Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Việc điều trị bệnh gout đúng cách là điều vô cùng quan trọng, quyết định đến việc phục hồi sức khỏe và phòng ngừa bệnh. Hiện nay, tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên điều trị bệnh gout đều phải điều trị theo đúng phác đồ chuẩn của Bộ Y tế. Vậy phác đồ điều trị gout cấp như thế nào?

Tổng quan về bệnh Gout

Gout là bệnh lý về xương khớp hiện đang trở nên rất phổ biến. Đặc trưng của bệnh lý này là tình trạng đau và sưng đỏ đặc biệt ở khớp ngón tay và chân cái. Điều này do tinh thể muối urat dư thừa trong cơ thể lắng đọng lại và gây ra tình trạng sưng viêm.

Phác đồ điều trị gout cấp phải dựa trên chuẩn của Bộ Y tế
Phác đồ điều trị gout cấp phải dựa trên chuẩn của Bộ Y tế

Đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa nhân purin với các đợt gout cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân gây ra gout là:

  • Chế độ ăn uống có nhiều thực phẩm chứa purin.
  • Người bị bệnh suy thận hoặc các hội chứng làm giảm đào thải axit uric.
  • Người bị bệnh bạch cầu cấp.
  • Sử dụng thuốc làm ức chế tế bào, điều trị bệnh ác tính.
  • Sử dụng thuốc chống lao hoặc nhóm thuốc lợi tiểu.
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là: tăng huyết áp, béo phì, tăng insulin máu và hội chứng chuyển hóa, uống nhiều rượu.

Các triệu chứng thường gặp của người bị bệnh gout là:

  • Khớp xương bị sưng tấy, có thể bị đau đột ngột và dữ dội.
  • Các cơn đau khớp sẽ tăng nặng khi chạm vào khớp hoặc khi vận động.
  • Xung quanh vùng viêm sưng có biểu hiện nóng, rát.
  • Xuất hiện các u cục tophi.

Bệnh gout tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể gây ra các biến chứng hết sức nghiêm trọng. Đặc biệt, bệnh có thể gây ra tàn phế hoặc làm tăng nguy cơ đột quỵ, mắc các bệnh về thận.

Phác đồ điều trị gout cấp Bộ Y tế

Để điều trị bệnh gout đúng cách, trước hết các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh, đánh giá mức độ bệnh để áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Với phác đồ điều trị gout cấp tính, tại các bệnh viện đều có phác đồ điều trị bệnh riêng nhưng đều phải dựa trên phác đồ chuẩn của Bộ Y tế như sau:

Điều trị nội khoa

Khi điều trị nội khoa, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống viêm, giảm nồng độ axit uric cho người bệnh. Cụ thể:

Điều trị nội khoa là bước rất quan trọng trong phác đồ điều trị
Điều trị nội khoa là bước rất quan trọng trong phác đồ điều trị

Nhóm thuốc chống viêm:

  • Colchicin: Giúp giảm đau, chống viêm. Đối với người mới sử dụng, không nên sử dụng liều cao, chỉ nên sử dụng 1mg/ngày vào các đợt gout cấp tính.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Bao gồm các loại thuốc như Piroxicam, Naproxen, Indomethacin, Ketoprofen, Diclofenac… Có thể sử dụng các loại thuốc này đơn độc hoặc sử dụng với colchicin.
  • Corticoid: Được chỉ định khi các loại thuốc nêu trên không có hiệu quả.

Nhóm thuốc giảm axit uric:

  • Nhóm ức chế tổng hợp axit uric: Allopurinol được chỉ định phổ biến.
  • Nhóm thuốc tăng đào thải axit uric: Trước khi sử dụng phải xét nghiệm axit uric niệu.

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp điều trị nội khoa bằng thuốc không đáp ứng được hiệu quả điều trị, người bệnh cần được can thiệp ngoại khoa bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi. Khi phẫu thuật, người bệnh cần được sử dụng colchicin để phòng ngừa tái phát gout cấp. Sử dụng kết hợp với thuốc hạ axit máu.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Ngoài việc điều trị nội và ngoại khoa, người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn uống và sinh hoạt hiệu quả. Người bệnh cần lưu ý:

Người bệnh cần có chế độ ăn uống thích hợp
Người bệnh cần có chế độ ăn uống thích hợp
  • Không sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều purin như hải sản, thịt bò.
  • Cần tích cực giảm cân, tăng tập luyện, không sử dụng rượu.
  • Uống nhiều nước khoáng có chứa kiềm.
  • Không sử dụng thuốc có thể làm tăng axit uric.
  • Hạn chế căng thẳng, stress và chấn thương khiến các đợt gout cấp tái phát.

Phác đồ điều trị gout cấp theo Bộ Y tế nêu trên là phác đồ chuẩn, được áp dụng trong điều trị bệnh gout hiệu quả. Các bệnh viện hoặc cơ sở y tế sẽ dựa trên phác đồ này và ứng dụng vào việc điều trị bệnh sao cho phù hợp.


Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan