đủ giờ, đủ giấc nhằm cải thiện tình trạng bệnh
Ngủ đủ giờ, đủ giấc nhằm cải thiện tình trạng bệnh

Người bị suy nhược thần kinh cần biết cách sắp xếp công việc khoa học, không nên ôm đồm quá nhiều việc bởi điều này sẽ khiến bạn bị phiền nhiễu, rối rắm và tự tạo áp lực cho bản thân. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sức khỏe ổn định và cải thiện các triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh. Vậy suy nhược thần kinh nên ăn gì? Người bệnh cần cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất bao gồm protein, carbohydrate, omega 3, vitamin, chất xơ… cho sự hoạt động của não bộ.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung thực phẩm có chức năng chống lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do, bảo vệ não bộ khỏi những tổn thương và giảm căng thẳng mệt mỏi. Một trong những loại thực phẩm rất tốt cho não bộ đó là bí đỏ. Bí đỏ chứa nhiều vitamin A, C, axit glutamic, tryptophan có chức năng dẫn truyền thần kinh. 

Bên cạnh đó, các loại đậu, hải sản chứa nhiều selen, magie là những chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa glucid và lipid thành năng lượng cần thiết cho các hoạt động của não bộ và thần kinh.

Ngoài ra, người bị bệnh suy nhược thần kinh nên bổ sung ngũ cốc, sữa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Các thực phẩm này có công dụng tăng cường tuần hoàn máu não, phá hủy các gốc tự do gây hại.

Các loại thực phẩm như cá thu, cá ngừ, cá hồi dầu ô liu, dầu hạt lanh bổ sung nhiều axit béo omega 3 giúp tăng cường tuần hoàn não bộ và giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý về thần kinh. 

Bệnh nhân cũng nên cung cấp đủ nước cho cơ thể để đào thải các độc tố và giảm bớt căng thẳng. Cùng với đó, bạn nên hạn chế sử dụng các loại rượu bia, các chất kích thích, đồ uống nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá mặn trong khẩu phần ăn uống hàng ngày để tránh làm tình trạng suy nhược ngày càng nghiêm trọng. 

Tập luyện thể dục thể thao

Làm gì khi bị suy nhược thần kinh? Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao là một giải pháp tốt dành cho những người bị bệnh suy nhược thần kinh. Mỗi ngày dành ra 30 phút hoặc 1 giờ tập luyện thể dục sẽ giúp bạn giải tỏa được căng thẳng, lo âu, hoạt động tuần hoàn máu não hiệu quả hơn và có một cơ thể khỏe khoắn. 

Tập luyện thể dục đều đặn để phòng ngừa bệnh tật
Tập luyện thể dục đều đặn để phòng ngừa bệnh tật

Người bệnh nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, yoga, thái cực quyền. Khi tập những bộ môn này, bạn không cần phải dùng quá nhiều sức mà có thể vừa tập luyện vừa thư giãn, từ đó giúp cải thiện chức năng của não bộ và hệ thần kinh. 

Suy nhược thần kinh nên làm gì? – Giải tỏa căng thẳng, lo âu

Căng thẳng, lo âu kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh. Khi mắc bệnh, người bệnh không nên quá lao lực vào công việc, học tập.

Thay vào đó bạn nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, lựa chọn các hoạt động giải trí nhẹ nhàng để giải tỏa áp lực, stress. Chẳng hạn, bạn có thể đi du lịch đến những nơi có không khí trong lành, yên tĩnh, nghe nhạc, xem phim, tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện…

Ngoài ra, để giải tỏa căng thẳng, trầm uất, người bệnh nên mở lòng chia sẻ và tâm sự với người thân, bạn bè. Từ đó, những lo nghĩ, muộn phiền trong bạn sẽ được gỡ bỏ, đầu óc trở nên thoải mái hơn và suy nhược thần kinh được chữa khỏi nhanh chóng. 

Một số lưu ý khi bị suy nhược thần kinh

Khi bị suy nhược thần kinh, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để phòng tránh bệnh diễn biến nặng:

  • Học cách tự loại bỏ căng thẳng, lo âu hàng ngày, giữ một tinh thần luôn lạc quan, ổn định.
  • Người bệnh nên chủ động dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. 
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người làm việc trí óc, người lớn tuổi để kịp thời phát hiện ra bệnh và điều trị đúng cách. 
  • Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh không nên lơ là mà cần đến cơ sở y tế uy tín chữa trị và khắc phục tình trạng sớm nhất. 
  • Tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh. 

Thông qua chia sẻ trên, người bệnh đã giải đáp được thắc mắc suy nhược thần kinh nên làm gì. Qua đó, bạn cần đến bác sĩ thăm khám kịp thời khi phát hiện các biểu hiện của bệnh. Đồng thời, người bệnh nên biết cách thiết lập cho bản thân một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để điều trị bệnh dứt điểm.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Suy nhược thần kinh là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời thì suy nhược thần kinh sẽ dẫn đến căn bệnh trầm cảm rất nguy hiểm. Vậy...
Suy nhược thần kinh là bệnh lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và đang có dấu hiệu trẻ hóa ở độ tuổi mắc bệnh. Suy nhược thần kinh gây ra những biểu hiện mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nên chữa suy nhược thần...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan