Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Có rất nhiều thông tin về việc rửa mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa hay không cũng như hướng dẫn cách vệ sinh  đúng cho trẻ nhỏ.

Giải đáp: Rửa mũi có bị viêm tai giữa không?

Rửa mũi là cách mà nhiều phụ huynh thường làm tại nhà để trẻ nhỏ được sạch sẽ. Tuy nhiên, không ít trường hợp rửa mũi sai cách ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Vậy rửa mũi có bị viêm tai giữa không? Câu trả lời là có nếu như bạn thiếu hiểu biết, thực hiện sai quy trình.

Tai, mũi, họng là 3 cơ quan có liên hệ mật thiết với nhau. Việc bạn rửa mũi cho trẻ có thể khiến cho nước bị ứ đọng, ứ dịch nặng, tai bị viêm nhiễm. Nghiêm trọng nhất là gây nên các biến chứng như điếc, rối loạn chức năng ngôn ngữ.

Rửa mũi có thể gây bệnh viêm tai giữa
Rửa mũi có thể gây bệnh viêm tai giữa

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, có rất nhiều trường hợp có rất nhiều trường hợp trẻ viêm tai nặng không được điều trị kịp thời. Khi hỏi ra mới biết, gia đình thường bỏ qua các triệu chứng ban đầu. Quan trọng nhất là nhiều bố mẹ trong số này thường vệ sinh mũi cho trẻ sai cách.

Những sai lầm khi rửa mũi cho trẻ nhỏ gây viêm tai giữa

Trẻ nhỏ sức đề khác và các bộ phận cơ thể rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy mà bố mẹ chưa có kinh nghiệm khi rửa mũi rất dễ vô tình làm hại bé. Khi rửa mũi cho trẻ bạn cần tránh những sai lầm sau để con không bị viêm tai giữa làm phiền:

Thường xuyên hút mũi cho trẻ

Không ít bố mẹ có suy nghĩ hút sạch dịch trong mũi bé sẽ làm sạch, hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu lạm dụng hút mũi cho trẻ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt. Dịch nhầy cũng có lợi cho mũi trẻ khi nó chứa kháng sinh giúp tiêu diệt nhiều nhiều loại vi khuẩn gây hại. Vì vậy trong nhiều trường hợp chúng ta không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn dịch nhầy trong mũi. 

Đặt trẻ sai tư thế

Tư thế của trẻ khi vệ sinh mũi là vô cùng quan trọng. Đặt sai tư thế sẽ khiến cho nước cùng với dịch mũi dễ dàng trôi ngược vào bên trong bị ứ đọng trong khoang mũi và cả tai. Thậm chí là khiến trẻ bị ngạt thở.

Dùng xilanh làm mũi bị tổn thương

Xilanh được nhiều người dùng để rửa mũi với công dụng đưa nước rửa được vào sâu bên trong. Dùng xilanh để rửa trong trường hợp bé bị nghẹt mũi khiến dung dịch không thoát ra bên mũi còn lại. Không thoát được nước này sẽ tràn sang tai, tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.

Xilanh dễ làm trẻ tổn thương
Xilanh dễ làm trẻ tổn thương

Lạm dụng dung dịch rửa mũi

Hiện nay trên thị trường cung cấp nhiều loại dung dịch rửa mũi. Bố mẹ nên tỉnh táo trong việc lựa chọn sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đó, không ít gia đình sử dụng quá nhiều dung dịch rửa hoặc nước muối làm trẻ bị kích ứng từ đó gây bệnh. Đây là một sai lầm cần tránh khi rửa mũi.

Hướng dẫn cách rửa mũi đúng cho trẻ nhỏ tránh bị viêm tai giữa

Rửa mũi cho trẻ nhất là trẻ sơ sinh tránh gây viêm tai giữa và các bệnh về đường hô hấp khác, tốt nhất cha mẹ nên đến cơ sở y tế như vậy sẽ an toàn hơn. Còn nếu muốn thực hiện tại nhà phụ huynh có thể tham khảo các bước sau:

  • Chuẩn bị giường hoặc bàn đặt trẻ nằm nghiêng. Chú ý dùng tay đỡ đầu trẻ giữa sao cho cao hơn mong. Bên cạnh đó việc giữ chặt đầu cũng giúp trẻ nằm im, không giãy giụa trong quá trình rửa mũi.
Đặt trẻ đúng tư thế mới tiến hành rửa mũi
Đặt trẻ đúng tư thế mới tiến hành rửa mũi
  • Dùng một miếng khăn sạch và mềm đặt dưới cổ của bé để thấm nước.
  • Trường hợp trẻ bị ngạt mũi ít, nước mũi dạng lỏng thì có thể rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch. Nếu trẻ bị nặng hơn, nước mũi dạng đặc thì nên cho 2 đến 3 giọt nước muối vào trước. Một lúc sau khi nước muối có tác dụng thì dùng tay đẩy mũi bé để đẩy phẩm dịch chảy ra ngoài.
  • Tiếp theo dùng lọ nước muối đầu tròn và đặt miệng lọ nước và mũi bé. Lưu ý là đẩy miệng lọ nước lên phía trên. Sau đó bóp nhẹ nhàng và nhanh tay để dung dịch đi vào trong. Lúc này nước muối sẽ tràn và chảy ra ở mũi còn lại. Cùng với đó dịch và gỉ mũi cũng thoát ra theo.
  • Sau đó nhẹ nhàng dùng khăn lau sạch mũi, mặt và miệng bé. Tiếp tục dùng tay giữ chặt đầu bé vào cho nghiêng người sang phía ngược lại. Dùng lọ nước muối rửa mũi như hướng dẫn ở trên cho bên mũi còn lại.
  • Bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ để hút phần dịch mũi đặc, không bị cuốn theo nước. Dù vậy chỉ dùng khi có kinh nghiệm và tuyệt đối không được lạm dụng dùng thường xuyên.
  • Thực hiện rửa mũi cho trẻ cho đến khi thấy dịch mũi trôi hết và nước rửa chuyển sang màu trong là được.
  • Với trường hợp trẻ bị bệnh về mũi hoặc xong thì không nên tự rửa tại nhà mà nên đến cơ sở y tế.

Thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa không đã được giải đáp. Có thể thấy, rửa mũi cho trẻ là tốt nhưng nếu làm sai cách sẽ là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa. Bố mẹ nhớ lưu ý cẩn thận khi rửa mũi cho con nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu khi nhắc đến. Bởi, hiện nay có quá nhiều cơ sở y tế trong khi không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hiểu được lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh,...
Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Viêm tai giữa gây những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như ù tai, mệt mỏi, đau nhức, sốt… Bệnh gây ảnh hưởng đến thính giác cũng như công việc, sinh hoạt… Vậy viêm tai giữa có lây không? Làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu quả? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp dưới đây, mời...
Viêm tai giữa khám ở đâu rất nhiều người quan tâm vì nếu không chữa sớm sẽ bị mãn tính. Vậy có những địa chỉ khám viêm tai giữa ở đâu tốt? Dưới đây là những nơi uy tín nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chữa bệnh này. [caption id="attachment_17515" align="aligncenter" width="730"] Bị viêm tai giữa khám...
Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...
Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...
Các bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa đã, đang được truyền tai nhau bởi sự lành tính, hiệu quả. Trong đó, chữa viêm tai giữa bằng lá bàng là một trong những cách dễ thực hiện tại nhà, không tốn chi phí. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không, hãy theo dõi những chia...
Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người bệnh, nhất là đối với cha mẹ có con nhỏ mắc bệnh này. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của chứng viêm tai giữa ứ dịch mọi người cần sớm phát hiện, tìm cách điều trị dứt điểm. Bệnh viêm tai giữa ứ mủ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan