Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em thường là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng với nhiều biến chứng nguy hiểm các bậc phụ huynh cần hết sức lưu tâm. Nếu bạn chưa biết nguyên nhân tại sao bé bị sốt nổi mẩn ngứa và cách điều trị bệnh tại nhà thế nào. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị chung của tất cả các bệnh là phải tìm ra chính xác nguyên nhân từ đó điều trị tận gốc rễ mới khỏi được dứt điểm. Triệu chứng sốt nổi mẩn ngứa đỏ ở trẻ em là triệu chứng của các bệnh sau:

Thủy đậu

Thủy đậu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa
Thủy đậu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa

Thủy đậu là bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác do virus gây ra. Trẻ nhỏ thường mắc bệnh nhiều hơn người lớn với biểu hiện đặc trưng là những mụn nước phồng rộp mọc khắp cơ thể, kể cả bên trong khoang miệng.

Lúc đầu những nốt mẩn đỏ, nổi mề đay này sẽ gây ngứa ngáy khó chịu, mấy ngày sau sẽ mọc các mụn nước rồi vỡ ra. Các em bé còn nhỏ không tự chủ được thường gãi mạnh gây nhiễm trùng, để lại sẹo. Trường hợp nhiễm trùng nặng sẽ gây sốt nhiễm khuẩn huyết thậm chí là tử vong.

Sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết là do virus Dengue. Thông thường bé sốt nổi mẩn đỏ ngay sau khi bị sốt xuất huyết. Ngoài sốt cao bé còn chóng mặt buồn nôn, da nổi mẩn ngứa ngáy nhiều, bỏ ăn, quấy khóc.
Nếu điều trị tốt chỉ 2-3 ngày sau bé sẽ phục hồi ngược lại nếu chủ quan có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như trụy hô hấp.

Chân tay miệng

Chân tay miệng có dấu hiệu điển hình là sốt nổi mẩn ngứa đỏ
Chân tay miệng có dấu hiệu điển hình là sốt nổi mẩn ngứa đỏ

Bệnh chân tay miệng thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa, bệnh rất dễ lây từ bé này sang bé khác nên tốt nhất khi phát hiện cần cách ly trẻ ngay. Dấu hiệu cảnh báo bệnh khá chung như sốt nhẹ, đau họng, bỏ ăn, chán ăn, nổi những nốt mẩn đỏ ngứa hoặc không ở lòng bàn tay, bàn chân, bên trong miệng.

Nếu để vài ngày các nốt mẩn này sẽ xuất hiện thêm mụn nước ở đầu, ngứa nhiều hoặc ngứa ít tùy theo cơ địa từng bé. Các bé không kiểm soát được gãi khi ngứa sẽ làm mụn nước nhanh chóng vỡ ra, nếu không xử lý kịp có thể biến chứng thành viêm màng não.

Sởi, Rubella

Thủ phạm gây bệnh là virus Rubella thâm nhập vào cơ thể bé qua đường hô hấp. Bệnh này khá phổ biến vào mùa xuân hằng năm và thường gặp ở những đối tượng có sức đề kháng yếu như phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Các triệu chứng bao gồm sốt, nổi hạch và phát ban tuy nhiên ở mỗi cơ thể khác nhau thì tuần tự các triệu chứng cũng khác nhau, có người sốt trước, có người lại bị phát ban trước.

Hầu hết các bé bị sốt mẩn đỏ do virus rubella sẽ nổi ban ở mặt trước tiên sau đó lan dần xuống dưới, các vết ban cũng có màu nhạt hơn bình thường nên cha mẹ cần tinh ý để nhận ra.

Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Tất cả những nguyên nhân gây sốt mẩn đỏ ngứa ở trẻ em bên trên đều có chung đặc điểm:

  • Các mảng mẩn ngứa màu hồng hoặc đỏ sẫm kích thước to nhỏ khác nhau
  • Tổn thương lúc đầu chỉ xuất hiện ở 1 vùng da nhưng sau đó lan ra toàn thân, xuất hiện nhiều ở mặt, bụng, chân tay. Sau vài ngày điều trị các vết mẩn biến mất để lại vết thâm hình dạng vằn.
  • Các nốt mẩn đỏ ngứa nhiều hoặc ít tùy từng người
  • Thực tế điều trị cho thấy sốt nổi mẩn đỏ ở trẻ em hoàn toàn có thể điều trị tại nhà tuy nhiên nếu thấy những bất thường sau hãy lập tức cho bé đi thăm khám chuyên khoa bởi cơ địa các bé nhỏ rất dễ dị ứng:
  • Vết mẩn ngứa sưng tấy có dấu hiệu bị áp xe dưới da
  • Nhiễm khuẩn da, các mụn nước lở loét
  • Nhiễm khuẩn huyết do bé gãi nhiều chảy máu…
  • Sốt cao không đỡ

Các phương pháp điều trị khi bé sốt nổi mẩn đỏ ngứa

Tắm rửa lau người sạch sẽ cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi
Tắm rửa lau người sạch sẽ cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi

Với các bé sốt dưới 38,5 độ C, nổi mẩn ngứa vừa và nhẹ, bé không quấy khóc nhiều cha mẹ hãy áp dụng những biện pháp chăm sóc dưới đây:

Biện pháp giảm sốt và mẩn ngứa thực hiện tại nhà

  • Chườm lạnh: Để giảm bớt sự khó chịu khi bị những cơn ngứa hành hạ bạn có thể lấy những viên đá nhỏ bọc vào khăn mỏng rồi chườm nhẹ lên vùng da mẩn đỏ để làm co mạch máu, giảm sưng giảm ngứa.
  • Vệ sinh vùng da mẩn ngứa phát ban cho bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để kháng khuẩn, chống viêm nhiễm.
  • Không nên tự ý bôi thuốc hoặc đắp các thảo dược lạ khi chưa hỏi ý kiến người có chuyên môn.
  • Chọn những trang phục rộng rãi thoáng mát để tránh sự cọ xát làm bé khó chịu.
  • Không cho bé tiếp xúc những tác nhân dễ gây dị ứng như lông động vật, khói bụi, không khí ô nhiễm, hóa chất tẩy rửa.

Tắm lá thảo dược

Nhiều cha mẹ cho rằng khi bé sốt thì không nên tắm rửa tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm, bởi chính việc không vệ sinh sạch sẽ lại là nguyên nhân khiến vi khuẩn ở da phát triển mạnh mẽ hơn. Bạn nên tắm nhanh cho con bằng những loại nước lá dưới đây sẽ cải thiện tình trạng sưng viêm đáng kể:

  • Dùng lá bạc hà: Thành phần của lá bạc hà chủ yếu là Menthol có vị mát, thanh, tác dụng sát trùng nhẹ, giảm ngứa và cải thiện các tổn thương ngoài da. Bạn nên chọn những lá bạc hà tươi mang vò nát rồi đun cùng 2 lít nước, để nguội sau đó cho bé ngâm mình tắm rửa.
  • Dùng lá khế: Lá khế lành tính, dễ kiếm mà lại cực kỳ tốt với những bé đang bị sốt nổi mẩn ngứa. Bạn nên chọn lá khế chua sẽ có tác dụng sát khuẩn tiêu viêm nhiều hơn. Tương tự như trên, hãy đun nước lá khế cho bé tắm mỗi ngày, khi nước sôi nhớ thêm vài hạt muối trắng để tăng hiệu quả chữa bệnh.
  • Lá tía tô, kinh giới: Không chỉ là loại rau ăn kèm được nhiều người yêu thích mà lá tía tô và kinh giới còn là vị thuốc quý của Đông Y. Bạn có thể dùng lá tươi hoặc lá phơi khô nấu nước tắm và lau người cho bé nhiều lần mỗi ngày.

Dùng thuốc khi cần thiết

  • Thuốc hạ sốt: Cha mẹ nên chọn những loại thuốc hạ sốt chuyên dành cho trẻ em theo liều lượng dược sỹ kê. Paracetamol không quá 70mg/ngày là 1 sự lựa chọn an toàn. Nếu bé có tiền sử dị ứng Paracetamol có thể chuyển sang Ibuprofen.
  • Thuốc bôi ngoài da: Thường sử dụng nhất là xanh methylene hoặc subạc để bôi chống ngứa và chống nhiễm khuẩn khi các mụn nước đã vỡ ra.
  • Thuốc kháng Histamine: Các vết mẩn đỏ ngứa nhiều thì phụ huynh có thể cho bé dùng các thuốc kháng Histamin thế hệ mới như Desloratadin, Loratadin…
  • Thuốc chứa Corticoid: Tùy thuộc tình trạng bệnh cụ thể của từng bé bác sĩ sẽ chỉnh định thuốc Corticoid đường uống hoặc bôi với các dạng phổ biến là: fluocinolone, dexamethasone…Có thể sử dụng riêng từng loại hoặc kết hợp với các thuốc kháng nấm, thuốc chống dị ứng khác.

Các biện pháp tăng cường sức đề kháng

Nước cam giúp bé tăng cường sức đề kháng
Nước cam giúp bé tăng cường sức đề kháng
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm cho da. Ngoài nước lọc thì cha mẹ ép các loại hoa quả cho bé uống vừa ngon miệng lại tăng sức đề kháng. Nên chọn những loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi….
  • Trong thời gian bé bị bệnh phụ huynh hãy chế biến thức ăn thành các món dạng lỏng, mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa. Tránh những món dễ gây dị ứng như hải sản có vỏ cứng hoặc thực phẩm nhiều đạm như thịt chó sẽ khiến bé khó tiêu, dễ bị nôn trớ.
  • Đảm bảo trẻ ăn chín uống sôi, các món ăn được chế biến đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nếu trẻ còn đang bú mẹ thì tăng cường các cữ bú. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng nhanh và dễ hấp thụ nhất.

Sau khi đã áp dụng tất cả những biện pháp chăm sóc tại nhà tình trạng bé sốt nổi mẩn đỏ ngứa vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất hãy cho bé thăm khám ở những cơ sở y tế chuyên khoa. Không được tự ý suy đoán bệnh rồi mua thuốc về cho con dùng rất nguy hiểm.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.


Top địa chỉ phòng khám Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan