Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Khá nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết vừa dứt sốt cao thì lại bị những cơn ngứa ngáy điên đảo khắp người hành hạ. Vậy nổi mẩn đỏ ngứa sốt xuất huyết như vậy liệu có bình thường? Làm thế nào để chấm dứt cơn ngứa nhanh chóng. Giải đáp ngay sau đây.

Nổi mẩn đỏ ngứa sốt xuất huyết là bình thường hay bất thường ? Nguyên nhân do đâu

Sốt xuất huyết là bệnh khá phổ biến có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ đặc biệt khi mùa mưa tới, có những thời điểm bệnh bùng phát thành dịch rất nguy hiểm. “Thủ phạm” gây bệnh là virus Dengue, muỗi vằn chính là trung gian truyền nhiễm bệnh.

noi-man-do-ngua-sot-xuat-huyet-1.jpg
Nổi mẩn đỏ ngứa sốt xuất huyết là bình thường hay bất thường ?

Bệnh diễn ra với nhiều giai đoạn, nhẹ thì chóng mặt buồn nôn, sốt. Nặng thì tiêu chảy phát ban và nổi mẩn ngứa khắp người. Mẩn ngứa có thể xuất hiện cùng lúc với sốt hoặc sau sốt. Vậy nổi mẩn đỏ ngứa sốt xuất huyết là bình thường hay bất thường ?

Nguyên nhân gây ngứa được cho là do cơ thể đang tái hấp thụ dịch ngoại bào và mô da đang phục hồi lại sau tổn thương phát ban trước đó. Triệu chứng này sẽ kéo dài 2 -3 ngày hoặc 1 tuần tùy theo cơ địa từng người.

Về cơ bản, khi xét nghiệm thấy lượng tiểu cầu tăng lên, biểu hiện ra ngoài bằng việc bệnh nhân hết sốt, triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa chỉ gây khó chịu chứ không còn gì đáng lo ngại.

Nổi mẩn đỏ khi nào cần gặp bác sĩ?

Sốt xuất huyết thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt: Sau khi bị muỗi vằn đốt, người mắc bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 4 – 10 ngày sau đó bắt đầu sốt cao dần và rất khó hạ kèm theo những triệu chứng đau đầu, chán ăn buồn nôn, đau cơ khớp, toàn thân.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Thường bắt đầu từ ngày thứ 3 – ngày thứ 6 kể từ khi bắt đầu sốt. Lúc này nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường, nhiều người thấy sốt đã hạ thì tưởng mình đã khỏi bệnh nhưng thực chất không phải. Giai đoạn này khá nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng (thoát huyết tương, tràn dịch màng phổi…) nếu không được điều trị đúng.
  • Giai đoạn phục hồi: Sau khi kết thúc giai đoạn nguy hiểm cơ thể sẽ tự tái hấp thụ dịch mô vào trong lòng mạch, người bệnh hết sốt, cảm thấy đói bụng, ăn ngon miệng hơn và đi tiểu nhiều hơn.

Như đã nói ở trên, hầu hết những người sốt xuất huyết đều sẽ trải qua những cơn ngứa ở giai đoạn nguy hiểm hoặc giai đoạn phục hồi, tuy nhiên không được chủ quan, nếu ngứa ngáy kèm theo những biểu hiện sau người bệnh cần được theo dõi y tế tại các cơ sở chuyên môn ngay lập tức:

  • Ngứa ngáy kèm sốt cao li bì mãi không hạ.
  • ệnh nhân rơi vào trạng thái mê sảng, ngủ nhiều.
  • Da dẻ bợt, ngả màu vàng nhợt, men gan tăng cao.
  • Đi ngoài ra máu, phân có màu đen, chảy máu chân răng, chảy máu mũi… đây là biểu hiện của chứng suy tạng nặng như viêm gan, viêm não rất nguy hiểm.

Làm gì khi bị nổi mẩn đỏ ngứa sốt xuất huyết ?

Nhiều bệnh nhân cho biết, họ bị ngứa đến mức không thể chịu được, đặc biệt ở lòng bàn tay và bàn chân, đôi khi thức trắng đêm vì ngứa. Vậy làm thế nào để kết thúc sự phiền toái này?

Tăng cường vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích làm lành các tổn thương trên da, ngăn ngừa sự tấn công của các yếu tố gây hại cho cơ thể. Người bệnh có thể uống các loại vitamin C bán sẵn chuyên dụng hoặc bổ sung qua đường ăn uống với các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi…

Bên cạnh các loại nước ép hoa quả thì việc uống đủ lượng nước lọc cần thiết mỗi ngày cũng là điều cần thiết để hạn chế tình trạng ngứa da, khô da.

Dùng các bài thuốc dân gian

Với ưu điểm an toàn, nguyên liệu dễ kiếm và dễ thực hiện, các bài thuốc dân gian chữa chứng nổi mẩn ngứa được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể tham khảo mẹo đun nước tắm từ lá khế, lá kinh giới… hay bài thuốc đắp từ lá nha đam… Kiên trì áp dụng để thấy hiệu quả mang lại.

Dầu dừa

noi-man-do-ngua-sot-xuat-huyet-2.jpg
Bôi dầu dừa giúp làm dịu cơn ngứa nhanh chóng

Trong dầu dừa có nhiều hợp chất tốt giúp kháng khuẩn chống viêm đồng thời nuôi dưỡng, tái tạo giúp làn da mịn màng, mềm mại. Bạn nên chọn mua dầu dừa nguyên chất tại các cơ sở uy tín để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
Cách làm: Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị ngứa sau đó matxa nhẹ nhàng vài phút để dưỡng chất thấm đều vào da. Ngoài ra bạn có thể kết hợp dầu dừa với chanh hoặc mật ong cũng cho kết quả tương tự.

Dùng muối

Những người bị mẩn ngứa đều đồng ý rằng họ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều sau khi dùng muối bởi trong muối có nhiều chất giúp mềm da, sát khuẩn và giảm ngứa, tránh nhiễm trùng.

Bạn có thể đun nước ấm pha chút muối trắng và tắm. Nếu được, hãy ngâm mình trong bồn nước khoảng 10 phút sẽ giúp bạn thoải mái hơn, tinh thần cũng tốt hơn.

Dùng thuốc tây theo chỉ định

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống và bôi giúp giảm ngứa, giảm nổi mẩn phát ban nhanh chóng như thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống dị ứng.

Thành phần chủ yếu của các loại thuốc này là Chlorpheniramin, Loratadine.... Tuy nhiên thuốc tây cần dùng theo chỉ định của người có chuyên môn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

noi-man-do-ngua-sot-xuat-huyet-3.jpg
Gãi mạnh sẽ làm tổn thương, nhiễm trùng da, mẩn ngứa lâu khỏi hơn

  • Tăng cường ăn đa dạng các loại chất dinh dưỡng để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau sốt. Chú ý tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản có vỏ cứng, cá biển lớn... hoặc các món ăn bạn đã từng bị dị ứng trước đó.
  • Lựa chọn những trang phục rộng rãi để giảm sự ma sát giữa vải và da. Đặc biệt với đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ thì điều này càng quan trọng. Da của bé nhạy cảm hơn người lớn nên ngoài việc chọn những chất liệu mềm mại thấm hút tốt bạn cũng nên chú ý việc chọn loại bột giặt và nước xả vải dịu nhẹ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng kích ứng da.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn màn, thu dọn vệ sinh sinh nhà cửa tránh vi khuẩn, nấm mốc trú ngụ.
  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày để loại bỏ các vi khuẩn trên da, bởi lẽ mồ hôi hoặc các chất bụi bẩn bám trên da bị ứ đọng sẽ gây ngứa nặng hơn.
  • Không được gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da đang bị ngứa để tránh nhiễm trùng. Việc kiềm chế các cơn ngứa ở người lớn đã khó nhưng với trẻ em còn khó hơn. Tốt nhất bạn hãy cắt sạch móng tay móng chân cho bé, thường xuyên quan sát vùng da bị ngứa và chuẩn bị sẵn những loại thuốc giảm ngứa khi cần.

Kết luận

Nổi mẩn đỏ ngứa sốt xuất huyết không phải là điều quá nghiêm trọng, nếu chăm sóc tốt ngứa sẽ biến mất sau vài ngày. Hy vọng với những kiến thức trên bạn sẽ không còn lúng túng khi phải đối mặt với bệnh.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Sốt Xuất Huyết


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan