Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mề đay ở tay chân gây ra những cơn đau ngứa rấm rứt, châm chích như bị kim đâm. Mề đay càng gãi càng ngứa, đồng thời khiến phạm vi tổn thương trên da lan rộng. Nếu không điều trị sớm, mề đay có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

Định nghĩa nổi mề đay ở tay chân

Nổi mề đay ở tay chân là một phản ứng dị ứng da cấp tính ở trung bì, làm cho các mao mạch trên da tay chân nổi sẩn, phù nề, ngứa ngát. Nổi mề đay ở tay chân không lây lan từ người này sang người khác, nhưng dễ nhận biết bởi các dấu hiệu điển hình.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

  • Tay chân bỗng nhiên nóng và ửng đỏ (nếu không xử lý ngay, cảm giác châm chích sẽ sớm xuất hiện);
  • Tay chân đột nhiên có cảm giác châm chích nhẹ ở một vài điểm (nếu không xử lý ngay, cơn ngứa sẽ lan rộng với mức độ cao hơn);
  • Xuất hiện một vài nốt nhỏ như nốt muỗi đốt nổi rải rác trên bề mặt tay chân (nếu không xử lý ngay, sẩn nhỏ sẽ tạo thành mảng lớn, gây ra phù nề trên diện rộng).

Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất, người bệnh cần có phương án xử lý ngay để không khiến mẩn ngứa lan rộng và trở nặng hơn.

Nổi mề đay ở tay chân có thể dễ dàng nhận biết
Nổi mề đay ở tay chân có thể dễ dàng nhận biết

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở tay chân

Mề đay là bệnh tự miễn có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, khởi phát do 2 yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể:

Yếu tố bên trong

  • Di truyền: Cha hoặc mẹ từng mắc bệnh nổi mề đay thì sinh ra con có khả năng mắc bệnh cao hơn 25% so với người bình thường.
  • Suy giảm chức năng thải độc: Hệ miễn dịch, gan, thận và các cơ quan nội tạng khác bị suy yếu do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh sẽ khiến cho cơ thể không thể đào thải độc tố, từ đó gây nổi mẩn ngứa.
  • Mắc bệnh hô hấp: Người bệnh hen suyễn và các bệnh hô hấp khác có nguy cơ mắc nổi mề đay cao hơn.
  • Thay đổi hormone: Nội tiết tố thay đổi đột ngột, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và sau sinh cũng gây ra hiện tượng nổi mề đay ở tay chân hoặc toàn thân.

Yếu tố bên ngoài

  • Hóa chất: Tay chân tiếp xúc với các hóa chất độc hại mà không có bảo hộ sẽ khiến lớp màng bảo vệ bị bào mòn, suy yếu, gây ra dị ứng và nổi mẩn ngứa.
  • Thực phẩm hoặc thuốc: Các loại thực phẩm hoặc thành phần của thuốc có khả năng gây ra dị ứng nổi mề đay nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Thời tiết: Độ ẩm và nhiệt độ đột ngột thay đổi cũng khiến làn da phản ứng lại bằng cách nổi mẩn ngứa, mề đay.

Nổi mề đay ở tay chân có thể khởi phát do vệ sinh da chưa đúng cách
Nổi mề đay ở tay chân có thể khởi phát do vệ sinh da chưa đúng cách

Biến chứng của nổi mề đay

Mề đay thể nhẹ thường sẽ tự lặn sau một thời gian nên nhiều người chủ quan không điều trị bệnh triệt để. Tuy nhiên, nổi mề đay ở tay chân sẽ liên tục tái đi tái lại theo mùa hoặc khi gặp phải các dị nguyên ngoài môi trường.

Việc mề đay tái phát liên tục khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình, bất tiện trong sinh hoạt, bối rối khi nổi mẩn ngứa ở chốn đông người và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Thậm chí, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Nôn ói, tiêu chảy.
  • Sưng mạch khí quản gây khó thở, nghẹt thở, thở gấp;
  • Phù nề não dẫn đến tình trạng không tỉnh táo;
  • Giãn mạch khiến huyết áp tụt đột ngột, choáng váng, mất thăng bằng;

Nếu không kịp thời can thiệp, người bệnh mề đay có thể sốc phản vệ và tử vong.

Khi nào nổi mề đay ở tay chân cần gặp bác sĩ?

  • Các mảng mề đay trên tay chân lan rộng.
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc sốt nhẹ.
  • Dưới da có biểu hiện sưng phù (phù mạch).
  • Các triệu chứng nổi mề đay ở tay chân không thuyên giảm sau 2 ngày.
  • Mề đay ở tay chân liên tục tái phát.

Ngoài ra, nếu người bệnh có các phản ứng sốc phản vệ do nổi mề đay như sau cần gọi cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Khó nuốt và khó thở.
  • Choáng váng và ngất xỉu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tim đập nhanh.
  • Sưng phù lan lên mặt, miệng và cổ họng.

Chẩn đoán xác định nổi mề đay ở tay chân

Dựa vào các biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh, lịch sử tiếp xúc dị ứng, bác sĩ sẽ xem xét khả năng dị ứng liên quan đến các bệnh lý khác như viêm mạch, chàm, hen phế quản,...

Trong trường hợp nghi ngờ nổi mề đay ở tay chân do thuốc hoặc thực phẩm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm khác. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm lấy da.
  • Xét nghiệm chất hấp thụ phóng xạ.
  • Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang CAP.

Nếu nghi ngờ nổi mề đay do bệnh lý khác, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm xét nghiệm máu, xét nghiệm protein phản ứng C nếu cần thiết.

Cách chữa nổi mề đay ở tay chân nhanh khỏi

Có 3 phương pháp điều trị nổi mề đay thường được áp dụng là sử dụng thuốc Tây, bài thuốc Đông Y và tự chăm sóc tại nhà:

Thuốc Tây chữa nổi mề đay

Một số loại thuốc Tây điều trị nổi mề đay (kê đơn hoặc không kê đơn) phổ biến như: Thuốc bôi ngoài da Phenergan, viên uống Dexamethason, thuốc uống Cetirizine, thuốc kháng Histamin Loratadine, thuốc chống viêm chứa Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus,...

Sử dụng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng
Sử dụng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng

Ưu điểm:

  • Tác dụng giảm mẩn ngứa tức thì.
  • Phù hợp với nhiều thể bệnh và thể trạng.
  • Kết hợp thuốc bôi và thuốc uống giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giá thành đa dạng.

Nhược điểm:

  • Nhiều loại thuốc khi sử dụng cần phải được bác sĩ chỉ định, kê đơn.
  • Có nguy cơ gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có nhiều bệnh nền, người đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác.
  • Khó điều trị dứt điểm bệnh nổi mề đay, dễ gây nhờn thuốc, không được sử dụng trong thời gian dài.

Thuốc Đông y chữa nổi mề đay

Đông y chữa mề đay mẩn ngứa thường sử dụng các loại thảo dược tự nhiên nhằm giải độc, tiêu ban như: Bồ công anh, ké đầu ngựa, diệp hạ châu, phòng phong, kim ngân cành, xuyên khung,...

Mỗi thầy thuốc sẽ có cách phối chế, gia giảm và định lượng thuốc theo tỷ lệ riêng để đáp ứng tốt mỗi thể bệnh và tình trạng bệnh.

Bài thuốc số 1: Giải độc, thanh nhiệt

  • Chuẩn bị: Liên kiều, cửu lộc, bèo cái, địa hoàng, nhẫn đông, lá cây đại thanh, ngưu bàng mỗi loại 10g; phòng phong, quốc lão, xác ve sầu, kinh giới mỗi loại 6g.
  • Đem sắc tất cả nguyên liệu với 500ml nước trên lửa nhỏ, đến khi cạn còn 3 bát nước thì dừng.
  • Gạn lấy nước sắc, chia đều thành 3 bữa và uống vào sáng, trưa, tối.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 tháng thuốc để có được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc số 2: Lưu thông khí huyết

  • Chuẩn bị: Bạch linh, đan bì, mã đề nước mỗi thứ 9g; sơn thù, sơn dược mỗi thứ 12g; địa hoàng tháng 24g.
  • Đem giã tất cả nguyên liệu thành bột nhuyễn, hòa cùng lượng mật ong vừa đủ để vo thành viên nhỏ.
  • Mỗi ngày sử dụng 8-12g thuốc viên, dùng từ 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ưu điểm:

  • Điều trị dứt điểm chứng nổi mề đay, tỷ lệ tái phát thấp nhờ dược tính đào thải độc tố ứ trệ trong gan, thận và dưới da.
  • Đáp ứng tốt mọi tình trạng bệnh, từ nổi mề đay cấp tính, mãn tính, nổi mề đay ở tay chân hay mề đay toàn thân.
  • Ít gây tác dụng phụ, an toàn cho cả phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ và người có bệnh lý nền.
  • Thuốc được bào chế ở nhiều dạng như cao tinh chất, thuốc sắc, viên nén,... dễ bảo quản và sử dụng.

Nhược điểm: Tốc độ điều trị chậm hơn so với dùng thuốc Tây.

Tự chữa nổi mề đay tại nhà

Một số người bệnh nổi mề đay thể nhẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm mẩn ngứa như: Chườm lạnh, tắm nước mát, thoa kem dưỡng ẩm, tắm hoặc thoa bằng các loại thảo dược dễ kiếm (lá khế, tía tô, bạc hà, nha đam, gừng, kinh giới, cây chó đẻ, chè xanh,...).

Ưu điểm:

  • Dễ thực hiện với các nguyên liệu dễ kiếm, tiết kiệm chi phí.
  • Có thể tạm thời làm dịu cơn đau ngứa.

Nhược điểm:

  • Không điều trị dứt điểm chứng nổi mề đay ở tay chân.
  • Tốn thời gian trong việc chuẩn bị và thực hiện.
  • Có thể gây ra tác dụng phụ, khiến cho nổi mề đay nặng hơn nếu như các nguyên liệu bị nhiễm tạp chất độc hại.

Cách phòng ngừa nổi mề đay ở tay chân tái phát

  • Tránh để da khô quá mức, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên hoặc dầu dưỡng ẩm mỗi ngày, đổi các sản phẩm chăm sóc da (xà bông, sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng da,...) sang loại lành tính có chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Giữ ấm cơ thể, hạn chế sinh hoạt trong phòng điều hòa, máy lạnh để tránh kích ứng da.
  • Nên sử dụng các loại trang phục có chất liệu mềm mại, ít kích ứng, tránh mặc đồ thô ráp hay quá chật gây cọ xát mạnh lên da.
  • Khi hoạt động trong điều kiện ẩm ướt, nhiều côn trùng, bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất, nên sử dụng đồ bảo hộ và vệ sinh cơ thể thật sạch sau khi xong việc.
  • Sử dụng các loại thực phẩm có công dụng giải nhiệt và thải độc tốt như rau củ, trái cây, các loại hạt dinh dưỡng và đặc biệt là uống thật nhiều nước.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya và luôn giữ tinh thần thoải mái.

Kết luận

Ban đầu, mề đay có thể xuất hiện ở tay chân, nhưng sẽ rất nhanh lan ra toàn cơ thể nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Người bệnh cần theo dõi cơ thể cẩn thận và nhanh chóng áp dụng phương án chữa trị để đẩy lùi các triệu chứng mề đay.

Hy vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp độc giả có thêm kinh nghiệm xử trí bệnh nổi mề đay ở tay chân, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mề Đay Ở Tay Chân


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan