Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mề đay ở bụng gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tâm lý tự ti, e ngại trong giao tiếp. Căn bệnh này nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời độc giả tham khảo những thông tin chi tiết về cách khắc phục và phòng ngừa qua bài viết dưới đây.

Nổi mề đay ở bụng do những nguyên nhân nào?

Mề đay là căn bệnh tự miễn, có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào. Các biểu hiện của bệnh có thể nhanh chóng mất đi thường khiến người mắc chủ quan, đánh giá sai mức độ tiến triển của bệnh, dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường. Mề đay được chia thành 2 dạng phổ biến nhất:

  • Mề đay cấp tính: Thời gian phát bệnh và tự lặn chỉ kéo dài trong vài tuần, chính xác là ít hơn 6 tuần.
  • Mề đay mãn tính: Bệnh kéo dài hơn 6 tuần. Thường xuyên tái phát nhiều lần trong tháng, năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe của người mắc.
suy-giam-chuc-nang-gan-than
Suy giảm chức năng gan thận là yếu tố gây bệnh phổ biến nhất

Nổi mề đay ở bụng thường rất dễ phát hiện và chẩn đoán. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người bệnh chưa thực sự nắm rõ các nguyên nhân gây nên tình trạng này:

  • Thời tiết giao mùa kéo theo những thay đổi trong nhiệt độ, độ ẩm, sáng sáng, tia UV…
  • Khói bụi, không khí ô nhiễm.
  • Điều kiện làm việc buộc phải tiếp xúc thường xuyên với các chất hóa học độc hại, có tính ăn mòn.
  • Thay đổi hormone trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh con.
  • Mề đay sau khi sinh phổ biến xảy ra ở vùng bụng do sự kéo giãn da và mạch máu.
  • Thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo.
  • Do các yếu tố di truyền.
  • Vệ sinh da không sạch sẽ, lựa chọn sai các sản phẩm làm sạch.
  • Suy giảm hoặc rối loạn chức năng gan, thận

Các dấu hiệu gây nổi mề đay ở bụng

Nổi mề đay thường xuất hiện ở các vùng da như lưng, bụng, cổ, tay, chân. Việc nhận diện và đánh giá mức độ biểu hiện bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định phương pháp điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu nổi mề đay ở vùng bụng thường gặp nhất:

Nổi mề đay ở bụng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Nổi mề đay ở bụng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
  • Da bụng xuất hiện các nốt mẩn ngứa, đỏ rát hoặc nóng da.
  • Nổi các nốt sẩn phù trên bề mặt, gần giống như côn trùng đốt.
  • Xuất hiện ngứa từng mảng hoặc các nốt riêng lẻ.
  • Ngứa có thể xảy ra ở một diện tích nhỏ hoặc toàn bộ vùng bụng.
  • Nổi mẩn ngứa vùng bụng ở bà bầu có thể xuất hiện vết thương hở do quá trình gãi gây xước da.
  • Trẻ bị mề đay có thể lan nhanh chóng từ một vùng da đến toàn bộ cơ thể, đi kèm với biểu hiện quấy khóc, bỏ bú.

Phương pháp điều trị nổi mề đay ở bụng

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp chữa nổi mề đay với những ưu, nhược điểm riêng biệt. Tuy nhiên, để đẩy lùi được các biểu hiện một cách toàn diện nhất, đòi hỏi người bệnh cần lựa chọn áp dụng các cách chữa phù hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe của mình. 

Thuốc chữa nổi mề đay

Người bệnh có thể áp dụng cả thuốc uống và bôi trong điều trị Tây y
Người bệnh có thể áp dụng cả thuốc uống và bôi trong điều trị Tây y
  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh chóng, cách sử dụng tiện lợi, mẫu mã đa dạng phù hợp với nhiều nhu cầu của người bệnh.
  • Nhược điểm: Tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, dễ dẫn tới lạm dụng thuốc. Không phù hợp điều trị cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ.
  • Một số sản phẩm đặc trưng: Bạn có thể sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da giúp giảm ngứa như kem bôi Eumovate, kem bôi trị mề đay của Nhật hoặc phenergan. Ngoài da, một số trường hợp nặng sẽ được chỉ định dùng kết hợp với thuốc uống kháng Histamin, ức chế IgE, hoặc giảm kích thích mao mạch…

Chữa nổi mề đay mẩn ngứa tại nhà

  • Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ. Phù hợp với nhiều đối tượng.
  • Nhược điểm: Dược tính thấp nên hiệu quả đem lại không cao. Có thể gây nhiễm trùng lên vết thương hở nếu không được làm sạch đúng cách.
  • Các bài thuốc phổ biến: Người bệnh nên tham khảo các mẹo chữa nổi mề đay ở bụng phổ biến như tắm lá khế, lá trà xanh, chườm lạnh tại chỗ, sử dụng gel lô hội, bài thuốc từ lá trầu không hoặc lá tía tô…

Cách chữa nổi mề đay ở bụng bằng Đông y

  • Ưu điểm: Mức độ an toàn cao hơn so với chữa mẹo do công thức bào chế dựa trên kinh nghiệm và ghi chép từ nhiều thế hệ. Tác dụng sâu, phù hợp sử dụng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ. Có thể áp dụng cho cả đối tượng có cơ địa nhạy cảm.
  • Nhược điểm: Liệu trình dài, mất nhiều công đun sắc và bảo quản. Hương vị đặc trưng khó uống.
  • Cách bài thuốc phổ biến: Bạn nên trực tiếp đến thăm khám tại các nhà thuốc y học cổ truyền hoặc bệnh viện để được chẩn mạch, tư vấn và bốc thuốc “đúng người, đúng bệnh”.

Hy vọng qua bài viết dưới đây, đã giúp độc giả bỏ túi thêm nhiều kiến thức bổ ích trong nhận diện và điều trị hiệu quả bệnh nổi mề đay ở bụng. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường trên cơ thể, bạn nên chủ động tới thăm khám và xin tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để ngăn chặn từ sớm nguy cơ tái phát hoặc biến chứng của bệnh.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mề Đay Ở Bụng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan