Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Phát ban đỏ là hiện tượng xuất hiện những vết sưng đỏ, mảng nổi đỏ trên da do cơ thể bị dị ứng làm thay đổi sắc tố trên da. Căn bệnh này lành tính, nhưng khiến cho người bệnh có luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Phát ban đỏ là bệnh gì?

Phát ban đỏ là tình trạng thay đổi màu sắc trên da, khiến bề mặt da xuất hiện các mảng đỏ, sưng tấy và gây ngứa khó chịu. Phát ban có thể là những nốt ban hoặc các mảng đỏ có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Thông thường, phát ban đỏ không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy.

Phát ban đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận cơ thể nào. Tình trạng nổi mẩn ngứa này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày cho đến khi các nốt ban biến mất. Căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với phát ban do sốt xuất huyết, tuy nhiên phát ban đỏ sẽ không đi kèm sốt.

Triệu chứng điển hình của phát ban đỏ

Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh là khi cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ hoặc mảng ban với nhiều kích thước khác nhau.

Ban đầu, các vết ban này sẽ làm thay đổi sắc tố da, khiến da xuất hiện các vết đỏ không kèm theo tình trạng nóng sốt. Dần dần, vùng da bị nổi ban sẽ cảm thấy ngứa ngáy và sưng lên so với các khu vực xung quanh. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ sự châm chích ở vùng da nổi ban đỏ.

Nguyên nhân gây bệnh

Tình trạng phát ban đỏ xảy đến do nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường là do cơ thể đang bị dị ứng với một tác nhân bất kỳ. Một số nguyên nhân chính gây nên bệnh có thể kể đến như:

  • Người bệnh có tiền sử mắc bệnh da liễu: Các bệnh ngoài da hoặc eczema, dermatitis có thể làm thay đổi sắc tố da, gây nên triệu chứng nổi phát ban đỏ thành từng mảng.
  • Người bệnh bị dị ứng: Khi cơ thể có những phản ứng dị ứng với thức ăn, thuốc uống, môi trường, nước hay các chất hóa học cũng gây nên tình trạng phát ban trên da.
  • Tâm lý stress: Việc tâm lý bị stress hoặc căng thẳng quá độ có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, khi đó cơ thể dễ xuất hiện các vết phát ban hơn.
  • Thay đổi môi trường sống: Khi môi trường có những thay đổi về khí hậu, nhiệt độ hoặc độ ẩm cũng là nguyên nhân góp phần khiến da bị nổi ban đỏ.
  • Ngoài các nguyên nhân trên, những người mắc phải một số căn bệnh như viêm da tiết bã, lupus ban đỏ, vảy nến,… cũng có nguy cơ bị nổi phát ban nhiều hơn.
Phát ban đỏ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau
Phát ban đỏ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Phát ban đỏ có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ở đa số các trường hợp, bệnh không gây nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày.

Mặc dù không phải là tình trạng bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, bạn cũng nên đi thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể đang có những dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau 3 ngày hoặc sau khi áp dụng các biện pháp điều trị.
  • Tình trạng phát ban lan rộng khắp cơ thể, đặc biệt ở những khu vực lưỡi, họng gây ngứa và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
  • Các vết ban đỏ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu hoặc châm chích nhiều trên da.
  • Người bệnh cảm thấy khó thở và bị nóng sốt.
Phát ban lan khắp cơ thể cần đi khám bác sĩ
Phát ban lan khắp cơ thể cần đi khám bác sĩ

Phương pháp chữa bệnh phát ban hiệu quả, an toàn

Phát ban đỏ tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng nó lại mang đến cảm giác khó chịu vô cùng. Vì thế, việc điều trị là điều cần thiết nếu bệnh kéo dài hơn 3 ngày và chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Một số cách điều trị bệnh thường được dùng như:

Điều trị bằng Tây y

Một số loại thuốc uống có thể làm giảm tình trạng ngứa và nổi ban trên da mà bác sĩ thường kê bao gồm:

  • Thuốc corticoid giúp ức chế hệ miễn dịch, từ đó làm giảm triệu chứng phát ban và ngứa ngáy trên da.
  • Thuốc bôi như Phenergan hoặc Eumovate giúp làm dịu da và giảm ngứa.
  • Thuốc kháng histamin giúp cơ thể ức chế tiết histamin – nguyên nhân chính gây nên ngứa ngáy khắp cơ thể.
Thuốc uống làm giảm tình trạng ngứa và nổi ban trên da nhanh chóng
Thuốc uống làm giảm tình trạng ngứa và nổi ban trên da nhanh chóng

Điều trị phát ban đỏ bằng Tây y có nhiều ưu điểm như hiệu quả nhanh chóng, an toàn và dễ sử dụng. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ, chi phí cao và bệnh có thể tái phát nếu dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Vì thế, người bệnh khi sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định và phác đồ điều trị bác sĩ cung cấp.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Khi bị phát ban đỏ, người bệnh có thể dùng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh. Các bài thuốc Đông y có công dụng chính là nhuận da, dưỡng huyết và trị chứng ứ huyết gây nên các vết ban đỏ.

Một số bài thuốc Đông y lành tính người phát ban đỏ có thể tham khảo như:

Bài thuốc số 1:

  • Rửa sạch các nguyên liệu sau: 16g thục địa, 12g sơn thù, 12g trạch tả, 12g hoài sơn, 12g phục linh và 12g đan bì và để cho ráo nước.
  • Cho các nguyên liệu vào ấm sắc thuốc và đun trong 30 – 40 phút.
  • Uống thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc số 2:

  • Rửa sạch các nguyên liệu: 12g sài hồ, 12g đương quy, 12g bạch thược, 12g bạch truật, 12g phục linh, 12g hồng hoa, 12g chỉ xác, 12g xích thược, 6g cam thảo, 24g bạc hà, 10g đào nhân, 8g cát cánh và 8g xuyên khung và để ráo.
  • Cho các nguyên liệu vào ấm sắc thuốc và đun cùng 6 bát nước.
  • Nấu trên lửa nhỏ cho đến khi trong ấm còn khoảng 3 bát nước thì tắt lửa.
  • Chia lượng thuốc uống theo liều lượng 3 lần/ ngày và duy trì uống đến khi bớt bệnh.

Đa phần các bài thuốc Đông y trên đây đều khá lành tính, tuy nhiên phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà thời gian thuyên giảm triệu chứng sẽ khác nhau. Để được tư vấn các bài thuốc phù hợp nhất và giúp nhanh khỏi bệnh, bạn nên đến các phòng khám hoặc bệnh viện Đông y để chẩn đoán.

Thuốc đông y chữa phát ban đỏ thường không có tác dụng phụ
Thuốc đông y chữa phát ban đỏ thường không có tác dụng phụ

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Khi bị nổi ban đỏ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo dân gian bằng những nguyên liệu lành tính dưới đây để chữa trị tại nhà:

  • Dùng gel nha đam

Nha đam có tính mát, giúp làm dịu và giảm bớt tình trạng ngứa ngáy. Khi đắp nha đam lên các vết phát ban sẽ làm giảm tình trạng ửng đỏ, giảm viêm và giúp da nhanh chóng phục hồi.

Cách làm: Bạn có thể dùng đam tươi, gọt bỏ vỏ và xay nhuyễn, sau đó bôi đều lên vị trí nổi ban đều đặn mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm.

  • Dùng lá tía tô 

Tía tô có khả năng làm mát gan, giải độc cho cơ thể rất tốt. Khi dùng lá tía tô để sắc nước uống hoặc đắp lên vùng da bị nổi ban có thể làm giảm tình trạng lây lan, đồng thời giúp da mau lành hơn.

Cách làm: Với lá tía tô, bạn dùng để nấu nước uống mỗi ngày, phần xác lá mang đi giã nhuyễn và đắp lên da khoảng 20 phút, kiên trì đến khi vết ban lặn bớt. Cách chữa bệnh này được đánh giá là mang lại hiệu quả khá nhanh và được nhiều người áp dụng vì vừa kết hợp đường uống, vừa kết hợp thêm bôi ngoài da.

Lá tía tô hỗ trợ điều trị phát ban đỏ
Lá tía tô hỗ trợ điều trị phát ban đỏ

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học như sữa rửa mặt, sữa tắm,… lên vùng da đang bị nổi đỏ. Không được chà xát gây trầy xước vì có thể gây nhiễm trùng lên da.

Phát ban đỏ mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng bệnh ngày càng nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đi thăm khám ngay để có hướng điều trị kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Phát Ban Đỏ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan