Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Polyp đại tràng sigma là gì mà tỷ lệ mắc bệnh lại ngày một tăng cao đến vậy? Trên thực tế thì bệnh có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với bệnh đại tràng. Vậy nên, hãy “bỏ túi” cho mình những kiến thức về bệnh để phát hiện và sớm điều trị bệnh sớm nhất và tránh xa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Polyp đại tràng sigma là gì?

Đại tràng sigma là đoạn cuối của đường ruột trong hệ tiêu hóa, phần gắn với trực tràng và chứa rất nhiều mô cơ. Bộ phận này có chức năng giống như hoạt động của một khoang chứa vật chất (cặn bã thức ăn), tại đây các dưỡng chất sẽ được hấp thu một lần nữa trước khi đưa ra ngoài cơ thể (phân).

polyp-dai-trang-sigma
Polyp đại tràng sigma

Vậy nên, đại tràng sigma cũng là nơi có môi trường hợp lý cho vi khuẩn phát triển và gây ra các tổn thương cho niêm mạc đại tràng, khiến viêm đại tràng hoặc bệnh polyp đại tràng sigma. Bởi Polyp là tình trạng niêm mạc đại tràng xuất hiện các khối mô giống như các khối u dưới dạng nhiều kích thước khác nhau.

Bệnh hiện nay được chia thành hai loại chính:

  • Polyp tăng sản: Đa phần kích thước khá nhỏ và nằm ở đoạn cuối của đại tràng.
  • Polyp tuyến: Tìm thấy ở nhiều nơi trong đại tràng, nếu không chữa trị kịp thời dễ bị biến chứng thành ung thư là rất cao.

Triệu chứng của polyp đại tràng sigma

Như đã chia sẻ ở trên thì bệnh này có những biểu hiện dễ gây ra nhầm lẫn với các vấn đề khác về đường tiêu hóa, nên người bệnh chủ quan vì cho rằng đó không phải là bệnh mà chỉ đơn giản là triệu chứng của việc ngộ độc thực phẩm, ăn phải thực phẩm bẩn… Một số triệu chứng điển hình của polyp đại tràng sigma:

  • Đau bụng: Là biểu hiện rõ nét nhất của bệnh, người bệnh thường đau dọc khung thành của niêm mạc đại tràng hoặc từng cơn quặn lại rất khó chịu.
  • Rối loạn đại tiện: Bị tiêu chảy và táo bón xen lẫn, trong phân sẽ xuất hiện máu nếu không thì đó là triệu chứng của bệnh lý đại tràng khác.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc...

Nguyên nhân gây bệnh polyp đại tràng sigma

Sau nghiên cứu và khảo sát thì các chuyên gia cũng đã đưa ra kết luận về nguyên do gây bệnh điển hình là:

  • Chế độ ăn uống không được cân bằng giữa các dưỡng chất, ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, đường và chất béo… Gây ra thừa chất, tạo nhiều gánh nặng lên đại tràng trong thời gian dài.
  • Hút thuốc, sử dụng rượu, bia…. hoặc nước ngọt quá thường xuyên.
  • Không xây dựng cho bản thân chế độ vận động cơ thể.
  • Tinh thần trong trạng thái stress, mệt mỏi liên tục mà không được giải tỏa.
  • Trong gia đình có người đã từng bị mắc bệnh về đại tràng sigma.

Polyp đại tràng sigma có nguy hiểm không?

Hầu hết ban đầu, các polyp đại tràng sigma đều được chẩn đoán là lành tính, yếu tố bệnh bị biến chứng thành ung thư là không cao. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn nằm ở kích thước, vị trí và hình dáng của polyp vì để bệnh kéo dài thì nó sẽ phát triển to. 

Khi đó nguy cơ chuyển biến thành khối u ác tính (tiền ung thư), mà đây là loại bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao. Đặc biệt những Polyp có cuống thì tỷ lệ gây ra ung thư ít hơn so với không có cuống. 

Một số biến chứng của bệnh nếu bệnh nhân không sớm được chữa trị:

  • Mắc bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh đại tràng khác.
  • Mất ngủ, trầm cảm.
  • Nặng hơn nữa thì có thể chuyển biến thành ung thư (thời gian ủ bệnh vài năm).

polyp-dai-trang-sigma
Polyp đại tràng sigma lành tính nhưng có nhiều biến chứng

Vậy nên, khi gặp phải những triệu chứng như chia sẻ ở trên thì người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe để có hướng xử lý kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị polyp đại tràng sigma

Chỉ với những biểu hiện kể trên thì bác sĩ vẫn cần phải có phương pháp chẩn đoán phù hợp để xác định bệnh chính xác nhất. 

Chẩn đoán bệnh bằng nội soi đại tràng: 

Hiện nay đây chính là phương pháp mang đến hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Cách thức hiện:

Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm, dẻo và có gắn thiết bị camera đưa qua đường hậu môn vào trong để quan sát được toàn bộ đại tràng bên trong. 

Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu mô nhỏ để kiểm tra và sinh thiết để đưa ra được kết luận về bệnh và xác định nguy cơ biến chứng thành ung thư.

Ngoài ra, một số phương pháp chẩn đoán khác: Chụp CT, chụp X quang, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu… Nhưng ít được áp dụng hơn so với nội soi đại tràng.

polyp-dai-trang-sigma
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bằng nội soi

Phương pháp điều trị phổ biến:

  • Cắt polyp đại tràng sigma nội soi: Trong quá trình nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra quyết định cắt polyp bằng thiết bị y khoa đối với những bệnh nhân có khối u lành tính, kích thước polyp nhỏ.
  • Phẫu thuật nội soi: Đó là phương pháp có tính an toàn và khả năng phục hồi của người bệnh cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khối Polyp lại lớn và khó tìm thấy thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật nội soi. Khi đó mới có thể loại bỏ được khối u polyp một cách an toàn, đẩy lùi được nguy cơ biến chứng thành ung thư hoặc di căn sang bộ phận khác của đường tiêu hóa.

Lời khuyên: Polyp đại tràng sigma nên ăn gì, kiêng gì?

Trong và sau quá trình điều trị thì người bệnh vẫn cần phải tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh thì mới có thể duy trì được sức khỏe và hạn chế tái phát bệnh. Dưới đây là những lời khuyên được các chuyên gia đầu ngành tư vấn để người bệnh:

Người bệnh polyp đại tràng sigma nên:

  • Bổ sung đầy đủ chất xơ: Rau củ họ nhà bí (bí xanh, bầu…), ngũ cốc, yến mạch,... Khi nạp đủ chất xơ vào cơ thể thì người bệnh sẽ cải thiện được triệu chứng táo bón, đại tiện dễ dàng hơn.
  • Bổ sung vitamin: Ăn nhiều trái cây (táo, kiwi, dâu tây, bưởi, dưa,...), nước ép hoa quả,... Tuy nhiên không nên ăn loại quả quá chua vì chứa nhiều axit không tốt cho dạ dày.
  • Bổ sung chất đạm và axit béo Omega - 3: Ức thịt gà, thịt lợn nạc, cá hồi, cá tuyết,... Mang đến nhiều dưỡng chất để đại tràng phục hồi chức năng.
  • Bổ sung men vi sinh có lợi: Sữa chua không đường hoặc không chứa lactose...

Ngoài ra, người bệnh nên uống đủ nước từ 1,5 - 3 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và các món ăn nên thái nhỏ, nấu chín nhừ.

polyp-dai-trang-sigma
Chế độ ăn uống quyết định 40% chữa bệnh thành công

Người bệnh polyp đại tràng sigma không nên ăn:

  • Thực phẩm chế biến sẵn, có chất bảo quản: Thịt đóng hộp, xúc xích,...
  • Thực phẩm sống: Gỏi, nộm, rau sống…
  • Thực phẩm chứa các chất kích thích, có cồn, ga: Thuốc lá, rượu bia, nước ngọt coca,...
  • Thực phẩm không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh… Vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, chất lactose.
  • Không ăn quá no, quá muộn (nên ăn lúc 6h tối).

Vậy nên, việc quản lý chế độ ăn uống của người bệnh Polyp đại tràng sigma là không hề đơn giản. Nhưng nếu không tuân thủ thì sau điều trị bệnh vẫn có thể tái phát, thậm chí còn gây ra những biến chứng bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, nếu bản thân cảm thấy có những triệu chứng như kể trên thì bạn nên nhanh chóng đến các trung tâm, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để sớm chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Polyp Đại Tràng Sigma bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan