Rau tần ô trị ho là bài thuốc trong dân gian được nhiều người tin dùng. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về công dụng và các bài thuốc trị ho hiệu quả nhất từ loại rau này.

Rau tần ô là gì? Cách sử dụng và bảo quản

Rau tần ô còn có tên gọi khác là rau cải cúc, rau cúc, cúc tần ô. Thuộc họ cúc. Loại rau này là món ăn được nhiều gia đình Việt ưa thích, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu…

Tuy là món ăn quen thuộc nhưng chắc ít ai biết rằng loại rau này chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Không những thế, chúng còn có thể giúp chữa một số bệnh đơn giản. Đặc biệt, rau tần ô trị ho rất hiệu quả.

Trong Đông y, rau tần ô có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính mát dịu, rất lành tính. Loại rau này có chứa tinh dầu với hương thơm rất đặc trưng.

Thành phần có trong rau tần ô rất phong phú, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ như: hydrat cacbon, protein, chất béo, vitamin B, C, A, acid amin, lysin, analin, glutamic, threonin, aspartat, prolin, chất xơ, đường, carotene, vitamin niacin, acide pantotenic, calci, sắt, kẽm, tinh dầu thơm. 

Rau tần ô trị ho rất hiệu quả
Rau tần ô trị ho rất hiệu quả

Rau tần ô là loại rau dễ trồng, sinh trưởng và phát triển trong mùa lạnh, rất ít sâu bệnh nên không bị lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn cho người sử dụng. 

Cách sử dụng và bảo quản

Rau tần ô sau khi thu hoạch có thể sử dụng ngay để nấu canh. Tuy nhiên, nếu không đúng mùa rau này, hãy phơi khô để sử dụng và trị ho.

Khi dùng để nấu canh chúng ta thường chỉ chọn phần thân và lá. Ăn khi còn non là ngon nhất.

Tuy nhiên, nếu dùng để làm thuốc nên sử dụng tất cả các bộ phận của cây như rễ cây, thân cây, lá và hoa và phơi thật khô giúp để được lâu hơn.

Lưu ý: Chọn rau tần ô để phơi khô nên chọn cây già, có hoa càng tốt.

Công dụng của rau tần ô

Dựa vào thành phần và đặc tính, rau tần ô vừa là thức ăn và là thảo dược có nhiều giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh. Gồm các công dụng như:

  • Trị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi: Nấu rau tần ô với thịt nạc, cho thêm vài lát gừng tươi và ăn khi con nóng giúp giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Giúp giảm cân: Trong rau cải cúc có chứa nhiều acid chlorogenic và acid hydroxycinnamic ức chế sự gia tăng nồng độ glucose trong máu từ đó giúp giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, loại rau này chỉ chứa rất ít calo (khoảng 22 calo trong 100gr rau) nhưng giàu chất xơ, ít chất béo nên chúng ta có thể ăn thoải mái không sợ bị béo.
  • Ngăn ngừa bệnh tim, chống lão hóa nhờ Acid chlorogenic có trong cúc tần cung cấp nhiều Kali cho cơ thể. Để giữ được khả năng chống oxy hóa của lá tần ô bạn chỉ nên đun trong vài phút, nấu quá lâu sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Trị cảm cúm: Để giải cảm nhanh chóng, hiệu quả, bạn chuẩn bị 150gr rau tần ô tươi, rửa sạch, để ráo nước, thái vừa ăn rồi cho vào tô. Cháo sau khi nấu chín, đang lúc còn sôi thì đổ vào tô đã chuẩn bị rau, để 5 đến 10 phút, trộn đều và thưởng thức, mỗi ngày 2 đến 3 lần để có kết quả tốt nhất.
  • Trị đau đầu kinh niên: nếu hơ nóng một nắm lá tần ô tươi hoặc khô, bọc và một khăn xô mỏng rồi chườm lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc khi cảm thấy đau nhức đầu sẽ nhanh chóng giảm tình trạng này.
Bị đau đầu không nên bỏ qua rau tần ô
Bị đau đầu không nên bỏ qua rau tần ô
  • Đau mắt, đau mắt đỏ: Lấy 1 nắm rau tần ô thái nhỏ, một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay làm sạch, nấu thành canh để người lớn để ăn. Đồng thời rửa sạch một nắm lá tươi hoặc khô, hơ nóng chườm lên mắt bọc qua 1 lớp vải mỏng để chườm sẽ thấy dễ chịu.
  • Trị hoa mắt, nhức đầu: Dùng 200gr rau tần ô, một con cá diếc 0,5 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ chế biến thành món canh bổ dưỡng, ăn trong vòng 10 ngày sẽ thấy bệnh giảm hẳn.
  • Rau tần ô bổ não, hạ huyết áp: Do có chứa chất kiềm mật nên khi đầu óc choáng váng do tăng huyết áp có thể giã lá tần ô lấy nước uống giúp hạ huyết áp, giảm căng thẳng.
  • Lợi sữa: Sản phụ dùng rau tần ô nấu cùng móng giò, hoặc thịt nạc ăn liên tục trong 3 đến 5 ngày giúp nguồn sữa dồi dào hơn.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, giảm au dạ dày, trị biếng ăn: Rau tần ô chứa nhiều chất dễ bay hơi tạo ra một hương vị kích thích tuyến nước bọt, gây cảm giác thèm ăn. Đồng thời lượng chất xơ có trong loại rau này giúp dạ dày hỗ trợ nhu động ruột, giúp thải độc và chống táo bón.

Ngoài những công dụng kể trên, rau tần ô còn có rất nhiều công dụng khác như giảm sưng viêm, giúp lợi tiểu… Đặc biệt là công dụng trị ho rất hiệu quả.

Bài thuốc dùng rau tần ô trị ho

Rau tần ô trị ho là phương pháp được rất nhiều người tin dùng vì độ lành tính và hiệu quả nhanh chóng. Cùng tham khảo một vài bài thuốc trị ho từ rau tần ô dưới đây:

Canh rau tần ô nấu cùng phổi heo

Trị ho cho người lớn bằng rau tần ô và phổi heo. Áp dụng như sau: Chuẩn bị 200gr phổi heo rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp gừng và gia vị để cho ngấm.

Đổ dầu vào chảo, xào săn lại rồi đổ nước vừa ăn, đun đến khi sôi thì cho tần ô nấu thêm 3-4 phút là có thể ăn. Ăn khi nóng chung với cơm. Dùng liên tục từ 3 đến 4 ngày để thấy hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp rau tần ô nấu cùng một số nguyên liệu khác như cá, gan lợn, thịt nạc đều cho ra một món ăn bổ dưỡng. 

Rau tần ô nấu nhiều món ăn bổ dưỡng
Rau tần ô nấu nhiều món ăn bổ dưỡng

Lưu ý: Rau tần ô có tính mát nên khi nấu, hãy cho 2-3 lát gừng để tăng hiệu quả trị ho.

Rau tần ô hấp mật ong

Rau tần ô hấp mật ong trị ho là phương pháp có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Công thức rất đơn giản: 

Chọn cây tần ô không quá già, không quá non, nhặt lấy khoảng 6gr, rửa sạch, thái thật nhỏ cho vào bát. Đổ thêm mật ong vào rồi đem hấp cách thủy, lọc lấy nước cốt cho người lớn và trẻ nhỏ sử dụng. Áp dụng bài thuốc liên tục cho đến khi khỏi ho.

Sở dĩ rau tần ô chưng mật ong được nhiều người áp dụng bởi trong mật ong cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Chính vì vậy, kết hợp 2 loại nguyên liệu này giúp nhân đôi tác dụng.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chưa thể hấp thu được mật ong, thế nên hay thay thế mật ong bằng đường phèn để đảm bảo an toàn cho bé.

Đường phèn với rau tần ô trị ho

Lá tần ô trị ho được nhờ hoạt chất giúp loãng dịch đờm, tan đờm nền trị ho đờm rất hiệu quả. Đường phèn có tác dụng hỗ trợ trị ho không thua kém vai trò của mật ong. Đồng thời, đường phèn còn giúp làm dịu họng, dễ uống và an toàn cho cả người lớn và trẻ dưới 1 tuổi.

Bài thuốc này như sau: Dùng 90gr lá tần ô rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho nước vào đun sôi trong 10p. Sau đó lọc lấy nước, cho thêm đường phèn đun cho tan đường. Uống ngày 2 lần. Dùng trong 3 đến 4 ngày liên tiếp bạn sẽ thấy hiệu nghiệm.

Những lưu ý khi sử dụng rau tần ô trị ho

Rau tần ô trị ho được áp dụng khá phổ biến ở các gia đình. Mặc dù rất lành tính nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách cũng dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy lưu ý một vài điều dưới đây khi dùng rau tần ô trị ho:

  • Tinh dầu trong rau cải cúc rất dễ bay hơi, khi chế biến nên xào nấu với lửa to và không nên nấu quá lâu. 
  • Những người tiêu chảy, lạnh bụng nên ăn rau tần ô với lượng vừa đủ
  • Rau là món ăn ưa thích của sâu, vì thế hãy rửa thật kĩ để loại bỏ trứng sâu, ưu tiên nấu chín trước khi sử dụng.
  • Lá tần ô trị ho là bài thuốc tự nhiên, bạn cần dùng liên tục khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày, trong 4 đến 10 ngày liên tục mới có được kết quả  như mong đợi. Đây là điểm đặc trưng của các bài thuốc Đông y.
  • Nên sử dụng ở giai đoạn đầu của biểu hiện ho. Nếu thấy ho kéo dài không giảm hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không dùng rau tần ô hấp với mật ong để trị ho. Trẻ dưới 3 tháng nên đi khám bác sĩ trước khi dùng bất kì biện pháp trị ho tại nhà nào.
  • Người có thể trạng tính hàn, dễ bị lạnh bụng, nên hạn chế ăn rau tần ô.
  • Tuy không hề có độc tính nhưng các chuyên gia cảnh báo, nếu ăn quá nhiều có thể gây khó chịu ở dạ dày và hệ tiêu hóa.

Bài viết trên đây đã chỉ ra bài thuốc dùng rau tần ô trị ho rất hiệu quả và dễ thực hiện. Dùng khi mới chớm ho là tốt nhất, đồng thời nên thăm khám nếu trình trạng nặng hơn để điều trị đúng bệnh.


Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan