Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mề đay vào ban đêm không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ. Những cơn ngứa lâu ngày làm gia tăng nguy cơ hình thành sẹo xấu trên da. Để hiểu rõ hơn về hoạt động, nguyên nhân bùng phát và cách điều trị hiệu quả nhất, mời độc giả hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Triệu chứng nổi mề đay vào ban đêm

Nổi mề đay về đêm là một dạng của bệnh mề đay mẩn ngứa. Các triệu chứng của bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua quan sát bằng mắt thường và tự lặn chỉ sau thời gian ngắn. Tùy thuộc vào diễn biến của bệnh, các biểu hiện ngoài da sẽ thể hiện không giống nhau:

Nổi mề đay vào ban đêm thường gây ra cảm giác ngứa
Nổi mề đay vào ban đêm thường gây ra cảm giác ngứa
  • Mề đay cấp tính: Da nổi mẩn ngứa nhưng không quá nghiêm trọng. Các dấu hiệu thường tự lặn chỉ sau 6 giờ và không ảnh hưởng quá nhiều tới giấc ngủ của người bệnh.
  • Mề đay mãn tính: Nếu giai đoạn cấp tính không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang thể mãn tính. Biểu hiện ngoài da kéo dài suốt nhiều ngày, thời gian giữa các đợt tái phát ngày càng gần nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ, tâm lý và sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Ngoài ra, nổi mề đay vào ban đêm còn gây ra một số triệu chứng như:

  • Cảm giác ngứa, đặc biệt về đêm khi các yếu tố dị ứng trong cơ thể tăng cao. Cơn ngứa có thể gây ra mất ngủ, trằn trọc.
  • Nổi mẩn ngứa, biểu hiện thành các nốt sẩn phù có kích thước nhỏ, mọc rải rác hoặc liên kết lại với nhau.
  • Các bộ phận dễ bị nổi mề đay thường là vùng da hở, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh như nổi mề đay ở cổ, nổi mề đay ở lưng, bụng, cổ.
  • Bị nổi mề đay về đêm có thể gây nóng da, nổi nốt ngứa li ti hoặc sốt nhẹ.

Bị nổi mề đay vào buổi tối – nguyên nhân do đâu?

Nổi mề đay mẩn ngứa là căn bệnh phổ biến ở hơn 20% dân số Việt Nam. Không giống như các biểu hiện viêm da thông thường, mề đay có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào và tái phát nhiều lần trong năm. Mặc dù đến nay, các bác sĩ vẫn chưa thể đưa ra thông tin chính xác về các nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, dựa trên quá trình nghiên cứu và đánh giá chuyên sâu, các yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm có:

  • Lối sống thiếu khoa học: Thường xuyên thức khuya, lạm dụng chất kích thích, đồ uống có cồn..làm làn da trở nên khô ráp. Các hệ cơ quan buộc phải làm việc quá sức dẫn tới suy giảm chức năng.
  • Yếu tố di truyền: Khi bị mề đay, hàm lượng IgE tăng cao làm thúc đẩy sản sinh ra histamin gây dị ứng da. Điều này hoàn toàn có thể di truyền nếu một trong hai thành viên là bố, mẹ từng điều trị căn bệnh này.
  • Môi trường xung quanh: Khói bụi, khí thải, ô nhiễm nguồn nước, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, bào mòn và làm yếu lớp bảo vệ tự nhiên của da.
  • Sức đề kháng yếu: Đây là nguyên nhân chính gây ra mề đay ở phụ nữ mang thai, mề đay sau sinh và mề đay ở trẻ em.
  • Bệnh về gan, thận: Chức năng đào thải của gan, thận bị suy yếu sẽ khiến cho lượng độc tố, cặn bã tích tụ trong cơ thể tăng mạnh. Khi không được đào thải ra ngoài, các chất này sẽ phát qua da, hình thành nốt mẩn ngứa.
  • Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ, độ ẩm, cường độ nắng, gió…là nguyên nhân hàng đầu gây ra mề đay vật lý.

Bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối có nguy hiểm không?

Mặc dù chỉ là bệnh ngoài da thông thường, tuy nhiên mề đay mẩn ngứa về đêm lại là dạng tự miễn, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tâm lý chủ quan, thiếu hiểu biết thường dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Trẻ nhỏ bị nổi mề đay vào ban đêm sẽ quấy khóc, bỏ bú
Trẻ nhỏ bị nổi mề đay vào ban đêm sẽ quấy khóc, bỏ bú
  • Xuất hiện vết thương hở, đau rát do giã hoặc chà xát gây xước da.
  • Khó thở do phù mạch, khàn giọng, nghẹn cổ họng.
  • Buồn nôn, tiêu chảy.
  • Sưng phù môi, lưỡi, mí mắt.
  • Mạch yếu, sốc phản vệ, ngất xỉu.
  • Mề đay ở phụ nữ sau sinh có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hậu sản khác.
  • Mề đay ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ gây nên nguy cơ sinh non, hở hàm ếch, mề đay bẩm sinh, chậm phát triển.

Các cách điều trị bệnh nổi mề đay về đêm

Bị nổi mề đay vào buổi tối có thể khắc phục bằng rất nhiều phương pháp khác nhau. Người bệnh nên tới thăm khác trực tiếp tại các cơ sở y tế, trung tâm da liễu uy tín để được xác định đúng thể bệnh và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

  • Thuốc chữa nổi mề đay về đêm từ Tây y: 

Để khắc phục nhanh các biểu hiện bệnh, bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc uống và bôi đến từ Tây y. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần có sự tư vấn hoặc giám sát bởi các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế việc lạm dụng và tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm dùng bôi ngoài da và viên uống như: Eumovate, Phenergan, Loratadin, Cetirizin…

  • Mẹo chữa nổi mề đay tại nhà
Các cách chữa mẹo dân gian thường có tính an toàn cao
Các cách chữa mẹo dân gian thường có tính an toàn cao

 Trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, các biểu hiện về đêm không quá nghiêm trọng, việc sử dụng các mẹo dân gian là gợi ý phù hợp dành cho bạn. Nhờ tận dụng các nguyên liệu tự nhiên, phương pháp này đem tới sự lành tính, an toàn. Tuy nhiên trong quá trình bào chế, cần chú trọng tới công đoạn làm vệ sinh an toàn để tránh hình thành nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà đơn giản như uống lá tía tô, tắm lá trà xanh, tắm lá khế, chườm lạnh, bôi nhựa cây nha đam, dùng giấm táo.

  • Chữa nổi mề đay bằng Đông y

Các bài thuốc từ y học cổ truyền thường chú trọng vào việc đào thải độc tố trong cơ thể, khôi phục chức năng gan thận, tăng cường thanh lọc da, tiêu viêm, hóa ứ. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả toàn diện nhất, đòi hỏi một liệu trình kéo dài trong ít nhất 30 – 60 ngày. Ngày nay, việc điều trị bằng thuốc Đông y đang ngày một cải thiện với dạng bào chế tiện lợi, hiệu quả nhanh hơn, thành phần linh hoạt hơn. Để tránh mua phải dược liệu trôi nổi, kém chất lượng, người bệnh nên chủ động tới thăm khám tại các phòng khám uy tín, với thông tin chứng chỉ rõ ràng, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Biện pháp ngăn ngừa nguy cơ nổi mề đay về đêm tái phát

Nổi mề đay về đêm thường khởi phát đột ngột, bất chợt khiến người bệnh không kịp “đối phó”. Chính vì vậy để ngăn ngừa tình trạng này, hạn chế việc lạm dụng thuốc, điều quan trọng nhất đến từ chính thói quen sinh hoạt khoa học hằng ngày của mỗi người. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà người bệnh không nên bỏ qua:

Người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong các bữa ăn, đặc biệt là chất xơ từ các loại rau có lá xanh đậm và các loại củ.
  • Cung cấp độ ẩm cho da thông qua các sản phẩm dưỡng ẩm, uống đủ lượng nước cơ thể cần.
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin A, B, D, C.
  • Tránh xa các chất kích thích, sử dụng thuốc lá hoặc đồ uống có cồn, gas.
  • Bảo vệ da bằng kem chống nắng. Sử dụng các dụng cụ che chắn như mũ, kính râm, áo choàng khi đi ra ngoài.
  • Vệ sinh da đúng cách, không chà sát quá mạnh hay sử dụng các sản phẩm làm mất đi độ pH vốn có của da. Có thể thay thế bằng các loại nước lá để tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc với hóa chất.
  • Không để mồ hôi đọng trên da quá lâu. Sử dụng trang phục thoáng mát, thấm hút tốt.

Nổi mề đay vào ban đêm có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện nhất về căn bệnh này và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Có thể bạn quan tâm:


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan