Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là tình trạng không hiếm thấy. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ đang mắc một số tình trạng như là bị bệnh da liễu mãn tính. Nhưng nhiều khả năng chỉ là hiện tượng thông thường sẽ tự khỏi sau đó. Vậy làm sao để xác định được đâu là trường hợp bé sơ sinh nổi mẩn đỏ do bệnh? Cách chữa trị phòng ngừa thế nào an toàn, giảm tái phát? 

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là gì?

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khiến cha mẹ rất lo lắng nhưng đó có thể không phải là bệnh. Dưới tác động của một số tác nhân, da ở nhiều vị trí trên cơ thể bé có thể đỏ lên sau đó tự khỏi. Tuy nhiên, các mẹ cũng không thể chủ quan vì rất nhiều trường hợp nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của các bệnh lý.

Bởi hiện tượng nổi mẩn thường là những dấu hiệu sớm nhất nên cha mẹ rất khó xác định bệnh. Bởi vậy, nếu bất chợt phát hiện con mình bị nổi mẩn đỏ, bạn nên xem lại chế độ ăn của trẻ cùng với cách vệ sinh gần đó có gì không đảm bảo hay không. Đồng thời đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu căn nguyên của tình trạng này.

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân chính

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người hoặc một vài vị trí nếu kèm theo các biểu hiện khác thì thường là bệnh. Trong đó hầu hết các trường hợp có biểu hiện này là do da bị thương tổn. Một số bệnh lý thường thấy gây thương tổn ngoài da, làm nổi mẩn đỏ ở trẻ là:

Nhiễm độc phát ban

Bệnh này đến nay chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Người ta chỉ cho rằng đây là hiện tượng do nhiễm độc mà bùng phát. Nổi ban đỏ ở trẻ em có thể tự khỏi nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thông thường, thời gian trẻ sơ sinh dễ bị phát ban là:

  • Khi mới sinh được từ 2 đến 3 ngày trẻ có thể mắc phải hiện tượng này.
  • Một vài trường hợp có thể sẽ biểu hiện ra ngoài sau 2 tuần.
  • Kể từ khi xuất hiện, các nốt ban đỏ do nhiễm độc sẽ tự biến mất sau khoảng 2 tuần mà không cần chữa.
  • Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh do dị ứng.

Đây là phản xạ của hệ miễn dịch khi cơ thể trẻ bị tấn công bởi các tác nhân có hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như:

  • Môi trường thay đổi đột ngột sau khi bé chào đời.
  • Sử dụng nguồn sữa không tương thích với cơ thể của trẻ.
  • Da bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do bị phấn hoa, bụi bẩn bám vào.

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu bị bệnh gì? Mụn trứng cá

Trẻ sơ sinh cũng có thể mọc mụn trứng cá gây nổi mẩn đỏ. Nói một cách chính xác hơn là bé bị mọc mụn sữa. Lý do khiến trẻ bị mọc mụn trong giai đoạn này là bởi các hormone mà chúng nhận được từ mẹ ở những ngày cuối thai kỳ. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh khiến trẻ khó chịu.

Hăm da khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh do hăm da thường hay xuất hiện ở vùng mông, bẹn. Hiện tượng này thường thấy ở các bé dưới 12 tháng tuổi.

Nguyên nhân do cha mẹ hay đóng bỉm, tã cho trẻ quá lâu, làm ứ đọng phân và nước tiểu. Vì vậy vùng da này bị bí bách, chất thải, cùng với nhiệt độ, độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh, trong đó có hăm da.

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Trẻ sơ sinh nổi mụn, mẩn đỏ do nhiều nguyên nhân

Viêm da tiết bã nhờn gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Thống kê cho thấy có đến 95% trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi có hiện tượng viêm da tiết bã nhờn. Đây là một dạng tổn thương da mãn tính mà dấu hiệu sớm nhất chính là nổi mẩn đỏ. Nó thường xuất hiện ở các vị trí phổ biến như mặt, đầu, bẹn...

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh là do nấm men hoạt động trên da và sự rối loạn của tuyến bã nhờn. Nếu được phát hiện sớm, các triệu chứng bệnh có thể được khắc phục kịp thời, ít biến chứng.

Tuy nhiên nếu cha mẹ không để ý để tình trạng bệnh nặng thì sau này trẻ rất dễ bị tái phát. Khi đó, việc phòng ngừa, kiêng khem trong ăn uống và sinh hoạt phải được kiểm soát rất kỹ.

Chàm sữa (Eczema)

Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh mẩn đỏ là dấu hiệu của bệnh chàm sữa. Đây cũng là một bệnh viêm da mãn tính. Bệnh có thể xuất hiện do yếu tố di truyền hoặc cơ địa, hay cha mẹ dùng sữa tắm không an toàn cho trẻ.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến da rất dễ tổn thương và nhiễm khuẩn. Bởi vì làn da của trẻ nhỏ mỏng và yếu ớt. Nếu không được chữa dứt hẳn từ sớm thì nguy cơ bội nhiễm, mãn tính rất cao.

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh do rôm sảy

Cũng là một bệnh lý ngoài da, rôm sảy hình thành khi bị kích thích bởi nhiệt độ. Vì lỗ chân lông của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên dễ bít khi trời nóng.

Bé đổ mồ hôi nhưng không thoát ra được nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ở nang lông. Cùng với tế bào chết, bụi bẩn sẽ tạo thành rôm, sảy nổi lên trên da bé.

Ngoài các bệnh trên, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh còn có thể cho biết bé bị nhiều thương tổn khác. Thường là do sức đề kháng của trẻ lúc này còn yếu nhưng bé lại phải tiếp xúc với quá nhiều yếu tố ngoại sinh có hại. Cha mẹ cần quan tâm để ý các dấu hiệu đi kèm ngay khi thấy da bé nổi mẩn. Từ đó khám và điều trị kịp thời, tránh để con trẻ mắc bệnh mãn tính từ lúc sơ sinh.

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh thường kèm theo các triệu chứng gì?

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do nhiều bệnh gây nên. Với mỗi tình trạng bệnh, bé lại có những biểu hiện khác đi kèm. Cụ thể:

  • Nhiễm độc phát ban: Các nốt ban đỏ có đường kính khoảng 2 - 3mm, thường xuất hiện ở mặt, lưng, bụng… Quan sát kỹ có thể phát hiện trong đó có mụn nước mọc theo mảng.
  • Dị ứng: Bé có hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da làm sưng đỏ. Khi sờ vào không thấy da mềm mại như các vùng khác. Thậm chí bé bị khô, nẻ, bong da… Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt, mất nước nhưng lại chán ăn.
  • Mụn trứng cá: Trên da mặt, cổ, lưng, ngực của em bé có các nốt sưng đỏ, có mủ hoặc không. Khi mụn vỡ ra, nó có thể khiến da bé bị lồi lõm, để lại sẹo lâu dài.
  • Hăm da: Vùng da sau mông, bẹn, quanh bộ phận sinh dục của bé bị sần lên các nốt đỏ thẫm. Đặc biệt ở các vị trí dễ ma sát, vết mẩn đỏ dễ chuyển sang viêm loét gây chảy dịch, máu. Hiện tượng này làm trẻ quấy khóc, biếng ăn, sụt cân.
  • Viêm da tiết bã: Da trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ kèm theo đó là các vảy nhỏ màu vàng. Sau một thời gian chúng bong ra cùng với các bã nhờn. Do đó cha mẹ thường chỉ thấy da bé thường xuyên bóng ẩm và nhiều ghét (tế bào chết).
  • Chàm sữa: Bé sơ sinh nổi mẩn đỏ ở 2 bên má, chân, tay là chủ yếu. Các vùng da này sau đó có các lớp mụn nước li ti rất dày. Chúng rỉ nước, tạo dịch và vảy. Khi da khô thì sờ vào thấy ráp và căng, nứt. Lúc vảy bong đi, da bé thường đỏ, nhẵn và dễ nhăn lại khi bóp. Bé ngứa ngáy khó chịu nên rất hay quấy khóc, lười ăn.
  • Rôm sảy: Vết mẩn đỏ hoặc hồng nổi trên da đầu hoặc cổ, lưng của bé. Nó khiến trẻ khó chịu và quấy khóc liên tục, nhất là khi trời nóng nực.

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Hình ảnh nhận biết dấu hiệu nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện các triệu chứng này, cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để xác định đúng bệnh và nguyên nhân. Từ đó biết cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh tốt nhất, tránh biến chứng.

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh nguy hiểm hay không?

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể chỉ ở một vài vị trí nhưng cũng có khả năng lan khắp cơ thể. Nếu hiện tượng này chỉ là những phản ứng thông thường, bé không có biểu hiện khác thì có thể tự khỏi. Đó là tình trạng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Cha mẹ nên theo dõi thêm trong thời gian sau đó, nếu có bất thường thì xử lý ngay.

Nếu hiện tượng nổi mẩn đỏ kèm theo các triệu chứng khác như bé quấy khóc, bị viêm loét, chán ăn, sụt cân, hay gãi… thì khả năng cao bé đang bị bệnh ngoài da. Cha mẹ nên đưa bé đến gặp chuyên gia da liễu để chẩn đoán bệnh cho bé và tìm cách chữa trị.

Cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất nhưng cũng có nhiều trường hợp phải chữa trị. Thậm chí, có những tình trạng bệnh đến nay chỉ có thuốc làm giảm triệu chứng. Người bệnh phải thường xuyên chăm sóc, hỗ trợ điều trị để ngăn ngừa và làm giảm hiện tượng mẩn đỏ.

Mẹo dân gian trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Bởi da trẻ còn non nớt, tình trạng nổi mẩn cũng không quá nghiêm trọng nên từ xa xưa mọi người đã sử dụng các loại cây cỏ, tạo ra bài thuốc dân gian trị nổi mẩn đỏ cho trẻ sơ sinh lành tính, hiệu quả tốt. Trong đó phải kể đến những cách sau:

1. Đắp nha đam

Làn da bé rất nhạy cảm và dễ bị nổi mẩn do dị ứng, nhiễm khuẩn… Trong khi đó, lá nha đam vừa lành tính, vừa nhẹ dịu, rất tốt cho da. Khi đắp lên vùng nổi mẩn, các vết mẩn cùng hiện tượng viêm, ngứa sẽ được cải thiện. Không những thế, làn da bé còn được phục hồi nhanh chóng, khỏe mạnh hơn.

Cách làm:

  • Đầu tiên, bạn lấy một vài lá nha đam đem rửa và tách vỏ, chỉ lấy phần thịt trong.
  • Tiếp theo, để sử dụng thịt nha đam, bạn thái miếng mỏng vừa phải.
  • Trước khi dùng, bạn vệ sinh sạch làn da cho trẻ, tốt nhất nên cho trẻ tắm.
  • Lau khô người rồi đắp các miếng thịt nha đam lên phần da nổi mẩn đỏ của bé.
  • Để tinh chất từ thịt nha đam thấm vào trong da bé, bạn nên giữ nguyên như vậy khoảng 15 phút.
  • Sau đó bạn bỏ các miếng thịt nha đam ra và rửa lại vùng da vừa đắp, lau khô cho bé.

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Sử dụng nha đam đúng cách để trị bệnh cho trẻ

2. Tắm lá khế

Ở các vùng quê xưa thường có rất nhiều cây khế chua, khế ngọt. Khi trẻ bị nổi mẩn ngứa, họ bảo nhau dùng lá khế đun nước tắm cho trẻ. Mẹo vặt chữa bệnh này thực sự đem lại hiệu quả nên rất nhiều người vẫn dùng.

Ngày nay khoa học đã chứng minh được công dụng chống viêm, trị mẩn đỏ trên da của lá khế. Điều này là cơ sở để minh chứng rằng loại lá này là dược liệu tốt để trị các bệnh ngoài da.

Cách làm:

  • Để giúp trẻ sơ sinh hết mẩn đỏ ở da, cha mẹ nên tìm lấy một nắm lá khế tươi.
  • Đem lá khế đó rửa sạch với nước, tốt nhất là ngâm qua nước muối để loại trừ côn trùng, khuẩn hại.
  • Sau đó, các mẹ cho cành lá khế vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước.
  • Hòa nước lá khế đó với nước máy sinh hoạt để tắm cho trẻ sơ sinh.
  • Sau một vài ngày liên tục làm như vậy thì các vết mẩn đỏ sẽ hết.

3. Trẻ sơ sinh mẩn đỏ dùng mướp đắng

Loại quả này rất hữu dụng khi dùng trị nhiễm trùng, vảy nến, và hiện tượng nấm ngoài da. Nó rất lành tính nên dùng được cho trẻ sơ sinh.

Cách làm:

Cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh bằng quả mướp đắng tiến hành như sau:

  • Đầu tiên, bạn chọn khoảng 4 - 5 quả mướp đắng tương đối già nhưng chưa chín.
  • Đem rửa sạch, ngâm nước muối để đảm bảo an toàn, không thuốc, vi khuẩn.
  • Thái quả mướp thành lát mỏng rồi cho vào nồi đun sôi kỹ một chút.
  • Pha nước mướp đắng với nước máy sinh hoạt để tắm cho trẻ.
  • Sử dụng mướp đắng tắm cho trẻ theo cách này liên tục trong nhiều ngày sẽ hết mẩn đỏ.

Các bài thuốc tắm hay đắp đều có tác dụng làm giảm triệu chứng bên ngoài da cho trẻ. Vì vậy, nó thích hợp dùng khi bé mới bị nổi mẩn. Nếu tình trạng này đã xảy ra lâu hoặc mẹ chữa mẹo không khỏi thì nên chọn các thuốc chuẩn.

Bài thuốc chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh trong Đông y

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường vẫn chỉ bú sữa mẹ nên việc cho uống thuốc rất khó khăn. Vì vậy, để chữa bệnh theo Đông y cho an toàn mà không vất vả, các mẹ nên dùng các bài thuốc ngâm bôi.

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Một số vị thuốc Đông y có khả năng làm dịu các triệu chứng trên da trẻ

Bài 1

  • Bạn dùng táo tàu lọc bỏ hạt rồi đem nướng chín lên.
  • Cho băng phiến và hoàng bách cùng một lượng với táo tàu, đem nghiền thành bột.
  • Sau đó lấy bột này trộn với sữa chua không đường.
  • Rửa sạch vùng da nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh rồi bôi hỗn hợp lên.
  • Tiến hành cách này liên tục trong nhiều ngày để hết các nốt mẩn ngứa.

Bài 2

  • Bạn lấy cam thảo và thạch cao đem nướng lên, lượng như nhau.
  • Sau đó lấy một phần tương đương xích thạch chỉ đem nghiền tất cả thành bột.
  • Sau khi vệ sinh vùng da bệnh cho bé, bạn rắc bột này lên.

Bài thuốc này đặc biệt hiệu quả với các tình trạng bệnh có mụn nước li ti gây chảy dịch như chàm, viêm da cơ địa...
Nên tiến hành liên tục nhiều ngày để cải thiện hết các triệu chứng của bệnh.

Hầu hết các bài thuốc Đông y đường bôi ngoài da này đều giảm mẩn đỏ và ngứa ở trẻ sơ sinh rất tốt. Còn việc có dứt hẳn triệu chứng hay không thì còn phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa của từng bé.

Điều trị mẩn đỏ ở trẻ bằng thuốc Tây

Ngoài mẹo dân gian và các bài thuốc cổ truyền, các mẹ còn có thể dùng thuốc Tây trị bệnh nổi mẩn đỏ cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có rất ít thuốc tân dược an toàn với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của bé. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng khi tìm mua, cho con sử dụng. Dưới đây là một số thuốc thường được bác sĩ kê đơn mẹ nên lưu ý:

  • Loại kháng Histamin H1.
  • Các kem dưỡng ẩm có thành phần giảm kích ứng, không chứa hoặc ít corticoid. Tốt nhất nên chọn sản phẩm chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên, không chứa chất gây hại cho da.
  • Một số thuốc kháng sinh vừa chống khuẩn vừa trị sưng viêm...

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Bôi kem trị mẩn cho trẻ

Điều trị bằng thuốc Tây là giải pháp giảm triệu chứng nổi mẩn nhanh chóng nhưng ít được áp dụng với trẻ sơ sinh. Bởi vì các thành phần trong thuốc Tây dễ gây tác dụng phụ với làn da nhạy cảm và sức đề kháng yếu của bé. Cha mẹ nên cân nhắc để lựa chọn cách chữa vừa an toàn, lại đem lại tác dụng tốt cho con.

Con bú sữa bị nổi mẩn, mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh còn bú sữa nên chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng cải thiện bệnh của con. Các thành phần trong sữa mẹ tương đối ổn định, nó sẽ tạo ra dinh dưỡng đồng thời cung cấp kháng thể cho bé. Nếu thường xuyên được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa có đầy đủ dinh dưỡng, con trẻ sẽ có khả năng đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm trùng ngoài da, viêm da mãn tính.

Vì vậy, trong khi nuôi con bú, mẹ nên ăn:

  • Nhiều đạm ở ức gà, trứng và cả thịt bò để cung cấp protein cho bé.
  • Sử dụng các loại cá biển và hạt để bổ sung DHA, ARA...
  • Ăn các trái cây, rau củ có chứa hàm lượng lớn các vitamin A, D, B1 để tăng đề kháng.
  • Sử dụng đậu phụ, rau sẫm màu, cải ngọt... để bổ sung sắt.
  • Uống sữa hoặc ăn bơ, phô mai để bổ sung canxi cho cả mẹ và con.
  • Uống đủ nước để cơ thể tạo ra nguồn sữa dồi dào cho con bú.

Những thực phẩm cần kiêng

Mẹ nuôi con bú không nên sử dụng thức ăn từ bữa trước hoặc thịt, cá sống. Chúng có thể đem độc tố qua sữa mẹ gây hại cho bé.

  • Không dùng thức ăn khó tiêu như hành, bắp cải muối, trứng cá, các loại tiêu ớt cay.
  • Tránh sử dụng cà phê hoặc thực phẩm chứa cafein vì nó có thể kích ứng trẻ.
  • Tránh xa nguồn thực phẩm có khả năng chứa nhiều thủy ngân vì đây chính là thành phần độc hại cho trẻ, cũng gây bệnh ngoài da.

Khi ăn và kiêng các thực phẩm này đúng cách, kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ đều đặn thì khả năng lành bệnh và bảo vệ sức khỏe của em bé sẽ tốt lên.

Cách phòng nổi mẩn đỏ cho em bé

Muốn phòng ngừa bệnh ngoài da gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh sinh hoạt, dinh dưỡng cho con. Đồng thời cho con sống trong môi trường trong lành. Muốn vậy cần lưu ý:

noi-man-do-o-tre-so-sinh
Lưu ý những việc cha mẹ cần làm để bảo vệ trẻ sơ sinh thoát khỏi bệnh ngoài da

  • Thường xuyên vệ sinh da cho trẻ bằng nước muối loãng, chanh tươi hoặc các loại tinh dầu, nước lá thảo dược. Tránh dùng các loại xà phòng, sữa tắm mà không tráng sạch hết.
  • Đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu là 6 tháng và hạn chế dùng các sản phẩm khác. Chỉ nên kết hợp thức ăn ngoài khi con đã quá 6 tháng tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ sơ sinh tránh được nguồn thức ăn gây dị ứng nổi mẩn đỏ.
  • Vệ sinh nơi ở, giặt chăn màn, quần áo thật sạch, không dính xà phòng cho bé. Không dùng tã lót quá lâu, không thay hoặc đeo đi đeo lại tã nhiều lần.
  • Thay quần áo, bỉm, tã liên tục, tránh để mồ hôi làm bẩn da trẻ, khiến chân lông bít, da nổi mẩn.
  • Không đặt, để bé ở những nơi có côn trùng, kiến, muỗi tấn công làm da bé mẩn đỏ.

Kết luận

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh cảnh báo cho cha mẹ nhiều nguy cơ của các bệnh da liễu. Các bệnh này ở trẻ thường không nguy hại, có thể tự khỏi, nhưng cũng dễ bị mãn tính. Để tránh tổn thương trên da bé và ngăn ngừa biến chứng, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám và lắng nghe hướng can thiệp từ bác sĩ kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan