Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Bệnh này tiến triển âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ gây biến chứng nặng nề. Chỉ khi nắm được phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch, người bệnh mới có thể chữa dứt điểm bệnh nhanh chóng. 

Phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch và những lưu ý cần nắm chắc
Phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch và những lưu ý cần nắm chắc

Cách chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Quá trình chẩn đoán viêm tai giữa ứ dịch trải qua nhiều giai đoạn. Trước mắt là chẩn đoán xác định, sau đó đến chẩn đoán phân biệt. Cụ thể, chúng ta sẽ làm rõ thông tin này ngay bây giờ.

Chẩn đoán xác định

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận qua nhiều bước để có thể chẩn đoán bệnh trước khi đưa ra phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch.

Lâm sàng:

Bác sĩ sẽ quan sát, đồng thời đặt câu hỏi cho bệnh nhân về những dấu hiệu cụ thể cũng như triệu chứng phát sinh. Dựa vào câu trả lời của người bệnh, bác sĩ sẽ có hướng xét nghiệm tiếp theo.

Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu của viêm tai giữa ứ dịch là giảm thính lực. Bên cạnh đó, tùy theo độ tuổi mà bệnh sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau, cụ thể như:

Ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ không quay về hướng có âm thanh
  • Trẻ học ngôn ngữ chậm
  • Giảm thính lực và khó chịu trong tai
  • Thường đưa tay lên dứt vành tai, đau tai

Người lớn: 

  • Có cảm giác đầy tai do dịch gây tắc nghẽn màng nhĩ, khiến việc tiếp nhận âm thanh kém đi. 
  • Người bệnh viêm tai giữa bị giảm thính lực.
Chẩn đoán lâm sàng giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh
Chẩn đoán lâm sàng giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh

Khám soi tai: Bác sĩ sử dụng ống nhỏ có gắn thiết bị ghi hình để chụp phía trong tai bệnh nhân. Nếu mắc bệnh viêm tai giữa ứ dịch, màng tai người bệnh sẽ có màu hổ phách, xuất hiện vân mạch, thường co lõm nhưng đôi khi màng tai cũng sẽ lồi phồng. Cụ thể một số hình ảnh chúng ta có thể thấy như sau:

  • Màng tai như bình thường (thể nhẹ) hoặc mất bong.
  • Hình ảnh soi cho thấy có bóng khí nước hoặc mức nước sau màng tai.
  • Màng tai mất bóng, co lõm nhẹ.
  • Màng tai người bệnh co lõm với mấu ngắn nhô ra, cán xương búa ngắn lại.
  • Xuất hiện màu trắng sữa ở phần dưới với vài vân mạch.
  • Một số trường hợp hiếm gặp như màng tai có màu xám xanh.
  • Tam giác sáng thay đổi hoặc biến mất.
  • Giảm hoặc có thể mất di động màng tai với speculum SIEGLE.

Khám vòm họng: Kiểm tra thấy VA viêm, quá phát.

Khám mũi xoang: Kiểm tra thấy xuất hiện một ổ viêm tiềm tàng.

Cận lâm sàng:

  • Đo nhĩ lượng: Đây là tiêu chuẩn chính để bác sĩ chẩn đoán viêm tai giữa ứ dịch. Theo đó, người bệnh sẽ có nhĩ đồ dạng C hoặc B, theo phân loại của Jerger.
  • Đo thính lực: Người mắc bệnh thường điếc dẫn truyền thường tới 20-40dB.

Chẩn đoán phân biệt

Trước một màng tai nguyên vẹn và gần như bình thường, chúng ta cần phân biệt với:

  • Những bệnh viêm tai màng nhĩ đóng kín khác.
  • Dị dạng hoặc không phát triển ở tai.
Chẩn đoán phân biệt trong phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch
Chẩn đoán phân biệt trong phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch

Phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch chuẩn nhất

Viêm tai giữa không phải là bệnh nan y. Thế nhưng nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải chịu nhiều biến chứng nặng nề, mất thính lực. Tuy theo mức độ bệnh và thể trạng, mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch riêng. 

Mục đích của phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch:

  • Giúp bệnh nhân hồi phục thính lực
  • Ngăn chặn sự xuất hiện của các bệnh lý mãn tính không phục hồi như: xẹp nhĩ, viêm tai dính, cholesteatoma.
  • Ngăn chặn bệnh tiến triển thành viêm tai giữa cấp tái phát và các biến chứng nặng đi kèm.

Phác đồ điều trị cho người lớn

Phác đồ này áp dụng cho người trưởng thành, người trung tuổi hay người già có biểu hiện viêm tai giữa ứ dịch.

Điều trị nội khoa

Khi bệnh đang trong giai đoạn khởi phát, bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị nội khoa cho bệnh nhân:

  • Dùng thuốc kháng sinh: Dựa vào đặc điểm vi khuẩn học của từng vùng hoặc kết quả kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ đưa ra các loại kháng sinh phù hợp. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ dùng kháng sinh dự phòng, kháng sinh liều thấp, hay sử dụng phác đồ điều trị mỗi tháng 10 ngày, điều trị trong 3 tháng liên tục.
  • Corticoid: Thuốc có thể tăng khả năng bài tiết của các chất bề mặt vòi nhĩ, đồng thời giảm kích thước của Amydal vòi. Liều dùng của Prednisolon thường là 1mg/kg/24h dùng trong 10 đến 14 ngày.
  • Thuốc khác: Những thuốc có khả năng tiêu nhày, kháng histamin, tăng cường miễn dịch… chúng có tác dụng đẩy lùi viêm nhiễm mũi họng nhờ hồi phục chức năng vòi. Từ đó giúp viêm tai ứ dịch mau khỏi hơn.

Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị tại chỗ cũng có thể được áp dụng cho bệnh nhân như sau:

  • Bơm hơi vòi nhĩ: Giúp người bệnh cải thiện thính lực ngay nhưng chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn. Hơn nữa, do cần sự phối hợp hoạt động nên thường áp dụng cho trẻ 3 tuổi trở lên. Nếu dùng lâu, phương pháp này có thể gây chấn thương loa vòi.
  • Liệu pháp nước khoáng: Với tác dụng của bicarbonate và sulfua, phương pháp này giúp tiêu diệt các ổ nhiễm trùng như viêm xoang, VA. Liệu pháp nước khoáng thường được sử dụng khi các phương pháp khác lâu có hiệu quả.
Thuốc Corticoid có thể tăng khả năng bài tiết của các chất bề mặt vòi nhĩ
Thuốc Corticoid có thể tăng khả năng bài tiết của các chất bề mặt vòi nhĩ

Điều trị Ngoại khoa

Các phương pháp điều trị ngoại khoa được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch bao gồm:

  • Nạo VA: Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa đầu tiên của viêm tai giữa ứ dịch. Thông thường, nạo VA sẽ được kết hợp với đặt ống thông khí, tránh phải gây mê 2 lần.
  • Đặt ống thông khí: Phương pháp này giúp người bệnh cân bằng áp lực giữa 2 phía của màng nhĩ,  thiết lập lại thông khí nhân tạo cho tai giữa và chức năng vòi nhĩ. Thời gian đặt ống là khoảng 6 tháng.
  • Mở xương chũm: Nếu người bệnh đặt đi đặt lại ống thông khí quá nhiều lần mà vẫn tái phát thì cần mở sào bào thượng nhĩ. Phẫu thuật này sẽ giúp tăng thể tích khí tai giữa, bên cạnh đó làm giảm diện tích niêm mạc tai giữa.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em

Phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch cho trẻ sẽ là sự kết hợp giữa việc dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và phương pháp dẫn lưu chất lỏng từ ống tai giữa ra bên ngoài.

Kiểm soát cơn đau:

  • Để giúp trẻ giảm đau hạ sốt, bạn nên dùng ibuprofen hoặc acetaminophen không kê toa. 
  • Sử dụng thuốc Lidocain nhỏ tai với trẻ lớn hơn 2 tuổi và không thủng nhĩ.
  • Chích rạch màng nhĩ cho trẻ khi dọa vỡ màng nhĩ và đau tai quá nặng

Liệu pháp kháng sinh

Liệu pháp kháng sinh được sử dụng trong những trường hợp viêm tai giữa ứ dịch sau:

  • Trẻ trên 6 tháng tuổi đau tai từ trung bình đến nặng. Triệu chứng kéo dài ít nhất 48 giờ. Bên cạnh đó, trẻ có dấu hiệu sốt cao từ 39 độ C trở lên.
  • Trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi bị đau tai nhẹ. Triệu chứng kéo dài dưới 48 giờ, đồng thời sốt cao dưới 39 độ C.
  • Trẻ trên 24 tháng tuổi bị đau tai nhẹ. Triệu chứng kéo dài dưới 48 giờ, đồng thời sốt dưới 39 độ C.

Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong quá trình trị viêm tai giữa ứ dịch đó là Amoxicillin. Liều dùng cho trẻ nhỏ từ 80 – 100mg/kg/ngày, mỗi ngày 3 lần uống. Duy trì liều dùng đều đặn trong 5 ngày liên tục.

Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong quá trình trị viêm tai giữa ứ dịch đó là Amoxicillin
Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong quá trình trị viêm tai giữa ứ dịch đó là Amoxicillin

Trong trường hợp Amoxicillin không tác dụng. Trẻ vẫn bị sốt và đau sau 48 giờ điều trị bằng kháng sinh lần đầu thì 5 ngày tiếp theo, chúng ta sẽ dùng Amoxicillin – clavulanic acid:

  • Những trẻ có thể trạng dưới 40kg: Liều dùng từ 45 – 50mg/ kg/ ngày. Nếu dùng Amoxicillin – clavulanic acid theo tỉ lệ 8:1 hoặc 7:1 thì mỗi ngày 2 lần. Hoặc chia thành 3 lần nếu sử dụng thuốc theo tỷ lệ 4:1.
  • Trẻ trên 40kg và người trưởng thành: Liều dùng Amoxicillin – clavulanic acid từ 1500 đến 2000mg/ngày.

Lưu ý: Trẻ không được sử dụng Amoxicillin clavulanic acid quá 375mg/ ngày hoặc 12.5mg/ kg/ ngày.

Trong trường hợp trẻ bị dị ứng Penicillin (Amoxicillin), chúng ta sẽ dùng Erythromycin hoặc Azithromycin để thay thế:

  • Erythromycin: Liều dùng từ 30 đến 35mg/kg/ngày. Mỗi ngày chia thành 2 – 3 liều dùng và duy trì liên tục trong 10 ngày.
  • Azithromycin (chỉ dùng cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên): Liều dùng 10mg/kg/lần/ngày, duy trì liên tiếp trong 3 ngày.

Khi thể trạng và tình trạng bệnh của trẻ không đáp ứng liệu pháp kháng sinh. Chúng ta sẽ sử dụng một số phương pháp trị bệnh khác như:

  • Sử dụng ống tai để dẫn dịch từ tai giữa ra ngoài
  • Chích rạch màng nhĩ dẫn dịch ra ngoài
  • Nạo VA và amidan
  • Phẫu thuật

Một số lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch

Thông thường, nếu thực hiện tốt phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch mà bác sĩ đưa ra, chúng ta sẽ khỏi bệnh trong vòng từ 10 đến 20 ngày. Tuy nhiên, để quá trình trị bệnh diễn ra hiệu quả, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Trong phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch, việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về tần suất, liều dùng và thời gian sử dụng thuốc để tránh khỏi các tình huống xấu. Sau khi hết đơn mà vẫn chưa thấy tình trạng bệnh cải thiện, bạn nên tái khám để có phương pháp điều trị khác, tránh việc tự ý mua thêm thuốc và sử dụng.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng như: chảy mủ tai, liệt mặt, sưng đau sau tai, nhức đầu, rối loạn thị giác kèm nôn ói, giảm thính lực… thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để tái khám.
  • Trong trường hợp rách màng nhĩ, người bệnh không nên sử dụng dung dịch vệ sinh tai. Điều này chỉ khiến tình trạng bệnh thêm phức tạp, kéo theo nhiều biến chứng khôn lường.
Một số lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch
Một số lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch
  • Trẻ bị dị tật tai, suy giảm miễn dịch và dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng có thể không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Do đó, cần lưu ý đặc biệt và sử dụng liệu pháp thay thế khác.
  • Trong thời gian áp dụng phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch, người bệnh cần thực hiện kiêng khem nghiêm ngặt. Việc hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến bệnh sẽ giúp tình trạng viêm tai giữa ứ dịch được đẩy lùi nhanh chóng.
  • Khi sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch, chúng ta cần quan sát biểu hiện của cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu có các biểu hiện như hôn mê, co giật, sốt cao, mất hẳn thính lực, dị ứng… thì cần dừng thuốc ngay và đến cơ quan y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch. Tuy vậy, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi bệnh nhân sẽ có thể trạng và mức độ bệnh khác nhau. Do đó, chỉ có bác sĩ chuyên môn mới có thể đưa ra phác đồ trị bệnh chính xác và hiệu quả nhất cho người bệnh. Vì vậy, khi không may mắc bệnh viêm tai giữa ứ dịch, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap