Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Sỏi thận là một căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu khá phổ biến trong đời sống hiện tại. Bệnh không phân biệt giới tính, lứa tuổi, ai cũng có thể mắc phải sỏi thận. Vậy sỏi thận là gì và những nguyên nhân nào gây nên căn bệnh này? Phương pháp nào chữa bệnh hiệu quả? Cùng đi tìm lời giải đáp với những thông tin dưới đây.

Sỏi thận là bệnh gì? Phân loại bệnh

Sỏi thận là căn bệnh xảy ra khi các chất khoáng lắng đọng lại ở thận, niệu quản hay bàng quang… Cấu tạo của sỏi thận là những tinh thể rắn, kích thước có thể lên đến vài centimet. Những viên sỏi này hình thành chủ yếu khi hàm lượng khoáng chất trong thận tăng cao, lượng nước tiểu trong cơ thể giảm trong thời gian dài.

Sỏi thận khi đang trong giai đoạn đầu, kích thước còn nhỏ và có thể thải ra ngoài cơ thể thông qua con đường nước tiểu. Sỏi khi lớn dần di chuyển vào bàng quang, thận hay niệu quản gây tắc đường dẫn nước tiểu đồng thời tạo nên những cơn đau nhức. Sỏi thận lâu ngày sẽ để lại hậu quả khó có thể lường trước được.

soi than
Sỏi thận là chất khoáng lắng đọng lại ở thận

Vậy sỏi thận có mấy loại? Để dễ dàng hơn trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh người ta thường phân chia sỏi thận thành 5 loại khác nhau. Mỗi loại mang một đặc điểm riêng chẳng hạn như:

  • Sỏi phosphat: Loại sỏi này có kích thước lớn hình thành do nhiễm khuẩn proteus tiết niệu. Sỏi phosphat hình thành trong cơ thể là sỏi Amoni magie photphat.
  • Sỏi canxi: Loại sỏi Canxi khá phổ biến ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 30. Các tinh thể muối trắng được tạo thành bởi Canxi và các gốc carbonat, oxalat, phosphat. Muối canxi oxalat phổ biens nhất.
  • Sỏi cystin: Loại sỏi thứ ba là sỏi cystin. Sỏi xuất hiện nhiều ở các bệnh nhân mắc phải chứng rối loạn xystin.
  • Sỏi axit uric: Sỏi axit uric hình thành là do quá trình rối loạn axit uric trong cơ thể. Axit này xuất hiện nhiều ở nam giới là do bệnh gout.
  • Sỏi struvite: Loại sỏi cuối cùng là sỏi struvite. Sỏi thường xuất hiện ở nữ giới do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn. Sỏi này nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ phát triển nhanh, làm tắc đường tiết niệu.

Triệu chứng sỏi thận

Sỏi thận triệu chứng là gì? Có rất nhiều người thắc mắc về câu hỏi này nhưng do bệnh đến từ nhiều nguyên nhân nên biểu hiện cũng có đôi chút khác biệt. Bạn có thể tham khảo một vài thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời.

  • Đi tiểu nhiều lần, trong nước tiểu có xuất hiện các cục máu đông.
  • Đau lưng, nhức mỏi bộ phận sinh dục, đau nhức phần đùi, cơ quan sinh sản…
  • Thường xuyên đổ mồ hôi nhiều ngay cả khi thời tiết mát mẻ.
  • Xuất hiện các cơn đau quặn ở thận, gây buồn nôn, khó chịu. Cơn đau kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Đầu nóng, sốt, cơ thể hơi ớn lạnh và bủn rủn chân tay.

Tùy vào mức độ mắc bệnh, các triệu chứng có thể xảy ra thường xuyên hay ngắt quãng. Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể bất thường kèm theo các triệu chứng trên bạn không nên chủ quan mà hãy đến trực tiếp các cơ sở ý tế để khám chữa bệnh nhanh nhất.

Nhất là khi gặp phải các hiện tượng như tiểu khó, đau vùng thận đi kèm sốt, buồn nôn, ớn lạnh, đau quằn quại không thể ngồi yên một chỗ…

Sỏi gây ra nhiều triệu chứng mức độ nặng nhẹ khác nhau

Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

Bị sỏi thận đau ở đâu? Các cơn đau xuất hiện xung quanh thận và lan dần khi bệnh bước đến giai đoạn nguy hiểm hơn. Khi tìm hiểu về căn bệnh này bạn cần phải nắm được nguyên nhân gây sỏi thận bệnh học là do đâu? Câu trả lời là do.

  • Gia đình bạn có người đã từng mắc sỏi thận từ trước đó thì nguy cơ bạn mắc sẽ cao hơn thông thường.
  • Sử dụng các loại thuốc chữa bệnh một cách tùy tiện cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Nhất là các loại thuốc kháng sinh như Penicillin hay Cephalosporin… Tốt nhất nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Người ăn mặn, hay ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên, xào, nấu hay các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên các căn bệnh về thận. Lúc này các khoáng chất sẽ được lọc nhiều hơn, tăng thể tích tuần hoàn và gây ra bệnh sỏi thận.
  • Người mắc bệnh sỏi thận cũng có thể là do uống quá ít nước. Nước trong cơ thể quá ít làm hạn chế quá trình đào thải chất độc và lọc của thận khiến nước tiểu đậm đặc, chất khoảng kết tinh lại thành sỏi thận.
  • Bữa sáng vô cùng cần thiết bởi nó cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của các tế bào, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, thoải mái học tập, làm việc. Nếu bạn nhịn ăn sáng, nguy cơ mắc bệnh sỏi thận là rất cao. Lúc này dịch mật tích tụ ở túi mật và đường ruột gây nên bệnh sỏi thận. Nhịn ăn sáng còn có thể gây ra bệnh đau dạ dày, viêm loét, thậm chí là ung thư bao tử.
  • Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, các mô thận sẽ tự tái tạo tổn thương. Ngủ đủ giấc cơ thể khỏe mạnh nhưng mất ngủ kéo dài nguy cơ mắc sỏi thận là rất cao.
  • Do thói quen nhịn tiểu, các căn bệnh về thận sẽ được hình thành. Lúc này, các chất khoáng không được đào thải mà lắng đọng lại. Chất khoáng đủ lớn hình thành các viên sỏi, tạo cảm giác đau đớn, khó chịu.
  • Sỏi thận hình thành cũng có thể do bạn bị nhiễm trùng đường sinh dục hay nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Bệnh nhân mắc dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu cũng sẽ làm cản trở quá trình bài tiết nước tiểu, gây chèn ép lên bàng quang.

soi than
Ăn uống thiếu khoa học dễ bị sỏi thận

Mức độ nguy hiểm của sỏi thận?

Vì căn bệnh này các triệu chứng sẽ rất ít xuất hiện và chỉ thấy khi bệnh nhân tiến đến giai đoạn nặng hơn nên mức độ nguy hiểm của nó khó có thể lường trước được.Có những người mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, sỏi tự thải ra qua đường nước tiểu và có thể ăn uống sinh hoạt bình thường mà không hề đau đớn.

Nhưng cũng có những người các triệu chứng bệnh lại xuất hiện rõ rệt. Cơn đau kéo dài kèm theo chóng mặt, buồn nôn, sốt nhẹ, đôi khi còn cảm thấy cơ thể ớn lạnh mặc dù thời tiết đang nóng bức…

Để lâu dài sẽ xuất hiện các biến chứng dưới đây:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu: Các viên sỏi có ở đài thận, bể thận rồi mới thông qua đường nước tiểu để tới niệu quản, niệu đạo làm gia tặng triệu chứng tắc nghẽn đường tiết niệu. Nước tiểu đọng lại tại thận làm giãn bể thận, thận và niệu quản ứ nước…
  • Nguy cơ mắc suy thận cấp và mãn tính rất cao. Lúc này các nhu mô thận bị suy giảm chức năng, làm xuất hiện các cơn đau thận cấp tính kéo dài thành mãn tính. Khi chức năng thận bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh phải tiến hành lọc máu, ghép thận nhằm kéo dài sự sống.
  • Sỏi thận có thể dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu. Các viên sỏi lớn gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, tổn thương niệu đạo, viêm đài bể thận… Các triệu chứng cơ bản là đau bụng dưới, nước tiểu đậm và có mùi hôi, đi tiểu buốt…
  • Hậu quả nghiêm trọng nhất người bệnh có thể sẽ phải đối diện đó chính là tình trạng vỡ thận. Lúc này người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào, mọi phương pháp cứu chữa không còn tác dụng nữa.

Như vậy với những biến chứng trên đây bạn có thể nắm được mức độ nguy hiểm mà bệnh sỏi thận mang lại. Bệnh cần được điều trị sớm để không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống sau này.hững người mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, sỏi tự thải ra qua đường nước tiểu và có thể ăn uống sinh hoạt bình thường mà không hề đau đớn.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi thận?

Sỏi thận sỏi mật dù là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam nhưng không phải ai cũng mắc phải. Ngoài nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống thiếu khoa học chứa quá nhiều muối và protein thì những đối tượng dưới đây cũng có thể sẽ mắc phải căn bệnh này:

  • Người thừa cân béo phì: Người thừa cân, béo phì nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch, huyết áp cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Và đương nhiên, béo phì cũng có thể gây ra suy thận, sỏi thận.
  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa, người mắc bệnh dạ dày hay từng phẫu thuật chữa dạ dày có nguy cơ cao mắc phải bệnh sỏi thận.
  • Người sinh sống ở gần các vùng khí hậu nóng, khô, thiếu nước rất dễ bị sỏi thận do không cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Người có người thân trong gia đình mắc bệnh sỏi thận cũng có thể sẽ mắc phải căn bệnh này.

Biện pháp phòng tránh bệnh sỏi thận?

Sỏi thận là căn bệnh phổ biến và cần phải được điều trị sớm mới không gây nguy hại đến sức khỏe. Các biện pháp chữa bệnh hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các bài thuốc Đông Y, Tây Y, chữa bệnh tại nhà.

Để phòng chống căn bệnh này cần phải lưu ý ngay những vấn đề như sau:

  • Không nên ăn quá nhiều muối, thiết lập một chế độ ăn uống khóa học, đủ chất, bổ sung thật nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuyệt đối không nên ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào… Các đồ ăn này không những làm bệnh tiến triển xấu mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
  • Có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng nhưng cần thận trọng với thực phẩm chức năng chứa nhiều canxi.
  • Không được tự ý thêm hoặc bớt liều lượng trong các bài thuốc để tránh gây nên cá tác dụng phụ, biến chứng nguy hại đến sức khỏe.
  • Tuyệt đối không nên nhịn tiểu. Nếu cảm thấy mình đi tiểu quá nhiều lần trong ngày có thể đi khám bác sĩ để kiểm tra về tình trạng sức khỏe.
  • Kết hợp tập luyện thêm các bài tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe… Đây là cách tăng cường hoạt động của thận, rèn luyện cơ bắp và cải thiện sức đề kháng.
  • Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để xem cơ thể có mắc phải căn bệnh nào hay không.
  • Không nên dùng các loại thực phẩm chứa oxalate chẳng hạn như rau chân vịt, củ dền, trà, đậu nành, đậu bắp hay đậu đen.

Phương pháp chữa bệnh sỏi thận

Sỏi thận có nguy hiểm và cần phải được điều trị kịp thời, đúng cách. Theo đó bạn cần phải áp dụng các bài thuốc Đông Y, điều trị tại nhà khi bệnh đang ở trong giai đoạn đầu hoặc thực hiện các phương pháp phẫu thuật chuyên sâu khi bệnh nặng.

Trước khi điều trị nên đi khám bác sĩ để có được lời khuyên chính xác nhất.

Điều trị sỏi thận ở giai đoạn đầu

Khi mới mắc sỏi thận, các dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng bạn có thể điều trị bệnh tại nhà. Lúc này các viên sỏi khá nhỏ và có thể đào thải ra qua đường nước tiểu. Bạn thực hiện như sau:

  • Bí quyết để làm giảm triệu chứng sỏi thận đó dính là uống nhiều nước. Liều lượng dao động từ 2 đến 3 lít tùy vào từng đối tượng. Đồng thời hãy quan sát thêm màu và mùi nước tiểu. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần đi khám bác sĩ để xác định phương pháp điều trị thích hợp.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau khi bệnh ở giai đoạn đầu. Thuốc cần được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, không được uống một cách tùy tiện. Tự uống thuốc sẽ làm ản hưởng lớn đến sức khỏe, tiềm tàng những biến chứng gây nguy hại cho thận.
  • Sỏi thận kích thước nhỏ có thể dùng thuốc chẹn alpha đẩy sỏi thận ra ngoài, giãn cơ niệu quản.

Sử dụng mẹo dân gian chữa sỏi thận

Mẹo dân gian cũng có thể chữa được bệnh sỏi thận. Những nguyên liệu như râu ngô, đu đủ xanh, dứa hay ngò gai đều có thể dùng để chữa dứt điểm khi bệnh đang ở trong giai đoạn đầu.

Chữa bệnh thận bằng ngò gai 

Ngò gai không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn mà còn có thể chữa bệnh sỏi thận.

  • Nguyên liệu: 100g ngò gai, 500ml nước sạch
  • Các bước thực hiện: Ngò gai sau khi mua về rửa thật sạch và hơ lửa để lá mềm ra. Đổ lá ngò gai vào nồi, thêm tầm 200ml nước và đun trong thời gian tầm 20 phút. Chia nước ngò gai thành 3 phần bằng nhau sau đó uống mỗi ngày trước các bữa ăn chính. Sau tầm 1 đến 2 tháng bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả tích cực.

Chữa bệnh bằng râu ngô 

Khi bạn cảm thấy đau nhức khi đi tiểu, tiểu đêm nhiều lần, đau rát ở bộ phận sinh dục có thể sử dụng râu ngô để điều trị tại nhà, Phương pháp này vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả cao nên được rất nhiều người sử dụng.

  • Nguyên liệu: Râu ngô 10g và 200ml nước sạch.
  • Thực hiện: Râu ngô sau khi mua về đem rửa sạch với nước sau đó cho vào nồi đun sôi với tầm 200ml ở lửa vừa phải. Uống mỗi ngày từ 3 đến 4 lần sau 1 tháng bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

soi than
Có thể sử dụng râu ngô

Chữa sỏi thận bằng quả dứa 

Quả dứa cũng có thể dùng để chữa bệnh sỏi thận. Loại quả này chứa khá nhiều axit citric, ngăn ngừa hiện tượng kết tủa oxalate, axit uric và canxi. Các bước thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 1 quả dứa và 0,3g phèn chua.
  • Thực hiện: Gọt sạch quả dứa tại phần lõi khoét thêm một chiếc lỗ nhỏ. Lỗ này được dùng để nhét phèn chua vào. Sau khi nét phèn, đem quả dứa đi hấp cách thủy hoặc nướng đều được. Sau đó đem dứa đã nướng ép lấy nước chia thành 2 phần uống trong ngày.

Tùy tình trạng bệnh thời gian sử dụng có thể sẽ khác nhau nhưng từ 2 tuần trở lên là bạn đã cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Dùng đu đủ chữa bệnh sỏi thận

Một loại quả khác cũng có công dụng không hề thua kém quả dứa đó chính là đu đủ. Loại quả này có tính mát cùng khả năng kháng viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Nhựa đu đủ rất tốt cho thận, làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận hoặc tán sỏi đẩy sỏi ra khỏi đường tiết niệu một cách nhanh chóng.

  • Nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh và 10g muối.
  • Thực hiện: Rửa sạch quả đu đủ, bỏ đầu, bỏ hạt. Cắt đu đủ thành những miếng vừa ăn sau đó cho thêm chút muối vào. Chưng đu đủ trên bếp với lửa nhỏ cho đến khi đu đủ mềm thì tắt bếp. Mỗi ngày ăn từ 1 đến 2 lần sau bữa ăn chính bạn sẽ cảm nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa bệnh bằng rau ngổ 

Trong các bài thuốc dân gian được lưu truyền, có một loại rau cũng có thể sử dụng khi chữa bệnh sỏi thận đó chính là rau ngổ. Loại rau này có tính mát, hơi tanh với công dụng chính là giải độc, thanh nhiệt, giảm đau. Rau ngổ hỗ trợ đào thải sỏi thận, ngăn chặn các tổn thương trên mô thận.

  • Nguyên liệu: Rau ngổ 50g, muối và nước sạch.
  • Thực hiện: Rau ngổ đem đi rửa thật sạch với nước sau đó giã nát. Thêm chút muối ăn và chắt lấy nước để uống mỗi ngày tầm 2 lần. Áp dụng bài thuốc này trong thời gian 1 tuần đến 4 tuần để đạt được hiệu quả cao.

Một cách khác là bạn có thể sắc nước rau ngổ để uống. Liệu lượng 50g rau ngổ và 2 bát nước và đun sôi trong thời gian tầm 30 phút.

Chữa bệnh bằng cỏ nhọ nồi 

Cỏ nhọ nồi cũng có thể sử dụng để chữa bệnh sỏi thận. Đây là bài thuốc phổ biến, được nhiều người sử dụng và đem lại kết quả cao. Bạn chỉ cần thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 1 nắm cỏ nhọ nồi và nước sạch
  • Thực hiện: Đem rửa sạch cỏ nhỏ nồi sau đổ để ráo nước. Giã cỏ và chắt lấy nước. Uống nước cỏ nhọ nồi mỗi ngày để đẩy lùi các cơn đau co thắt ở bàng quang, cải thiện tình trạng sỏi thận.

Chữa bệnh sỏi thận bằng các bài thuốc Đông Y

Các bài thuốc Đông Y lành tính, dễ sử dụng và không hề để lại biến chứng. Tuy không có tác dụng nhanh chóng như thuốc Tây, nhưng bài thuốc Đông Y khi dùng lâu dài hiệu quả mang lại cũng không hề thua kém.

soi than
Thuốc Đông y là lựa chọn của nhiều bệnh nhân

Nếu bị mắc bệnh sỏi thận, nhất định không được bỏ qua những bài thuốc dưới đây của chúng tôi.

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này chuyên điều trị các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, điều trị sỏi thận.

  • Nguyên liệu: 14g hoài sơn, 14g thục địa, 14g đơn bì, 14g sơn thù, 14g xa tiền tử,14g hoài sơn, 14g trạch tả, 14g phục linh, 10g đỗ trọng đã sao vàng, 12g cỏ xước, 12g phụ tử và 12g quế chi.
  • Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc với 2 lít nước với lửa nhỏ trong thời gian tối đa là 45 phút. Chia thuốc thành 5 thang uống trong thời gian 1 tháng để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc số 2 có công dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng lâu dài kích thước sỏi giảm đáng kể. Để sử dụng bài thuốc này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

  • Nguyên liệu: Cam thảo 6g, đại hoàng 8g, mã đề 12g, sơn chỉ tử 12g, đình ông 12g, hoạt hạch 12g.
  • Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi sao vàng, hạ thổ. Sau đổ đổ thuốc vào nồi đun sôi với tầm 4 bát nước. Đun trong thời gian từ 25 đến 30 phút thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 phần sử dụng trong ngày, không dùng thuốc qua đêm.

Bài thuốc số 3

Với những viên sỏi có kích thước lớn có thể áp dụng bài thuốc chữa bệnh số 3. Thời gian sử dụng là từ 2 tháng trở lên tùy vào từng tình trạng. Các bước thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: Đào nhân, kim tiền thảo, đương quy, ý nhĩ nhân, bì giải, kê nội kim, và dứa dại mỗi loại 15g.
  • Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem đi sắc với tầm 800ml và chia nhỏ uống 3 lần mỗi ngày. Lưu ý khi đun thuốc nên để lửa nhỏ không để lửa lớn, đun đến khi thuốc cạn còn tầm 600ml thì tắt bếp.

Bài thuốc số 4

Khi bạn mắc chứng tiểu rắt kèm sỏi thận có thể áp dụng bài thuốc số 4 để đem lại hiệu quả chữa bệnh cao. Ngoài ra bài thuốc này còn có thể dùng để giải độc, thanh nhiệt, cầm máu và giảm đi những cơn đau nhức ở bàng quang.

  • Nguyên liệu: Bông mã đề, cỏ mần trầu, cối xay, râu ngô, rau má mỗi loại tầm 10g.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi sấy thật khô. Sau khi sấy đổ vào nồi và đun với tầm 1l nước ở mức lửa nhỏ trong thời gian 45 phút. Tắt bếp và đổ nước ra cốc chia 3 lần uống mỗi ngày để đem lại hiệu quả cao.

Bài thuốc số 5

Sỏi thận kết hợp với thận hư nên dùng bài thuốc nào chữa bệnh đem lại hiệu quả cao nhất? Bài thuốc số 5 với sự kết hợp của tỳ giả, quy bản, hoài sơn, thỏ ty sao vàng, mã đề… sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

  • Nguyên liệu: 30g thỏ ty sao vàng, 10g quy bản, 16g tỳ giả, mã đề 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 20g, dây khum 20g và 12g thạch vĩ.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi sắc lấy nước uống. Nước đun tầm 800ml đến khi cạn còn ⅓ thì đổ ra cốc. Để cải thiện tình trạng bệnh, nên sử dụng thuốc tầm 30 phút trước khi ăn.

Bài thuốc số 6

Khi bệnh nhân xuất hiện các hiện tượng như màu nước tiểu vàng đậm, đục và có mùi, nước tiểu màu đỏ, có cặn…  Bài thuốc này có công dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, giải độc, điều trị các cơn đau tức vùng thắt lưng. Các bước tiến hành như sau:

  • Nguyên liệu: Quả dành dành 20g, kim tiền thảo 20g, mã đề 20g, tỳ giải 30g, 16g vỏ núc nác, 8g xương bồ, 4g quế chi, 12g mộc thông, 20g ý dĩ nhân, 30g tỳ giải và 16g cam thảo đất.
  • Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu tươi đã chuẩn bị đem rửa thật sạch và thái nhỏ, Sao vàng trên bếp, hạ thổ. Còn đối với các loại nguyên liệu khô, không cần sao mà đem đi hãm nước uống luôn. Cho tất cả các loại nguyên liệu vào một chiếc nồi và thêm 4 bát nước đun sôi trên lửa vừa phải. Đun đến khi nước cạn còn một nửa thì chắt nước ra sau đó tiếp tục đổ thêm khoảng 1,5 bát nước nữa. Nước sôi thì đổ vào cốc nước thuốc vừa chắt, chia nhỏ uống trong ngày khoảng 3 đến 4 lần và có thể uống thay nước trắng cũng được. Sau từ 2 đến 3 tháng bạn sẽ nhận được hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc số 7

Đau thận, sỏi thận, khó chịu trong người đều có thể áp dụng bài thuốc từ cây mộc thông. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tích cực.

  • Nguyên liệu: Mộc thông 12g, 8g đại hoàng, 12g sa tiền tử, 12g biển súc, 12g hoạt thạch, 12g sơn chi tử, 12g cù mạch và 6g cam thảo.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu đã chuẩn bị có thể chọn loại tươi hay loại khô đều được. Loại tươi sẽ mất thời gian chế biến hơn còn loại khô thì chỉ cần đổ vào nồi, đun với tầm 1 lít nước trên bếp với lửa nhỏ. Thời gian đun là tầm 45 phút. Nước cạn nửa nồi thì rót ra cốc và tiếp tục cho thêm 400ml đun tiếp. Lặp đi lặp lại tầm 3 lần, sau đó chia nhỏ nước thuốc uống trong ngày. Sau thời gian tầm 2 tháng bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Phương pháp điều trị chuyên sâu với viên sỏi thận lớn

Với những viên sỏi thận có kích thước lớn, không thể điều trị được bằng phương pháp Đông Y hay tại nhà thì có thể áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Tùy vào tình trạng bệnh, phương pháp sử dụng sẽ khác nhau, bạn nên đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất.

Phẫu thuật mổ mở sỏi thận

Cần làm gì khi sỏi thận đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn và để lại những viên sỏi lớn? Bạn có thể tiến hành mổ mở sỏi thận. Với phẫu thuật này sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết, xác định vị trí chính xác của sỏi thận sau đó rạch một đường trên da để gần nhất với vị trí các viên sỏi.

Bệnh nhân được gây mê trước khi tiến hành ca phẫu thuật. Sau phẫu thuật, thời gian phục hồi tùy vào thể trạng của mỗi người. Có người có thể ra viện sau từ 2 đến 3 ngày, có người cần nằm theo dõi thêm để hạn chế các biến chứng.

Phẫu thuật mổ mở sỏi thận là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả khá cao.

Sử dụng phương pháp siêu âm

Sỏi thận lâu ngày, cơ thể đau nhức, khó chịu, viên sỏi có kích thước lớn có thể đi khám và áp dụng phương pháp siêu âm. Phương pháp này sẽ sử dụng các tầng sóng siêu âm, tác động trực tiếp đến các viên sỏi.

Lúc này sỏi sẽ được đào thải trực tiếp qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chưa cao bằng phương pháp mổ mở sỏi thận, thời gian điều trị bệnh cũng cao hơn.

soi than
Nhiều bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật

Phương pháp nội soi với người sỏi thận

Phương pháp thứ ba mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong danh sách này đó chính là phương pháp nội soi. Bác sĩ tiến hành luồn ống nội soi qua niệu đạo và tới bàng quang. Ống di chuyển đến niệu quản tiếp cận và xác định vị trí của các viên sỏi.

Sỏi được phá vỡ thành những mảnh nhỏ hoặc lấy sỏi ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Phương pháp đặt stent trong niệu quản được áp dụng để giảm sưng, hỗ trợ quá trình điều trị được nhanh chóng hơn.

Sỏi thận dấu hiệu ở mỗi người sẽ khác nhau và đương nhiên cách điều trị cũng sẽ tương ứng với từng trường hợp. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể nên đi khám bác sĩ để có được những lời khuyên hữu ích nhất, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc. Đồng thời hãy tập cho mình một thói quen ăn uống điều độ, thói quen sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng bệnh nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp
Phẫu thuật để loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể đã và đang được rất nhiều người áp dụng để điều trị căn bệnh sỏi thận của mình. Tuy nhiên việc không hiểu rõ bản chất của bệnh khiến nhiều người hụt hẫng, thậm chí bị sốc vì không thể ngờ sau phẫu thuật những viên sỏi vẫn tiếp...
Hiện nay, tình trạng sỏi thận 2mm và 3mm rất dễ mắc phải ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh gây ra những khó khăn trong cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nếu không được chữa trị sớm. Nhận biết rõ được đặc tính của sỏi trong giai đoạn này và có hướng điều...
Nếu như sỏi thận từ 3mm đến 8mm vẫn còn nhỏ và có thể điều trị dễ dàng thì sỏi 9mm đến 18mm đã có sự tiến triển và việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều. Vậy tình trạng sỏi này như thế nào, có nguy hiểm không và điều trị như thế nào hiệu quả. Bạn đọc...
Mổ sỏi thận ở đâu tốt nhất là thắc mắc và nỗi lo của nhiều người bệnh. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì không phải địa chỉ nào cũng được trang bị những thiết bị y tế hiện đại và các bác sĩ giỏi. Dưới đây là những địa chỉ khám chữa, mổ sỏi thận tốt hàng đầu...
Sỏi thận 4mm là bệnh lý về đường tiết niệu khá phổ biến và ai cũng có thể mắc bệnh. Kích thước sỏi này còn nhỏ và chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám ngay để được chữa trị, ngăn bệnh diễn biến nặng hơn. Dấu...
Sỏi thận 6mm cho thấy kích thước của sỏi đã có dấu hiệu tăng lên và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cũng chính vì vậy nhiều người thắc mắc liệu sỏi thận 6mm có phải mổ không. Bạn đọc hãy cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để nắm được những thông tin...
Sỏi thận kiêng gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Chính vì vậy, đây cũng là mối quan tâm của bất cứ người bệnh nào. Theo đó, người mắc chứng sỏi thận cũng cần trang bị...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Sỏi Thận bằng YHCT


Bài viết liên quan