Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mẩn ngứa vào ban đêm là tình trạng rất nhiều người gặp phải nhưng không biết nguyên do từ đâu.  Điều này không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp điều trị phù hợp mà còn cảm thấy khó chịu, bồn chồn, mất ngủ. Vậy ngứa ngáy vào ban đêm là do đâu? Điều trị ra sao an toàn, hiệu quả nhất?

Nổi mẩn ngứa ban đêm là do đâu?

Nổi mẩn ngứa vào ban đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp các nốt mẩn ngứa nổi lên rồi lặn nhanh chóng. Nhưng cũng có trường hợp tình trạng ngứa ngáy kéo dài, lên cơn ngứa theo từng cơn và có thể gây trầy xước, viêm nhiễm da do gãi mạnh. Dưới đây là những nguyên nhân gây mẩn ngứa thường gặp bạn có thể tham khảo và đối chiếu với triệu chứng của bản thân:

Nguyên nhân không phải do bệnh lý

Nếu bạn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, chưa từng có tiền sử mắc các bệnh về da liễu thì rất có thể nguyên do gây mẩn ngứa đến từ sự thay đổi môi trường sinh học bên trong cơ thể hoặc do thói quen, lối sống của bạn hàng ngày. Cụ thể là:

Sự thay đổi hormone

Hormone corticosteroid trong cơ thể đảm nhận chức năng chính là chống viêm. Lượng hormone này vào ban đêm sẽ được cơ thể sản xuất ít hơn so với ban ngày. Thay đổi hormone dẫn đến nguy cơ hàm lượng corticosteroid sản sinh thấp hơn so với mức tiêu chuẩn. Điều này làm tăng sinh chất gây viêm Cytokine, kích thích các dây thần kinh cảm giác ngứa và gây ra mẩn ngứa.

Mẩn ngứa ban đêm do rối loạn hormone thường xảy ra ở phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Đây là hai giai đoạn cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi hormone mạnh mẽ nhất.

Sự thay đổi hormone có thể gây mẩn ngứa
Sự thay đổi hormone có thể gây mẩn ngứa

Thần kinh căng thẳng

Thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng có thể làm tăng nồng độ histamin. Đây là một hoạt chất tồn tại trong cơ thể, có mối liên hệ mật thiết với các phản ứng viêm, sốc phản vệ và dị ứng. Khi được giải phóng, histamin có thể gây ra một số tình trạng như: da nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy, cơ thể nôn nao, khó thở, …

Do đó, việc thức đêm, làm việc quá sức, tim đập nhanh, đau đầu, thường xuyên thở dốc, … đề có thể khiến hệ thần kinh bị kích thích, tăng sinh histamin và gây ngứa.

Thiếu nước

Thiếu nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngứa ngáy vào ban đêm mà bạn cần lưu tâm. Cơ thể mất nước có thể khiến làn da bị khô, dễ nứt nẻ và gây ngứa, đặc biệt là mùa đông.

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể xảy ra phản ứng khi nhiệt độ, độ ẩm trong không khí thay đổi một cách đột ngột. Về đêm, nhiệt độ thường hạ nhanh làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến làn da của chúng ta trở nên nhạy cảm hơn. Lúc này, mức độ cortisol (hormone chống viêm) trong cơ thể giảm xuống, da mất nước nhiều hơn bình thường nên dễ xuất hiện các mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu.

Dị ứng thời tiết dễ xuất hiện các mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu
Dị ứng thời tiết dễ xuất hiện các mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với một số loại thực phẩm nhất định. Khi ăn phải thực phẩm dị ứng, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại chúng, dẫn đến giải phóng histamin và các chất hóa học khác gây ra các triệu chứng dị ứng.

Kết hợp với việc vào ban đêm, nhiệt độ hạ nhanh, da dễ mất nước và nồng độ cortisol giảm đã tạo điều kiện cho các nốt mẩn ngứa bùng phát mạnh mẽ, lây lan rộng khắp cơ thể. Trường hợp tình trạng dị ứng quá nặng, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, khó thở và cần được can thiệp các liệu pháp y khoa ngay lập tức.

Dị ứng thức ăn có thể khiến mẩn đỏ bùng phát
Dị ứng thức ăn có thể khiến mẩn đỏ bùng phát

Dị ứng môi trường

Dị ứng môi trường là tình trạng da dễ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với bụi bẩn, mạt bụi hay phấn hoa. Về ban đêm, nồng độ các chất gây dị ứng này thường có xu hướng tăng cao, tích tụ trên đồ vật, chăn ga gối đệm hay bay lơ lửng trong không khí. Vì thế, nếu sống trong môi trường không đảm bảo, bạn sẽ dễ cảm thấy ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ về đêm.

Đề kháng cơ thể

Đề kháng suy giảm sẽ khiến cơ thể, đặc biệt là làn da trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi những yếu tố bên ngoài. Vì thế, nếu môi trường có bụi bẩn, phấn hay tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây dị ứng đều sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.

Nguyên nhân do bệnh lý

Nổi mẩn ngứa vào ban đêm do tác nhân bệnh lý thường sẽ ở mức độ nặng, kéo dài và tái đi tái lại nhiều hơn. Người đã, đang mắc bệnh da liễu đều có nguy cơ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy da vào ban đêm do sự tấn công mạnh mẽ của các khuẩn bệnh kết hợp với những yếu tố có hại từ môi trường ngoài như thức ăn, bụi bẩn, phấn hoa, nhiệt độ thời tiết, …

Theo đó, tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy dữ dội thường xuất phát từ những bệnh da liễu sau:

Bệnh về da liễu

Các chứng bệnh da liễu như mề đay, chàm, ghẻ lở, hắc lào, … đều có một điểm chung là gây mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa ngáy trên da. Người mắc bệnh này làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn với thời tiết cũng như các yếu tố từ môi trường ngoài.

Ban đêm, khi nhiệt độ môi trường giảm, nồng độ cortisol giảm, cơ thể thiếu nước đều khiến da xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa. Những nốt mẩn này có thể hết sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài và trở nặng tùy vào thể trạng sức khỏe của người bệnh.

Các chứng bệnh da liễu như mề đay, chàm, ghẻ lở, hắc lào, … đều có một điểm chung là gây mẩn đỏ
Các chứng bệnh da liễu như mề đay, chàm, ghẻ lở, hắc lào, … đều có một điểm chung là gây mẩn đỏ

Bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là một trong những tác nhân gây ra tình trạng rối loạn hormone. Cụ thể, các chứng bệnh cường giáp, suy giáp có thể khiến nồng độ hormone trong cơ thể cao hoặc thấp đột ngột, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất, gây da hiện tượng khô da, da dễ bị kích ứng, sưng tấy và ngứa ngáy.

Mặt khác, sự rối loạn này còn làm giảm nồng độ hormone kháng viêm cortisol. Vì thế, kết hợp với nhiều yếu tố khác như nhiệt độ cơ thể giảm, da mất nước và môi trường sinh học của người bệnh không ổn định đều dẫn đến hiện tượng ngứa dữ dội vào ban đêm.

Suy giảm chức năng gan, thận

Gan và thận là hai cơ quan đảm nhận vai trò thanh lọc, thải độc cơ thể cơ thể. Khi chức năng gan, thận suy giảm đều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đào thải độc tố, tích tụ tại các mô, da, tế bào khác những chất độc có hại. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chúng còn biểu hiện ra bên ngoài thông qua các nốt sần đỏ, mẩn ngứa và phù nề. Vào ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, cơn ngứa sẽ trở nên dữ dội hơn rất nhiều.

Bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu cao hơn mức tiêu chuẩn. Đường trong máu càng tăng, cơ thể càng dễ mất nước và hàm lượng máu nuôi dưỡng da cũng giảm đáng kể. Đồng thời, hệ thống dây thần kinh sẽ gây cản trở đến quá trình bài tiết thông qua tuyến mồ hôi làm da trở nên khô, nứt nẻ và dễ ngứa gáy hơn.

Người bị bệnh tiểu đường dễ bị nổi mẩn vào ban đêm
Người bị bệnh tiểu đường dễ bị nổi mẩn vào ban đêm

Bên cạnh những bệnh lý kể trên, các vấn đề sức khỏe liên quan đến máu hay các bệnh xã hội cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa dữ dội vào ban đêm. Trình trạng ngứa ngáy có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh khó chịu, bồn chồn, thậm chí có nguy cơ bị nhiễm trùng da, hình thành sẹo do gãi, chà xát mạnh.

Nổi mẩn ngứa như thế nào thì nên đi gặp bác sĩ?

Có thể thấy, có rất nhiều tác nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy vào ban đêm dù ở thể nặng hay nhẹ và rất khó để nhận biết thông qua những biểu hiện ban đầu. Do đó, để biết chính xác nguồn gốc gây ngứa và có phương hướng điều trị kịp thời, bạn nên đến bệnh viện thăm khám trong những trường hợp sau:

  • Tình trạng nổi mẩn ngứa về đêm kéo dài hơn 2 tuần, ngứa từng cơn và không có dấu hiệu xuyên giảm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần của bạn.
  • Đã áp dụng các mẹo dân gian, thuốc bôi do dược sĩ kê nhưng cơn ngứa không xuyên giảm.
  • Mẩn ngứa lan rộng trên da, đi kèm các dấu hiệu khác như nhiễm trùng, sưng tấy, phát ban đỏ.
  • Cơn ngứa dữ dội, không thuyên giảm ngay cả khi đã gãi, chà xát mạnh trên da.
  • Xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như: Sốt, khó thở, lưỡi, cổ họng và môi có dấu hiệu sưng phù.
Nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng mẩn ngứa kéo dài 
Nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng mẩn ngứa kéo dài

Giải pháp cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa an toàn, hiệu quả

Tùy vào mức độ, tác nhân gây nổi mẩn ngứa vào ban đêm mà sẽ có phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp bạn có thể tham khảo để chấm dứt ngay tình trình trạng ngứa ngáy khó chịu, có được giấc ngủ ngon, sâu vào ban đêm:

Áp dụng mẹo dân gian tại nhà

Các mẹo dân gian trị mẩn ngứa thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn, chứa hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Những phương pháp này thích hợp dùng trong trường hợp mẩn ngứa xuất hiện do các tác nhân môi trường bên ngoài, mức độ ngứa ngáy và lây lan trên cơ thể nhẹ.

Một số mẹo hay bạn có thể áp dụng là:

  • Tắm nước lá ấm: Đun các loại lá có tính kháng khuẩn, tiêu viêm như lá kinh giới, lá khế, lá lốt làm nước tắm mỗi ngày. Trong quá trình tắm có thể dùng bã lá chà nhẹ lên vùng da bị ngứa. Lưu ý nên tắm nước ấm để cho hiệu quả tốt nhất.
  • Chườm lạnh: Dùng khăn mềm nhúng vào nước mát hoặc đá lạnh để chườm lên vùng da bị ngứa. Cách này giúp giảm viêm và giảm ngứa tạm thời.
  • Uống trà thảo dược: Các loại trà thảo dược có tính kháng khuẩn như gừng, mật ong sẽ giúp làm ấm da, ngăm viêm nhiễm và hỗ trợ giảm ngứa nhanh chóng. Bên cạnh trà thảo dược, bạn cũng cần chủ động uống nhiều nước hàng ngày, tránh tình trạng để cơ thể thiếu nước.
Uống trà thảo dược giúp cải thiện cơn ngứa
Uống trà thảo dược giúp cải thiện cơn ngứa

Dùng thuốc Tây y

Nếu áp dụng các mẹo dân gian trong thời gian dài nhưng cơn ngứa không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được kê đơn. Các loại thuốc Tây y trị mẩn ngứa cần có chỉ định và hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ trước khi dùng. Mặc dù cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lạm dụng thuốc Tây y quá mức có thể để lại nhiều tác dụng phụ, biến chứng có hại cho sức khỏe.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê trong trị mẩn ngứa bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thuốc kháng histamin: Ngăn chặn tác dụng của histamin, một chất hóa học do cơ thể giải phóng khi có nguy cơ bị dị ứng. Histamin có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, sưng và nổi mẩn đỏ.
  • Thuốc Corticosteroid: Giúp giảm viêm và sưng. Corticosteroid có thể được dùng dưới dạng kem, thuốc mỡ hoặc thuốc uống.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Giúp giảm ngứa và khó chịu. Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil).
  • Thuốc an thần: Giúp bạn ngủ ngon hơn, đồng thời hỗ trợ giảm ngứa vào ban đêm. Loại thuốc an thần được sử dụng nhiều hiện nay là Diphenhydramine (Benadryl).
Thuốc kháng histamin có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm
Thuốc kháng histamin có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm

Dùng thuốc Đông y

Nếu lo lắng dùng thuốc Tây y lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn hoàn toàn có thể an tâm dùng các bài thuốc Đông y. Mặc dù không thể cho hiệu quả tức thì như Tây y nhưng những bài thuốc này giúp bạn kiểm soát tình trạng mẩn ngứa tốt, có thể sử dụng lâu dài mà không gây biến chứng nào cho cơ thể. Một số bài thuốc nổi bật bạn có thể tham khảo là:

  • Bài thuốc số 1: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 20g, thổ phục linh 15g, bồ công anh 15g, rau má 15g, cam thảo 10g.
  • Bài thuốc số 2: Đương quy 20g, xích thược 15g, sinh địa 15g, bạch linh 10g, táo nhân 10g, cam thảo 6g.
  • Bài thuốc số 3: Kinh giới 20g, tía tô 15g, bạc hà 15g, lá khế 15g
  • Bài thuốc số 4: Thục địa 20g, đương quy 15g, xích thược 15g, sinh địa 15g, bạch linh 10g, táo nhân 10g, ngải cứu 10g, cam thảo 6g

Cách dùng: Sắc 1 thang thuốc với 1,5 lít nước đến khi nước cô lại còn ⅔. Để nguội rồi uống trực tiếp, uống thay nước trong ngày.

Dùng thuốc Đông y điều trị mẩn ngứa
Dùng thuốc Đông y điều trị mẩn ngứa

Cách phòng ngừa nguy cơ nổi mẩn ngứa vào ban đêm

Song song với việc tìm kiếm một phương pháp điều trị phụ hợp, người bệnh cũng cần chủ động thay đổi lối sống, dinh dưỡng cũng như chủ động phòng ngừa mẩn ngứa nói riêng, các bệnh da liễu nói chung bằng cách:

  • Tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng như: Mạt bụi, lông động vật, phấn hoa, thực phẩm (đặc biệt là hải sản, động vật có vỏ cứng)
  • Làm sạch và chăm sóc da thường xuyên, nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính để giữ da mềm mại, căng mịn.
  • Tránh gãi, chà xát mạnh lên da khi ngứa vì có thể khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng và hình thành sẹo.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn ga gối đệm thường xuyên. Thay vỏ gối, ga nệm đều đặn 2 lần/tháng.
Vệ sinh nhà cửa, chăn ga gối đệm thường xuyên
Vệ sinh nhà cửa, chăn ga gối đệm thường xuyên
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp giữ cho da đủ ẩm và giảm ngứa.
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc lao lực quá sức.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, caffeine và thức ăn cay nóng vì chúng có thể làm ngứa ngáy thêm.

Như vậy nổi mẩn ngứa vào ban đêm hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với mỗi tác nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Với những thông tin được chia sẻ trên, mong rằng bạn sẽ có những giấc ngủ ngon, không còn khó chịu, bồn chồn vị bị cơn ngứa ngáy hành hạ mỗi đêm.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Ngứa Vào Ban Đêm


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan