Phồng đĩa đệm là bệnh gì? Nguy hiểm không? Chữa thế nào?

Xã hội phát triển, khối lượng công việc ngày càng nhiều khiến tỷ lệ mắc phồng đĩa đệm có xu hướng tăng mạnh và dần trẻ hóa. Bệnh lý này tác động trực tiếp đến hệ vận động của con người và cần được điều trị sớm. Trước vấn đề này, bài viết xin chia sẻ đến bạn đọc các thông tin chi tiết xoay quanh bệnh phồng đĩa đệm.
Phồng đĩa đệm nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?
Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, xuất hiện khi lớp vỏ bao xơ suy yếu đồng thời nhân nhầy trung tâm bị lồi ra tại vị trí suy yếu đó. Hậu quả của tình trạng này là khiến đĩa đệm phồng lên đè vào các dây thần kinh cột sống gây cảm giác đau nhức.

Phồng đĩa đệm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có liệt vĩnh viễn
Phồng đĩa đệm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có liệt vĩnh viễn

Ngoài ra, khi bị phồng, lồi đĩa đệm, người mắc còn có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau:

Đau nhức cột sống âm ỉ hoặc dữ dội, bệnh dần tiến triển thành thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống.
Đau thần kinh tọa, tê bì cánh tay, chân, yếu cơ dẫn đến khả năng vận động bị hạn chế.
Rối loạn cảm giác, người bệnh không cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh.
Bị mất chức năng của ruột và bàng quang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống và an toàn tính mạng.
Tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng vận động, người bệnh có thể bị liệt vĩnh viễn.

Mặc dù, phồng đĩa đệm không nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu để bệnh tiến triển nặng, không tự phục hồi được có thể gây ra nhiều rủi ro và biến chứng khôn lường.

Về vấn đề phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không, theo các chuyên gia, nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu, người bệnh tích cực điều trị thì khả năng hồi phục hoàn toàn chức năng đĩa đệm là rất cao. Tuy nhiên, khi nhân nhầy trong đĩa đệm đã phá vỡ bao xơ, bệnh diễn biến nặng thì ngay cả khi người bệnh thực hiện phẫu thuật thì tỷ lệ hồi phục cũng không cao.
Nguyên nhân – triệu chứng của phồng đĩa đệm
Theo thời gian, cột sống, đĩa đệm dần bị lão hóa, suy yếu tạo điều kiện cho phồng, lồi đĩa đệm dễ dàng xuất hiện. Ngoài nguyên nhân chính kể trên, cũng có một số tác động bên ngoài làm khởi phát bệnh lý này như sau:

Do di chứng từ các chấn thương cột sống có thể đến từ tai nạn, hoạt động thể dục thể thao…
Ngồi sai tư thế, thừa cân béo phì khiến cột sống phải chịu áp lực lớn, đĩa đệm bị bào mòn.
Do đặc thù công việc phải thường xuyên mang vác, nâng đỡ các vật nặng khiến đĩa đệm bị hao mòn nhanh chóng.
Lười vận động khiến xương khớp dễ bị thoái hóa.
Hút thuốc lá, uống rượu bia làm giảm khả năng tiếp nhận oxy và dưỡng chất ở đĩa đệm từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Bệnh lý khởi phát từ nhiều nguyên nhân, đem đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh
Bệnh lý khởi phát từ nhiều nguyên nhân, đem đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh

Một số triệu chứng điển hình của phồng đĩa đệm như sau:

Đau nhức vùng thắt lưng, cổ, vai gáy sau đó lan dần xuống cánh tay, bàn tay và ngón tay.
Người bệnh thường cảm thấy mỏi cơ nhất là vùng lưng và thắt lưng.
Cảm giác đau lan dần đến phía trên và trong đùi sau đó lan xuống cẳng chân.
Người bệnh cảm thấy tê bì, yếu cơ, khó cúi gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động.

Thông thường, ở giai đoạn đầu phồng đĩa đệm không có biểu hiện rõ ràng. Điều này dễ khiến bệnh trở nặng, làm phát sinh các vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên tiến hành đi khám định kỳ để theo dõi và xác định chính xác tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cách chữa phồng đĩa đệm an toàn, hiệu quả
Hiện tại có khá nhiều phương pháp điều trị phồng đĩa đệm đem lại hiệu quả tích cực, cụ thể như sau.
Sử dụng các mẹo chữa bệnh dân gian
Bài thuốc dân gian chữa phồng đĩa đệm được cha ông ta nghiên cứu, phát triển và gìn giữ qua nhiều đời. Những bài thuốc này không những đem lại hiệu quả điều trị cao, đảm bảo sự lành tính mà còn rất tiện lợi trong sử dụng. Chính vì vậy, ngay cả khi xã hội phát triển, y học hiện đại ngày càng hoàn thiện thì những bài thuốc dân gian vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người.

Một số cách chữa lồi đĩa đệm bằng bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến là:

Sử dụng ngải cứu: Để chữa thoát vị với ngải cứu, người bệnh chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước sau đó đem vào chảo rang nóng đến khi lá ngải cứu khô lại. Tiếp theo, người bệnh bọc lá ngải cứu vào một mảnh vải mỏng rồi đem chườm lên vị trí bị tổn thương. Duy trì thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 1 – 2 lần người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức giảm đáng kể.
Sử dụng cây hầu vĩ tóc: Người bệnh cho 30g hầu vĩ tóc vào ấm, sắc trong khoảng 20 phút. Nước thuốc sau khi sắc được chia thành 3 phần và sử dụng luôn trong ngày.

Lưu ý, mẹo dân gian có dược tính thấp, chỉ giúp làm giảm triệu chứng chứ không có khả năng chữa bệnh triệt để. Vì vậy, người bệnh chỉ nên áp dụng phương pháp này trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc sử dụng song song cùng các phương pháp điều trị khác.
Điều trị bằng bài thuốc Đông y
Các vị thuốc Đông y sau khi đi vào cơ thể sẽ giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh song song với hỗ trợ phục hồi sức khỏe một cách toàn diện. Ngoài ra, thuốc Đông y đảm bảo độ lành tính cao, phù hợp với mọi đối tượng từ phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ hay người có thể trạng yếu ớt.

Điều trị Đông y phù hợp với mọi đối tượng, đem lại hiệu quả trị bệnh cao
Điều trị Đông y phù hợp với mọi đối tượng, đem lại hiệu quả trị bệnh cao

Một số bài thuốc Đông y chữa phồng lồi đĩa đệm được nhiều người tin tưởng lựa chọn như:

Bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được bào chế từ các loại thảo dược quý như thạch cao, chi mẫu, tơ hồng xanh, đỗ trọng… Sau khi đi vào cơ thể, các vị thuốc giải trừ phong – hàn – tà –  thấp, thông kinh hoạt lạc nhờ vậy không những giúp đẩy lùi bệnh mà còn phục hồi, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc: Bài thuốc được nghiên cứu, gia giảm theo tỷ lệ vàng của các loại thảo dược như hầu vĩ tóc, gối hạc, hy thiêm, na rừng… giúp giải độc, khu phong, trừ thấp, tán hàn từ đó xoa dịu các triệu chứng của phồng đĩa đệm, bệnh nhanh chóng được phục hồi.
Bài thuốc Cốt vương Thần hiệu thang của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: Các vị thuốc có trong Cốt vương Thần hiệu thang phải kể đến như hoàng bá, phòng phong, ngưu tất, uy linh tiên… Đây đều là các loại thảo dược quý, đảm bảo sự lành tính với mọi đối tượng ở các thể trạng khác nhau. Về công dụng, Cốt vương Thần hiệu thang sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, nuôi dưỡng sụn khớp và phục hồi hệ thần kinh cột sống.
Bài thuốc Nhất Nam Cốt vương thang của Nhất Nam Y Viện: Nhất Nam Cốt vương thang ra đời dựa trên sự kết hợp của 3 chế phẩm nhỏ là bổ can tiêu độc, thấp diệu phương và dưỡng cốt bổ thận. Nhờ vậy, bài thuốc không những giúp loại bỏ tận gốc các nguyên nhân gây phồng đĩa đệm mà còn hỗ trợ phục hồi, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch cho người bệnh. Một số loại thảo dược có trong bài thuốc này phải kể đến như đỗ trọng, hồng hoa, phòng phong, kim ngân hoa…

Những bài thuốc được nêu ở trên đều được giới chuyên môn cũng như người dùng đánh giá rất cao trong hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, mức độ phát huy công dụng của các loại thuốc sẽ có sự khác biệt nhất định tùy theo mức độ hấp thụ của mỗi người.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Một số loại thuốc thường có mặt trong phác đồ điều trị phồng, thoát vị đĩa đệm bao gồm:

Nhóm thuốc giảm đau, ví dụ như hydrocodone, acetaminophen…
Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, ví dụ ibuprofen, salicylates…
Các loại thuốc ức chế miễn dịch, ví dụ  prednison, cortisone…
Nhóm thuốc giãn cơ, ví dụ như Cyclobenzaprine (Flexeril®)…
Thuốc tiêm cortisone được tiêm trực tiếp vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống giúp giảm sưng, viêm…

Thuốc Tây tập trung làm giảm triệu chứng nhờ vậy người bệnh nhanh chóng cảm nhận được cảm giác dễ chịu sau một vài lần dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc Tây có thể làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn vì vậy người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, chuyên gia.

Ở một vài trường hợp khác, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành phẫu thuật hoặc thực hiện vật lý trị liệu. Trong đó, phương pháp vật lý trị liệu sẽ tập trung khôi phục cấu trúc tự nhiên của đĩa đệm từ đó chấm dứt các triệu chứng của bệnh. Một số phương pháp vật lý trị liệu chữa phồng đĩa đệm thường dùng như phương pháp kéo giãn vật lý, điện trị liệu, châm cứu, bấm huyệt…

Về phương pháp phẫu thuật, cách điều trị này được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, dùng thuốc không mang lại kết quả tích cực. Theo đó, việc phẫu thuật giúp loại bỏ trực tiếp nguyên nhân gây bệnh song song với hỗ trợ phục hồi chức năng của đĩa đệm, cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao vì vậy người bệnh cần đặc biệt chú ý, chỉ nên tiến hành phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín.

Xem thêm


Các biện pháp phòng ngừa phồng đĩa đệm
Thay vì việc chỉ quan tâm đến cách điều trị bệnh thì mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh phồng đĩa đệm ngay từ đầu. Đây mới là cách tốt nhất giúp bảo vệ cơ thể, sức khỏe khỏi những tác động tiêu cực mà bệnh lý này mang lại.

Chủ động trong việc phòng ngừa là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe khỏi các tác động tiêu cực của phồng đĩa đệm
Chủ động trong việc phòng ngừa là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe khỏi các tác động tiêu cực của phồng đĩa đệm

Một số phương pháp giúp phòng tránh phồng đĩa đệm hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng như sau:

Xây dựng lối sống lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
Duy trì cân nặng ở mức ổn định, với những người bị thừa cân, béo phì thì cần xây dựng chế độ giảm cân khoa học.
Hạn chế mang vác vật nặng, làm việc quá sức làm ảnh hưởng đến chức năng cột sống, đĩa đệm.
Tránh ngồi sai tư thế hoặc ngồi một tư thế quá lâu, thi thoảng nên đứng dậy đi lại hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng giúp cơ thể dẻo dai.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe xương khớp cũng như toàn bộ cơ thể.
Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích có hại cho xương khớp như rượu, bia, thuốc lá…

Trên đây là các thông tin chi tiết về tình trạng phồng đĩa đệm cũng như các cách trị bệnh hiệu quả. Hy vọng những thông tin này một phần nào giúp bạn đọc có hướng xử lý, phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe mình một cách tốt nhất.

Đọc ngay

Viêm đa khớp dạng thấp cản trở công việc
Cô Hằng Vĩnh Phúc mắc bệnh viêm khớp 15 năm, tay tê buốt khó chịu không thể cầm cốc nước. Cuối cùng cũng khỏi sau 2 tháng dùng bài thuốc gia truyền. Click xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

1