Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trào ngược dạ dày là bệnh đường tiêu hóa, gây ra không ít phiền toái, khó chịu, nếu người bệnh không chữa trị sớm thì sẽ có nguy cơ bị biến chứng. Vậy nên người bệnh cần tham khảo bài viết để có kiến thức về phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ y tế, từ đó có hướng chữa trị đúng, hiệu quả.

Nguyên tắc trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bộ y tế

Một trong những điều quan trọng nhất trong việc đưa ra phác đồ điều trị là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Vậy nên, khi đến khám bệnh thì bác sĩ sẽ khám lâm sàng để tìm hiểu về bệnh tình của người bệnh như: nguyên nhân gây bệnh, mức độ của triệu chứng bệnh, thời gian xuất hiện biểu hiện, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt,…

Nguyên tắc trong phác đồ điều trị bệnh của Bộ y tế
Nguyên tắc trong phác đồ điều trị bệnh của Bộ y tế

Sau khi kết hợp với nhiều phương pháp chẩn đoán chuyên khoa khác thì bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân, tình trạng bệnh của bệnh nhân và lúc này sẽ lên phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày cho người bệnh.

Tuy nhiên trong quá trình đưa ra nội dung phác đồ thì bác sĩ cũng sẽ dựa vào những nguyên tắc chung sau: 

  • Cần đáp ứng được yêu cầu về cải thiện, điều hoà hoạt động của cơ thắt thực quản dưới trong đường ruột.
  • Hạn chế sử dụng các tác động làm (giảm) ảnh hưởng đến trương lực của cơ thắt thực quản dưới của người bệnh, tránh gây ra những biến chứng khác trong quá trình điều trị bệnh.
  • Đối với những bệnh nhân có biểu hiện của trào ngược bệnh lý thì cần phải kê đơn sử dụng thuốc để thuyên giảm triệu chứng.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế mới nhất

Trào ngược dạ dày là một căn bệnh khó chữa dứt điểm, người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định và phác đồ trào ngược dạ dày mà bác sĩ đưa ra, như vậy bệnh nhân đã có đến 50% tỷ lệ khỏi bệnh trong tay và 50% còn lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Hiện nay, phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế được chia ra thành 3 nhóm chính, cụ thể như sau:

Phác đồ điều trị trào ngược thực quản không dùng thuốc

Đối với những bệnh nhân chỉ có triệu chứng bình thường, không nghiêm trọng đến mức phải sử dụng thuốc để điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị này. Nội dung cụ thể như sau:

Ăn uống lành mạnh, đúng cách
Ăn uống lành mạnh, đúng cách
  • Hạn chế đến mức thấp nhất những loại thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt những món ăn nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ, thuốc lá, rượu bia…
  • Chế độ ăn uống cần đảm bảo khoa học, lành mạnh và đúng giờ giấc. Một số thực phẩm không nên ăn vì rất có hại cho dạ dày như: khoai tây, bạc hà, kẹo bánh công nghiệp, socola, hoa quả chua có nhiều axit, đồ uống có cồn hoặc caffeine.
  • Trong trường hợp người bệnh không may có ăn phải những thực phẩm kể trên thì có khi ngủ cần phải có tư thế nằm ngủ cần phải có độ dốc từ phần dạ dày xuống khoang miệng bằng chiếc chăn gấp lại hoặc gối, để ngăn chặn hoặc thuyên giảm những cơn đau bụng có thể kéo đến.

Ngoài ra, người bệnh cũng được bác sĩ khuyến khích nên xây dựng cho mình chế độ tập luyện thể dục để các tế bào và cơ của cơ thể được vận động, máu được lưu thông và đặc biệt nó sẽ nâng cao được sức đề kháng, hệ miễn dịch cho người bệnh.

Từ đó cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, không còn thấy mệt mỏi và tâm lý cũng thoải mái, dễ ngủ và người bệnh sẽ càng có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn.

Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc

Đối với những bệnh nhân không thể thuyên giảm được bệnh nếu áp dụng phác đồ điều trị không dùng thuốc ở trên thì sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trào ngược dạ dày.

Mặc dù hiện tại, trong Tây y chưa có thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm, nhưng vẫn có một số nhóm thuốc được bác sĩ đưa vào phác đồ điều trị để bệnh nhân sử dụng. Bởi những nhóm thuốc đó có công dụng cải thiện chức năng dạ dày, thuyên giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng và không đảm bảo được bệnh khỏi hoàn toàn.

Thuốc bảo vệ niêm mạc, trung hòa acid

Một số loại thuốc điển hình:

  • Phosphalugel, Maalox: Liều lượng được chỉ định là 1 mg/kg/lần tùy vào từng tình trạng bệnh mỗi người.
  • Smectite: Đối với bệnh nhân có triệu chứng trào ngược kiềm thì nên sử dụng thuốc này, liều uống từ 1-3 gói/ngày tùy mức độ nặng nhẹ mỗi người.
  • Sucralfat: Ngoài trung hòa axit thì thuốc còn có công dụng bảo vệ niêm mạc và hỗ trợ làm lành niêm mạch, liều uống 1-3 gói/ngày tùy từng người bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh dùng thuốc Tây
Phác đồ điều trị bệnh dùng thuốc Tây

Thuốc điều hòa nhu động

Một số loại thuốc điển hình:

  • Domperidone maleate (Motilium): Liều dùng thường được bác sĩ chỉ định uống từ 2-4 lần với liều từ 0,4 – 2mg/kg/ngày.
  • Metoclopramide:  Liều dùng thường được bác sĩ chỉ định uống từ 2-4 lần với liều dùng từ 0,1 – 1mg/kg/ngày. Thuốc có thể làm tăng khả năng tăng nhu động thực quản nhưng vẫn còn hạn chế kích thích tiêu hóa, nên những người bệnh có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ít khi được kê đơn uống thuốc này.
  • Erythromycin: Liều dùng thường được bác sĩ chỉ định uống từ 2-4 lần với liều dùng từ 1 – 10mg/kg/ngày. Ngoài điều hòa nhu động thì thuốc này còn có khả năng tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới rất tốt trong điều trị bệnh. Đây cũng là loại thuốc được bác sĩ sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bộ y tế.

Thuốc ức chế bài tiết acid

Một số loại thuốc điển hình:

  • Thuốc kháng histamin H2: Famotidin, Ranitidin, Cimetidin… Thuốc có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng ợ chua, ợ hơi và chữa lành vết thương cho niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Một số thuốc omeprazole, dexlansoprazole (Dexilant), lansoprazole (Prevacid), omeprazole… Thuốc có khả năng kích thích tiêu hóa nhưng lại không gây dịch tiết tăng lên mà còn ức chế sự bài tiết axit. Thuốc này được đánh giá cao hơn so với thuốc kháng histamin H2.
Dùng thuốc Tây cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong phác đồ điều trị
Dùng thuốc Tây cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong phác đồ điều trị

Phác đồ trào ngược dạ dày thực quản Bộ y tế chỉ định phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh dù đã thay đổi lối sống và dùng thuốc không cảm nhận được sự thuyên giảm hoặc nặng hơn thì sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật. Hiện nay có 2 phương án phẫu thuật thường được áp dụng: Nissen – fundoplication và nội soi. Tuy nhiên bác sĩ vẫn cần phải kiểm tra tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn phương án phẫu thuật phù hợp nhất. Cụ thể như sau.

Trước khi phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ được nội soi dạ dày thực quản kèm sinh thiết mô tế nào nếu cần thiết để nhận ra những bất thường khác của niêm mạc dạ dày thực quản và đánh giá áp lực thực quản.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biệt, thì có thể: Chụp X-quang có Barium, theo dõi pH bên trong lòng thực quản trong 24h để tìm ra thêm biện pháp điều trị phù hợp hơn.

Phẫu thuật

Với sự tiến bộ của Công nghệ y khoa thì hiện nay người bệnh cũng có thể tiến hành phẫu thuật được an toàn hơn, bởi những phương pháp đều đã được thử nghiệm và ứng dụng ở phạm vi rộng nên đã chứng nhận được sự hiệu quả.

Phẫu thuật có thể kiểm soát được triệu chứng trào ngược của bệnh nhưng vẫn có một số biến chứng hoặc tác dụng phụ có thể gặp phải. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sự thành thạo, kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật và quá trình chăm sóc hỗ trợ điều trị của bệnh nhân. 

Phương pháp fundoplication:

Với phương pháp này thì bác sĩ thực hiện sẽ bảo đảm phần thực quản bên trong ổ bụng có độ dài thích hợp và không tạo áp lực quanh đầu xa thực quản, khắc phục lại những khiếm khuyết ở lỗ thực quản.

Vậy nên người bệnh sẽ giảm thiểu được những triệu chứng của bệnh và cần phải có thời gian phục hồi sau khi thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật nội soi:

Với kỹ thuật phẫu thuật này thì bác sĩ cần phải là người có trình độ chuyên môn cao, bởi cần phải thực hiện nhiều thao tác cả 2 tay trên các cơ quan và mô, thắt chỉ bên trong ổ bụng. Ngoài ra, còn phải sử dụng ống nội soi nhiều góc cạnh để có thể nhìn thấy toàn bộ cơ quan dạ dày, quá trình thực hiện phẫu thuật cũng sẽ suôn sẻ hơn.

Phương pháp này sẽ thực hiện trong dạng phẫu thuật hở nhưng chỉ xâm phạm ở mức tối thiểu, nên người bệnh sẽ không bị tổn thương nhiều ở các vùng xung quanh bộ phận phẫu thuật. Vậy nên thời gian phục hồi ngắn hơn và người bệnh sẽ cảm giác ít đau đơn hơn so với nhiều loại phẫu thuật khác.

Phẫu thuật bằng phương pháp nội soi điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế
Phẫu thuật bằng phương pháp nội soi điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế

Chính vì vậy, để đảm bảo được sức khỏe của mình thì người bệnh cần phải đến bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có được phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ y tế phù hợp nhất.

Theo dõi sau điều trị

Thông thường bệnh nhân bị trào ngược dạ dày mức nhẹ, phác đồ điều trị bệnh không dùng thuốc thì có thể sẽ được bác sĩ chỉ định tái khám khoảng 1 tuần sau lần khám đầu tiên. 

Còn đối với những bệnh nhân có chẩn đoán nặng, trào ngược dịch mật hoặc axit nặng thì sau khi kết thúc phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà bác sĩ đã chỉ định thì sẽ tái khám sau 1 tuần, rồi dần dần từ 1 đến 3 tháng.

Như vậy là để xác định sự thuyên giảm của bệnh có thực sự hiệu quả không, mức độ bệnh có bị nặng hơn không. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ có thể phát hiện sớm những biến chứng khác của bệnh hoặc sự bất thường sau điều trị.

Người bệnh dù nặng hay nhẹ cũng nên tuân thủ theo những chỉ định và sự yêu cầu tái khám của bác sĩ, bởi đó là điều cần thiết để chữa bệnh.

Lời khuyên: Kế hoạch chăm sóc trong và sau khi thực hiện phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ y tế

Bác sĩ thường sẽ đưa ra những lời khuyên về kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân để đảm bảo được việc áp dụng phác đồ hiệu quả ở mức cao nhất. Nếu người bệnh thực hiện đúng theo những yêu cầu đó thì tỷ lệ chữa bệnh thành công đã được tăng cao hơn. Cụ thể về những lời khuyên mà bệnh nhân cần thực hiện:

Quản lý chế độ ăn phù hợp

Người bệnh dạ dày có hệ tiêu hóa bị thương tổn, nên vấn đề ăn uống rất quan trọng, nó chiếm 40% tỷ lệ thuyên giảm triệu chứng bệnh như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy… 

Vậy nên chế độ ăn uống của người bệnh nên:

  • Hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày: Chiên rán nhiều dầu mỡ, món ăn nhiều gia vị cay nóng (tỏi, ớt, xả…), thực phẩm chua nhiều axit (cam, quýt, canh…), thức ăn nhanh, socola, thực phẩm đóng gói (hộp) có chứa chất bảo quản,…
  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh (bí xanh, bí đao, rau chân vịt,…) và vitamin từ từ trái cây (ổi, táo, lựu, kiwi…)
  • Bổ sung sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột hoặc men tiêu hóa, tuy nhiên nên chọn loại không có thành phần đường lactose để tránh bị tiêu chảy.
  • Uống nhiều nước trong ngày, nhất là buổi sáng sớm nên uống 1 cốc nước ấm để làm sạch đường ruột, kích thích tiêu hóa hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể linh hoạt trong chế độ ăn uống của mình vì nó còn phụ thuộc vào tình trạng và thể bệnh của mỗi người. Nếu cảm thấy cơ thể bị tiêu chảy thì người bệnh cần phải ngừng ăn rau xanh trong thời gian để hạn chế kích thích đại tiện.

Tóm lại, người bệnh cũng không nên kiêng khem quá kỹ và quá máy móc.

Phòng ngừa bệnh tái phát

Ngoài việc ăn uống theo đúng chế độ như trên thì người bệnh vẫn cần kết hợp với những nguyên tắc như sau:

Phòng tránh sự tái phát bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo lời khuyên chuyên gia
Phòng tránh sự tái phát bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo lời khuyên chuyên gia
  • Chia nhỏ thành 4 – 6 bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no để giảm áp lực lên đường tiêu hóa. Thời gian thích hợp để ăn uống tốt nhất là 7h – 11h – 14h – 18h.
  • Không ăn tối quá muộn, đặc biệt 2-3 giờ trước khi ngủ thì không nên ăn gì.
  • Người bệnh không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn, cần phải có thời gian để cơm được tiêu hóa vì nằm sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.
  • Không hút thuốc hay uống rượu bia, thực phẩm uống có chứa ga thì hạn chế sử dụng.
  • Nên kiểm soát cân nặng ổn định, không mặc những bộ quần áo quá chật hay bó sát bụng nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày, tốt nhất nên mặc đồ rộng rãi.
  • Ngủ đủ giấc và không thức quá khuya, gối ngủ nên chọn loại mềm và độ cao vừa phải.

Với những chia sẻ như vậy, người bệnh cũng đã thấy được việc chữa bệnh là rất vất cả, tốn tiền bạc và thời gian. Người bệnh cần phải tuân thủ đúng và đủ những yêu cầu cũng như chỉ định từ bác sĩ thì mới nâng cao được tỷ lệ chữa bệnh thành công. Chưa kể đến những biến chứng, tác dụng phụ trong quá trình điều trị có thể xảy ra và bệnh rất khó để chữa dứt điểm được. 

Vậy nên người bệnh cần phải kịp thời đi khám bệnh ngay từ khi cơ thể có triệu chứng, để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản Bộ ý tế chữa hiệu quả nhất.

Tham khảo ngay:

Bài viết liên quan