Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trải qua nhiều đợt tiêm vacxin Covid 19 đã có khá nhiều người gặp phải tình trạng da nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng,… Đây đều là một số tác dụng phụ của vacxin, nhưng các triệu chứng này khiến mọi người lo lắng, không biết những biểu hiện dị ứng sau tiêm vacxin có nguy hiểm không, đâu là nguyên nhân? Để tìm hiểu rõ, mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây.

Dị ứng, nổi mề đay sau tiêm vacxin Covid: Nguyên nhân và biểu hiện cụ thể

Khi tiêm vacxin ngừa Covid, cơ thể chúng ta tiếp nhận 1 nguồn dị nguyên khiến nhiệt độ tăng cao, cơ thể phát sốt, từ đó làm bùng phát mề đay. Vì thế sẽ gây ra tình trạng ngứa, nổi mẩn, sưng phù,… và các triệu chứng khó chịu khác cho mọi người. 

Tình trạng này có thể khỏi nhanh chóng chỉ sau 1 – 2 ngày nhưng ở một số đối tượng lại tái phát rất nhiều lần. Qua quá trình thăm khám các bệnh nhân, lương y đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể mà mọi người nên CẢNH GIÁC:

  • Nổi mẩn đỏ phát ban: Dấu hiệu nổi mề đay khá dễ nhận biết, theo đó trên da nổi lên hàng loạt nốt ban có màu đỏ hoặc trắng là biểu hiện khá đặc trưng. Tình trạng mề đay thường tập trung thành từng đám, bùng phát trên diện rộng và tập trung nhiều ở các vùng da hở như tay, chân, mặt, cổ,…
  • Kích thước các nốt mề đay: Nốt mề đay có thể có màu đỏ hoặc trắng và liên tục thay đổi về kích thước, hình dạng.
  • Cảm giác ngứa ngáy: Đây chính là một dấu hiệu đặc trưng nhất của căn bệnh này. Cơn ngứa đặc biệt xuất hiện nhiều vào ban đêm, vị trí ngứa phổ biến là vùng cổ, tay, chân, bụng hoặc lưng.
  • Da vẽ nổi: Da vẽ nổi là triệu chứng tiêu biểu của bệnh. Cụ thể, trên da người bệnh sẽ nổi hằn lên và dễ bị viêm khi gãi hoặc cọ xát.
  • Nổi mụn nước: Người bệnh có thể phát hiện các mụn nước li ti. Mụn nước vỡ ra sẽ chảy dịch, gây lây lan tới những vùng da lân cận.
  • Nhiễm trùng: Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Do người bệnh gãi nhiều, vùng da nổi mề đay bị trầy xước, tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm thậm chí hoại tử.
  • Khó thở: Khó thở, sốc phản vệ sẽ xảy ra khi mề đay lan tới vùng khí quản, thanh quản của người. Điều này đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Tình trạng nổi mề đay sau khi tiêm phòng vacxin Covid nặng hay nhẹ, xuất hiện bao lâu,… còn phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi người. Với một số trường hợp có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, trước đây đã từng bị mề đay mẩn ngứa, khi tiêm phòng vacxin Covid 19 vào, khả năng bùng phát bệnh mề đay tái phát rất cao. Điều này cho thấy sức đề kháng của người đó đã suy giảm, cơ thể nóng trong, dễ gây tích tụ độc tố, Vacxin chỉ là là yếu tố kích thích thêm khiến mề đay bùng phát nhiều lần.

Tuy nhiên, một số người trước đây chưa từng bị mề đay mẩn ngứa khi tiêm phòng cũng có thể nổi mẩn đỏ, mề đay. Do đó, nếu gặp tình trạng nổi mề đay sau khi tiêm phòng, mọi người cần liên hệ ngay tới cơ sở tiêm chủng để xử lý mề đay cấp tính. Nếu như hiện tượng mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng tiếp tục tái phát nhiều lần thì người bệnh cần chú ý tăng đề kháng và áp dụng phác đồ điều trị TẬN GỐC.

Hướng dẫn xử lý, phòng ngừa tình trạng nổi mề đay sau khi tiêm vacxin tái phát

Vậy làm sao để xử lý dứt điểm tình trạng mề đay do phản ứng sau khi tiêm vacxin kể trên? Hãy lắng nghe top 3 hướng giải pháp được chuyên gia hướng dẫn ngay dưới đây

Điều trị nổi mẩn ngứa sau khi tiêm vacxin bằng thuốc Tây

Thuốc Tây là một trong những giải pháp phổ biến nhất mà người bệnh tìm đến khi xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay. Tuy những loại thuốc này có tác dụng nhanh nhưng lại không bền vững, mề đay có thể dễ dàng tái phát.

Các loại thuốc trị mề đay đảm bảo an toàn thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân là:

  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Phenergan, Eumovate… phù hợp với người bệnh bị mề đay diện tích nhỏ, giúp kháng viêm tại chỗ.
  • Thuốc uống kháng Histamin, thuốc chẹn H1: Fexofenadine, Chlopheniramin, Diphenidramine… làm bất hoạt các Histamin tự do, ngăn hình thành mề đay, sưng phù, mẩn ngứa.
  • Thuốc Omaizumab: Loại thuốc này thường dùng trong điều trị bệnh mề đay mãn tính với trường hợp người bệnh bị dị ứng do thời tiết lạnh và không đáp ứng được thuốc kháng histamin.

Các loại thuốc tân dược đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc. Đặc biệt, những đối tượng có cơ địa mẫn cảm như phụ nữ mang thai hay cho con bú, nên ưu tiên sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc Tây. Thay vào đó, những trường hợp đặc biệt này nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến từ các chuyên gia để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Cách trị dị ứng khi tiêm vacxin bằng mẹo dân gian tại nhà

Dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa mề đay bằng mẹo, tận dụng nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên. Đối vs những người bi dị ứng, nổi mề đay sau tiêm vacxin cũng có thể áp dụng tại nhà:

  • Chữa mề đay bằng lá kinh giới: Dùng lá kinh giới đun với muối lấy nước tắm. Nếu kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/tuần sẽ giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, khó chịu do tình trạng nổi mề đay tái phát gây ra.
  • Chữa mề đay bằng lá tía tô: Xay nhuyễn lá tía tô, lấy phần nước cốt pha với nước để uống, lấy phần bã thừa đắp lên da.
  • Chữa mề đay bằng lá trầu không: Thêm ít muối hạt vào cùng lá trầu giã hoặc xay nát, thu lấy hỗn hợp xoa lên da, để trong 20 – 30 phút.
  • Cách trị mề đay bằng lá khế: Đun lấy nước dùng xông hơi để giảm ngứa ngáy, sưng phù. Phần nước sau khi nguội có thể tận dụng để tắm hàng ngày.
  • Lá đơn đỏ chữa mề đay: Đun lá đơn đỏ lấy nước tắm hoặc lấy nước uống thay trà.
Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa nổi mề đay sau khi tiêm vacxin hiệu quả
Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa nổi mề đay sau khi tiêm vacxin hiệu quả

Các cách trị mề đay dân gian an toàn, lành tính, tiết kiệm nên được rất nhiều người lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý, dược tính của các thảo dược tự nhiên khá yếu, nếu dùng riêng lẻ hoặc kết hợp không đúng tỷ lệ đều không đem lại hiệu quả điều trị cao. Do đó, người bệnh cần thăm khám để được chuyên gia tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp nhất với tính trạng cơ địa.

Biện pháp phòng tránh nổi mề đay cần ghi nhớ

Trước những diễn biến khó lường, nguy cơ tái phát cao, các chuyên gia khuyến với người bệnh nên kết hợp giữa phác đồ điều trị chuyên sâu và chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý. Đồng thời cần ghi nhớ một số lưu ý sau để phòng ngừa hiệu quả mề đay mẩn ngứa:

  • Thường xuyên uống nước ấm (lúc mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ) để làm dịu cổ họng, làm ấm cơ thể. 
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích thích như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,..
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nên ăn nhiều thực phẩm có thể kháng viêm hoặc làm ấm, chống dị ứng như gừng, sả, quế, tía tô,… Đồng thời, nên tránh những đồ ăn lạnh hoặc thức ăn dễ gây kích ứng như hải sản, kem lạnh, nước uống có đá,…
  • Kịp thời thăm khám để được các chuyên gia xác định chính xác nguyên nhân tái phát mề đay sau tiêm vacxin Covid

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mọi người phân biệt được các triệu chứng của tình trạng nổi mề đay sau khi tiêm phòng và bệnh lý nổi mề đay. Từ đó sẽ có được bí quyết chăm sóc sức khỏe của mình, chấm dứt tình trạng nổi mề đay với những triệu chứng vô cùng khó chịu.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mề Đay Sau Tiêm Vacxin Covid


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan