Phình lóc động mạch chủ là một bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao do biến chứng vỡ phình động mạch chủ. Đa số người bệnh đều nhập viện trong tình trạng nguy kịch, mất nhiều máu và sốc nặng. Vì vậy việc phát hiện và điều trị bệnh từ sớm có ý nghĩa rất lớn trong việc cứu sống người bệnh.

Tổng quan bệnh phình lóc động mạch chủ

Hệ thống động mạch chủ xuất phát từ tim qua cơ hoành xuống bụng được chia thành chủ ngực và chủ bụng. Đây là động mạch lớn nhất trong cơ thể, có nhiều nhánh để cung cấp máu cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Các bệnh lý về động mạch chủ thường rất đa dạng và phức tạp. Trong đó phình động mạch là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh về động mạch chủ.

Động mạch chủ là mạch máu chính đưa máu từ tim đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể. Thành động mạch chủ được cấu tạp gồm 3 lớp: Lớp nội mạc, lớp trung mạc, lớp ngoại mạc. 3 lớp này kết hợp với nhau tạo ra sự vững chãi cho thành động mạch, giúp chịu được áp lực máu cao trong suốt cuộc đời.

Động mạch chủ là mạch máu chính đưa máu từ tim đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể
Động mạch chủ là mạch máu chính đưa máu từ tim đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể

Vì một nguyên nhân nào đó, lớp nội mạc bị phình lóc và tách ra, máu từ động mạch lách vào phần bị lóc tác khiến cho phần này căng phồng lên và có khả năng bị vỡ bất cứ lúc nào.

Dựa vào vị trí thương tổn, lóc tách động mạch chủ được chia thành nhiều type khác nhau:

  • Phình lóc động mạch chủ type A: Người bệnh bị tổn thương động mạch chủ ở mức độ nguy hiểm. Nếu không được phẫu thuật kịp thời thì bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong.
  • Phình lóc động mạch chủ type B: Người bệnh không bị tổn thương ở động mạch chủ. Tình trạng này có thể được chữa khỏi chỉ cần điều trị nội khoa.

Triệu chứng bệnh lóc tách động mạch chủ

Người bệnh khi bị phình lóc động mạch chủ sẽ có các triệu chứng điển hình như:

  • Đau lưng/ngực: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, người bệnh bị đau ngực dữ dội, cơn đau lan ra vai trái, ra sau lưng và kéo dài trong nhiều giờ. Người bệnh phải sử dụng thuốc giảm đau để khắc phục tình trạng này.
  • Chênh lệch huyết áp 2 tay: Mạch ở tay trái thường yếu hơn tay phải, đôi khi không thấy mạch đập. Huyết áp 2 bên tay cũng chênh lệch 20mmHg do lóc tác động mạch chủ lan vào động mạch dưới đòn trái.
  • Dấu hiệu thần kinh khu trú: Người bệnh bị giảm ý thức đột ngột, liệt 2 chi dưới do lóc tác lan vào động mạch cảnh gây đột quỵ não ấp tính.
  • Tiếng thôi ở tim: Thường do lóc tá động mạch chủ Stanford A lan vào van động mạch chủ, gây hở van động mạch chủ tạo ra tiếng thổi tâm trương mới xuất hiện, kèm theo tình trạng suy tim cấp tính.
  • Đau bụng chướng bụng: Lóc tách lan xuống động mạch chủ bụng và các mạch mạc treo gây thiếu máu ruột giảm nhu động ruột gây đau và chướng bụng.
  • Dấu hiệu chèn ép: Khi phình lớn có thể gây chèn ép các cấu trúc xung quanh hay tạng lân cận gây khàn tiếng, khó thở, khó nuốt,….
  • Triệu chứng của lóc tách động mạch chủ vỡ: Sốc, tụt huyết áp, khó thở, tiếng tim mờ, tụt huyết áp, tĩnh mạch cổ nổi.
Người bệnh bị đau bụng, chướng bụng
Người bệnh bị đau bụng, chướng bụng

Nguyên nhân gây phình lóc động mạch chủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phình lóc động mạch chủ, cụ thể như sau:

  • Do thoái hóa: Tình trạng thoái hóa khiến thành mạch yếu và dễ phình to.
  • Do rối loạn về mô liên kết: Hiện tượng này thường gặp ở những người bị các hội chứng Ehlers- Danlos, hội chứng Marfan, hội chứng Loeys-Dietz.
  • Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị phình lóc động mạch chủ, tỷ lệ bạn bị mắc phải căn bệnh này sẽ cao hơn người bình thường 20%.
  • Các nguyên nhân khác: Những nguyên nhân khác như nhiễm trùng, chấn thương ngực bụng do tai nạn, viêm thành động mạch cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng phình lóc động mạch chủ.

Các yếu tố nguy cơ:

  • Nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới gấp 2-5 lần.
  • Những người cao tuổi dễ mắc phải căn bệnh này hơn người trẻ, nhất là nhóm đối tượng từ 50-70 tuổi.
  • Người hút thuốc lá, mắc các bệnh chuyển hóa như tăng huyết áp, mỡ máu,… là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh phình động mạch.

Bệnh phình lóc động mạch chủ có nguy hiểm không?

Bệnh phình lóc động mạch chủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Ảnh hưởng đến quá trình cấp máu đến các động mạch tách ra từ động mạch chủ hoặc động mạch vành.
  • Giãn vòng van động mạch chủ và hở van động mạch chủ. Điều này có thể dẫn tới tình trạng ứ huyết nghiêm trọng
  • Suy tim dẫn tới đột quỵ.
  • Vỡ động mạch chủ vào khoang màng ngoài tim dẫn tới ép tim hoặc vỡ vào khoang màng phổi, trung thất.
  • Chèn ép các nhánh động mạch quan trọng, do lóc tách lan vào các nhánh bên hoặc mảng nội mạc rách ép vào lỗ xuất phát có thể gây ra tình trạng chết não, liệt nửa người, nhồi máu cơ tim, phủ tạng thiếu máu.
Bệnh phình lóc động mạch chủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng
Bệnh phình lóc động mạch chủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Phình lóc động mạch chủ type A là một trong những căn bệnh nguy hiểm, cần được điều trị phẫu thuật càng sớm càng tốt. Bởi nếu không phẫu thuật thì tỷ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên ngay cả khi bệnh nhân được phẫu thuật thì tỷ lệ tử vong cũng lên đến 20%.

Chẩn đoán bệnh phình lóc động mạch chủ

Người bệnh được chẩn đoán bệnh thông qua các cách sau:

  • Chụp cắt lớp: Phương pháp này giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Dựa trên phim chụp có thể xác định được thể bệnh là type A hay type B, vị trí vết rách nội mạc, sự lan rộng của lóc tách, sự thiếu máu các tạng và các biến chứng trà máu màng tim, màng phổi.
  • Siêu âm tim: Giúp xác định được khi lóc tách động mạch chủ. Bên cạnh đó phương pháp chẩn đoán này cũng giúp xác định được tình trạng van tim, chức năng tim và dịch màng tim.
  • Chụp X-quang ngực: Phương pháp này giúp nhìn thấy được hình ảnh trung thất rộng, dịch màng phổi khi có biến chứng nguy hiểm.
Chụp X-quang ngực để chấn đoán và phát hiện bệnh
Chụp X-quang ngực để chấn đoán và phát hiện bệnh

Điều trị tình trạng lóc tách động mạch chủ

Có 3 cách điều trị bệnh phình lóc động mạch chủ phổ biến nhất hiện nay đó là điều trị nội khoa, can thiệp nội mạch, phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ. Đối với phình lóc động mạch chủ type B phần lớn người bệnh chỉ cần điều trị nội khoa. Tuy nhiên với phình lóc động mạch type A cần phải được chỉ định mổ cấp cứu gấp.

Điều trị nội khoa

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc được sử dụng là thuốc giảm đau morphin, dẫn xuất của morphin fentanyl.
  • Kiểm soát huyết áp: Giúp huyết áp luôn đạt dưới 120mmHg, có thể sử dụng các thuốc nicardipin, nitroprusside.
  • Kiểm soát mạch: Giúp tần số nhịp tim luôn đạt từ 60-70 chu kỳ/phút, có thể dùng thuốc chẹn beta đường uống hoặc đường tĩnh mạch.

Can thiệp nội mạch

Nếu xuất hiện biến chứng tràn dịch màng phổi, thiếu máu tạng hoặc khi tăng huyết áp kéo dài, đau tái phát, hiện tượng phình tiến triển nhanh cần can thiệp nội mạch đặt stent graft che phủ. Trường hợp không có biến chứng có thể điều trị nội khoa bảo tồn. Tuy nhiên hiện tại chỉ định đặt stent grafl cho nhóm đối tượng này vẫn mang lại nhiều lợi ích.

Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ

Phẫu thuật phình lóc động mạch chủ type A là một phẫu thuật nguy hiểm và phức tạp. Các bác sĩ sẽ ngắt động mạch chủ bị tổn thương ra khỏi hệ tuần hoàn. Bơm một dung dịch đặc biệt vào động mạch vành để làm tim ngừng đập tạm thời, giúp bảo vệ tim trong suốt quá trình phẫu thuật. Đưa toàn bộ máu trong cơ thể chạy qua máy tim phổi nhân tạo để trao đổi oxy rồi bơm lại vào các cơ quan trong cơ thể.

Trong quá trình diễn ra phẫu thuật, có những thời điểm bác sĩ sẽ phải ngưng sử dụng máy tim phổi nhân tạo để bảo tồn các cơ quan trong khi quá trình xử lý tổn thương ở động mạch chủ, cụ thể như: Thay mạch chủ bị lóc tác bằng động mạch nhân tạo, thay vào tim hoặc sửa van tim,…

Phẫu thuật phình lóc động mạch chủ type A là một phẫu thuật nguy hiểm và phức tạp
Phẫu thuật phình lóc động mạch chủ type A là một phẫu thuật nguy hiểm và phức tạp

Quá trình phẫu thuật này rất phức tạp và có nguy cơ gây ra những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt là rối loạn đông máu khiến bệnh nhân bị chảy máu. Do đó chỉ có những bác sĩ tay nghề cao và giàu kinh nghiệm mới được thực hiện phẫu thuật điều trị phình lóc động mạch chủ.

Phòng ngừa bệnh lóc tách động mạch chủ

Phình lóc động mạch là một căn bệnh nguy hiểm, do đó việc phòng bệnh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Để phòng bệnh phình lóc động mạch chủ, người bệnh cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Đi ngủ sớm đúng giờ tránh để mất ngủ kéo dài.
  • Ngưng sử dụng thuốc lá.
  • Tập thể dục thể thao điều độ ít nhất 45 phút/ngày.
  • Ăn nhiều rau xanh, thực hiện chế độ ăn ít muối.
  • Không nên sử dụng mỡ động vật (trừ mỡ cá), có thể thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật.
  • Sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết đều đặn.

Phình lóc động mạch chủ là một căn bệnh nguy hiểm với những triệu chứng đa dạng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Vì vậy người bệnh cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kì để có thể chẩn đoán và xử trí kịp thời. Khi phát hiện những triệu chứng bất thường của sức khỏe, người bệnh cần tiến hành can thiệp sớm để tránh biến chứng gây tử vong.


Top địa chỉ phòng khám Phình Lóc Động Mạch Chủ


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan