Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Rối loạn tiền đình ngoại biên biểu hiện điển hình với những cơn chóng mặt, hoa mắt, dễ té ngã ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Đây là bệnh lý thường xảy ra ở đối tượng người cao tuổi. Vậy nguyên nhân bệnh do đâu, xác định triệu chứng như thế nào, cách chữa ra sao sẽ được chuyên trang giải đáp trong bài viết dưới đây.

Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? Các thể bệnh thường gặp

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên, hiện đang là trưởng khoa thần kinh của Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết. Rối loạn tiền đình ngoại biên là tình trạng rối loạn chức năng của các cấu trúc trong tai – vị trí của các ống bán khuyên, hoặc dây thần kinh số 8 bị tổn thương.

Tìm hiểu về rối loạn tiền đình ngoại biên
Tìm hiểu về rối loạn tiền đình ngoại biên

Tùy theo biểu hiện lâm sàng bên ngoài mà rối loạn tiền đình ngoại biên chia thành 2 thể:

  • Tiền đình ngoại biên thể nhẹ: Người bệnh chỉ thấy xuất hiện những cơn chóng mặt nhẹ, ngắn
  • Tiền đình ngoại biên thể nặng: Những cơn chóng mặt kéo dài, người bệnh thường xuyên bị lao đao, mất thăng bằng kèm buồn nôn, ù tai, thính lực giảm.

Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra rất phổ biến, chiếm hơn 90% người bị bệnh tiền đình rối loạn. Có thể thấy đây là con số rất đáng lo ngại, người bệnh cần chủ động phát hiện bệnh sớm, tìm ra nguyên nhân để có phương pháp can thiệp y tế kịp thời.

Triệu chứng tiền đình ngoại biên

Chóng mặt, hoa mắt là triệu chứng điển hình của người mắc bệnh tiền đình ngoại biên. Người bệnh khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, lắc đầu… sẽ cảm thấy hơi choáng váng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu bệnh diễn tiến nặng hơn những cơn chóng mặt sẽ xuất hiện nhiều hơn, dài hơn và nặng hơn. Người bệnh bị mất thăng bằng, không thể đi được kèm theo một số triệu chứng đi kèm như:

  • Ù tai, tai nghe o o hoặc có tiếng ve kêu râm ran
  • Giảm thính lực, khó nghe một hoặc cả 2 bên tai
  • Buồn nôn và nôn kéo dài
  • Nặng đầu, đầu biêng biêng, choáng váng
  • Người bệnh sợ ánh sáng, rung giật nhãn cầu
  • Hồi hộp âu lo, giấc ngủ chập chờn hoặc không ngủ được.
  • Mệt mỏi, uể oải cả ngày lẫn đêm
Người bệnh thường xuyên bị ù tai, đau đầu, chóng mặt
Người bệnh thường xuyên bị ù tai, đau đầu, chóng mặt

Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?

Theo chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiền đình ngoại biên, trong đó có cả yếu tố bên trong và tác động bên ngoài. Một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh có thể kể tới bao gồm:

  • Người bị bệnh lý trong tai: Những người bị viêm tai giữa, rối loạn mạch máu tai, chàm tai, viêm sụn tai, xơ cứng tai thường gây ra những triệu chứng của tiền đình ngoại biên.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, ung thư,… có thể gây tổn thương dây thần kinh số 8, từ đó gây tổn thương tiền đình, ốc tai.
  • Người bị co thắt động mạch cột sống: Thường xảy ra ở dân văn phòng thường xuyên làm việc với máy tính.
  • Bị thoái hóa đốt sống cổ: Gây cản trở tới quá trình lưu thông vận chuyển mạch máu cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên.
  • Viêm dây thần kinh do virus: Một số virus gây bệnh cảm cúm, thủy đậu, zona có thể gây biến chứng viêm dây thần kinh tiền đình.
  • Lạm dụng bia, rượu: Những người sử dụng bia, rượu quá nhiều gây ảnh hưởng tới chức năng tai trong khiến tiền đình rối loạn.
Lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Ngoài ra, thường xuyên làm việc, sinh sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, thời tiết thay đổi, người béo phì ít vận động, người thường xuyên áp lực căng thẳng cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh RLTĐ ngoại biên.

Bị tiền đình ngoại biên nguy hiểm không, có cần đi khám bác sĩ không?

Ở trường hợp nhẹ, người bị tiền đình ngoại biên chỉ gặp những cơn chóng mặt khi thay đổi tư thế. Bệnh thường lành tính chỉ gây ra khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt chứ không nguy hại tới tính mạng. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh chủ quan bởi nếu không tìm ra nguyên nhân và chữa trị đúng cách, kịp thời bệnh có thể diễn tiến phức tạp.

Đừng chủ quan với bệnh bởi biến chứng khôn lường
Đừng chủ quan với bệnh bởi biến chứng khôn lường

Tình trạng chóng mặt, ù tai ngày càng nặng sẽ rất khó điều trị. Lúc này người bệnh có thể bị suy kiệt tinh thần cũng như sức khỏe. Do đó hãy ngay sau khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ ngay. Hoặc cần lập tức tới bệnh viện trong trường hợp:

  • Tai ù ù liên tục trong nhiều ngày
  • Buồn nôn, nôn thốc nôn tháo
  • Bị mất ngủ khó ngủ thường xuyên, người luôn lao đao
  • Ngồi xuống đứng lên không giữ được thăng bằng
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển

Gợi ý những cách chữa rối loạn tiền đình ngoại biên phổ biến

Các chuyên gia khẳng định, bệnh tiền đình ngoại biên có thể chữa được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn cách điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ để chọn lựa phương pháp điều trị cho riêng mình. Hiện, rối loạn tiền đình ngoại biên được khắc phục theo các cách phổ biến như sau:

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y

Nhiều người bệnh lựa chọn điều trị bệnh tiền đình ngoại biên bằng thuốc Tây bởi tính tiện lợi khi sử dụng cũng như tác dụng nhanh chóng. Các loại thuốc thường xuất hiện trong đơn thuốc trị rối loạn tiền đình bao gồm:

  • Tanganil: Là thuốc chuyên điều trị hiện tượng hoa mắt, chóng mặt. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc uống hoặc dạng viên, liều lượng tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
  • Metoclopramide: Thuốc có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, được bào chế dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
  • Piracetam: Thuốc có tác dụng cải thiện hệ thống tuần hoàn, tăng cường quá trình lưu thông mạch máu não. Thuốc được bào chế dưới dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch chậm từ 1 – 4g/ngày.
Người bệnh hết sức cẩn trọng khi chữa tiền đình ngoại biên bằng thuốc Tây
Người bệnh hết sức cẩn trọng khi chữa tiền đình ngoại biên bằng thuốc Tây
  • Diazepam 5mg: Thuốc an thần chủ trị tình trạng hồi hộp, mệt mỏi. Mỗi ngày người bệnh dùng từ 1 – 2 viên tùy theo biểu hiện lâm sàng
  • Cinnarizin: Là loại thuốc đặc trị tiền đình rối loạn thuốc nhóm kháng Histamine H1. Một số công dụng chủ yếu của thuốc bao gồm: trị chóng mặt, ù tai; giảm choáng váng, mất thăng bằng.
  • Flunarizin: Là thuốc phổ biến trong kê toa cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình ngoại biên với tác dụng: cung cấp tăng cường oxy lên não, giảm nhức đầu, chóng mặt. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra tình trạng khô miệng, hôi miệng.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể tìm hiểu một số thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe tiền đình. Dùng thuốc Tây có ưu điểm là uống vào đỡ ngay nhưng do đây đều là loại thuốc kích thích, ức chế dây thần kinh nên dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn như: buồn ngủ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, viêm loét bao tử. Người bệnh cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc theo cảm tính.

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ vấn đề gì người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Cách chữa rối loạn tiền đình theo mẹo vặt dân gian

Trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nhẹ có thể áp dụng một số mẹo vặt dân gian dưới đây để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Lưu lại một số bài thuốc dân gian
Lưu lại một số bài thuốc dân gian
  • Sử dụng ngải cứu: Ngải cứu 1 nắm nhỏ đem rửa sạch sau đó hầm cùng óc heo, hoặc có thể rán cùng trứng gà. Món ăn thơm ngon ngày có tác dụng giảm hoa mắt, chóng mặt khá hiệu quả.
  • Đinh lăng: Lá đinh lăng là một trong những loại lá cây chữa rối loạn tiền đình phổ biến trong dân gian. Xao lá đinh lăng sau đó cho vào gối, gối ngủ hàng ngày giảm chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Người bệnh không còn lo lắng, hồi hộp, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Mộc nhĩ: Nấu canh mộc nhĩ với thịt bằm ăn hằng ngày giúp cải thiện các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.
  • Uống trà thảo mộc: Trà hoa cúc hoặc trà bạc hà là các loại trà thảo mộc rất tốt cho người bị bệnh tiền đình. Uống trà mỗi ngày giúp tinh thần sảng khoái, giảm chóng mặt, tăng cường sự tập trung.
  • Đông trùng hạ thảo kết hợp óc heo: Đây là món ăn thơm ngon và cực kỳ đại bổ đối với não bộ và sức khỏe hệ thần kinh – tiền đình.

Những bài thuốc dân gian về cơ bản rất dễ thực hiện và lành tính. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp ngắn hạn nhằm loại bỏ tạm thời các triệu chứng mà không có tác dụng điều trị. Do vậy, người bệnh chỉ nên xem đây là cách hỗ trợ rút ngắn thời gian trị bệnh.

Điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình ngoại biên bằng bài thuốc Đông y

Không có tác dụng nhanh chóng như thuốc Tây y, phương pháp trị rối loạn tiền đình trong Đông y đảm bảo theo nguyên tắc:

  • Tìm nguyên nhân, loại bỏ mọi căn nguyên gây bệnh từ đó giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình
  • Bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết ngăn chặn bệnh tái phát
Bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình ngoại biên từ gốc, ngăn chặn bệnh tái phát
Bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình ngoại biên từ gốc, ngăn chặn bệnh tái phát

Các bài thuốc Đông y được bào chế từ các vị thảo dược nên rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. Do đó điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên bằng Đông y ngày càng được nhiều người lựa chọn. Một số bài thuốc Đông y chủ trị chứng rối loạn tiền đình phổ biến bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Bài thuốc Cúc địa hoàng hoàn: Giảm chứng hoa mắt, ù tai, cơn chóng mặt trong thời gian ngắn hay kéo dài vài ngày. Các vị thuốc gồm bạch hoa cúc, phục linh, trạch tả, câu kỷ tử, đơn bì, sơn dược, thục địa.
  • Bài thuốc Nhị căn thang: Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lưu thông mạch máu não, điều trị tiền đình rối loạn. Các vị thuốc gồm có Xuyên khung, đại giả thạch, hải đới căn, bán hạ, cát căn.
  • Bài thuốc Định tâm An thần thang: Sự góp mặt của gần 30 thảo dược quý như: Kỷ tử, liên nhục, toan táo nhân, xuyên khung, viễn chí,… Bài thuốc đặc trị rối loạn tiền đình từ gốc giảm ngay các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt, giấc ngủ chập chờn. Đặc biệt kết thúc liệu trình từ 3 – 6 tháng người bệnh không bị tái phát, cơ thể khỏe mạnh toàn diện.

Một số phương pháp hỗ trợ trị bệnh không dùng thuốc

Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số bài tập đơn giản để phần nào thuyên giảm triệu chứng mà rối loạn tiền đình ngoại biên gây ra.

  • Xoa bóp, bấm huyệt: Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình thực chất là tác động một lực vào một số huyệt đạo giúp lưu thông mạch máu não, từ đó giúp người bệnh thuyên giảm được chứng hoa mắt, đau đầu hiệu quả. Người bệnh có thể tìm tới các địa chỉ uy tín để thực hiện phương pháp này.
  • Tập Yoga, ngồi thiền: Yoga hay ngồi thiền đúng cách sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cơ thể dẻo dai, kích thích quá trình trao đổi chất. Đây được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình an toàn và rất tốt.
  • Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng: Để giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình ngoại biên, người bệnh có thể thực hiện một số tư thế thể dục đơn giản, nhẹ nhàng như: tư thế cúi đầu nghỉ, tư thế xoay lắc đầu, tư thế dựa chân vào tường,…
  • Massage, ngâm chân nước ấm: Trước khi đi ngủ, người bệnh có thể ngâm chân, massage nhẹ nhàng cùng nước ấm giúp lưu thông các mạch máu tốt hơn.
Thực hiện một số bài xoa bóp bấm huyệt
Thực hiện một số bài xoa bóp bấm huyệt

Người bệnh tiền đình ngoại biên nên làm gì, kiêng gì?

Để quá trình điều trị được hiệu quả người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình. Dưới đây chuyên trang xin đưa ra một số lưu ý mà người bị rối loạn tiền đình cần ghi nhớ:

Người bệnh nên kiêng:

  • Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính hay thiết bị điện tử trong thời gian quá dài, đặc biệt trong khi đi tàu xe.
  • Tránh làm việc trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, hạn chế đeo tai nghe hay nghe nhạc quá lớn
  • Khi đi ra ngoài nên đeo kính mát, đội nón mũ cẩn thận nếu bạn bị nhạy cảm với ánh sáng.
  • Hạn chế rượu, bia, thuốc lá; thu nạp đồ ăn cay nóng, quá nhiều dầu mỡ.
  • Tránh ăn các thực phẩm có chứa acid amin tyramine như gan gà, chuối, rượu vang đỏ, phô mai,…
  • Không nên ăn quá ngọt hay quá mặn
  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG nhịn ăn, bỏ bữa hay ngủ ngày cày đêm
  • Hạn chế làm công việc nặng nhọc, quá sức

Người bệnh nên:

  • Ăn uống lành mạnh: dung nạp nhiều thực phẩm giàu vitamin A, D, B6
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước ép hoa quả
  • Phân bổ thời gian làm việc hợp lý, ngủ đủ mỗi ngày 8 tiếng
  • Tăng cường thể dục thể thao giúp lưu thông mạch máu não
  • Khi cảm thấy có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt người bệnh nên nằm nghỉ ngơi.

Trên đây là những thông tin về chứng rối loạn tiền đình ngoại biên. Hy vọng qua bài viết, quý độc giả có thêm những kiến thức hữu ích về căn bệnh này, từ đó chủ động hơn trong việc điều trị và phòng tránh bệnh.

Câu hỏi thường gặp
Chữa rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Việc tìm đúng trung tâm y tế uy tín, chất lượng sẽ giúp sớm xác định được nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. Chuyên trang xin gửi tới quý độc giả Top 10 địa chỉ chữa bệnh...
Bà bầu bị rối loạn tiền đình là tình trạng phổ biến mà các sản phụ thường gặp phải. Tình trạng này khiến chị em vô cùng lo lắng cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, phải xử lý làm sao để an toàn cho...
Rối loạn tiền đình là bệnh lý phổ biến hiện nay, và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ thông tin về bệnh này: Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiền đình như thế nào? Rối loạn tiền đình có nguy...
Rối loạn tiền đình với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai… gây nhiều ảnh hưởng tới người bệnh. Nhưng không phải ai cũng biết bị rối loạn tiền đình phải làm sao? Khắc phục các triệu chứng khó chịu này như thế nào? Bạn có thể tham khảo các biện pháp sơ cứu bước...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan