Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng gặp ở rất nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và người lớn. Không chỉ gây khó chịu cho người bị hay làm mất thẩm mỹ bởi những vết ngứa loang lổ mà các nốt mẩn đỏ còn cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất cả các nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả giúp người bệnh không bị tái phát.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng là dấu hiệu bệnh gì?

Các nốt mẩn ngứa không đơn thuần chỉ là phản ứng lại của da đối với các tác nhân xấu đến từ môi trường mà đôi khi nó còn cảnh báo nhiều nguy cơ sức khỏe ít người biết. Cụ thể là những bệnh lý về da liễu dưới đây:

Bệnh viêm da (viêm da tiếp xúc, viêm nang lông, viêm da tiết bã…)

Có đến hơn một nửa số người bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng do vùng lưng chứa nhiều tuyến mồ hôi và khi không được làm sạch thường xuyên sẽ bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng – các nốt mẩn ngứa xuất hiện.

Hãy cảnh giác nếu bạn thường xuyên cảm thấy bị châm chích ở lưng, lúc đầu chỉ ngứa nhẹ sau tăng lên. Bệnh tiến triển nhanh khi vận động mạnh đổ mồ hôi nhiều.

Bệnh ghẻ

Thận trọng nếu những người xung quanh bạn mắc bệnh này bởi chúng có thể lây nhiễm thông qua việc sử dụng chung đồ dùng các nhân như chăn màn, quần áo, khăn tắm, khăn mặt với người mắc bệnh. Nếu những nốt mẩn ngứa trên lưng người bệnh giống như mụn nước, nằm cách nhau và dài khoảng 1-2mm, đầu mụn có chứa dịch màu xám hoặc đen, hay bị ngứa nhiều vào ban đêm (do lúc này ghẻ cái hoạt động mạnh, tiết ra độc tố) thì khả năng mắc bệnh là rất cao.

Bệnh nổi mề đay

noi-man-do-ngua-o-lung
Mẩn ngứa xuất hiện do mề đay thường gặp ở cả người lớn và trẻ em

Tình trạng nổi mẩn đỏ khắp lưng rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mề đay mẩn ngứa. Nổi mề đay là một thể bệnh viêm da dị ứng (các tác nhân dị ứng đến từ môi trường như phấn hoa, không khí bẩn, ẩm mốc kéo dài, hóa chất độc hại…). Thông thường mề đay sẽ xuất hiện ở lưng dưới hình dạng các nốt mẩn màu hồng sau đó lan ra khắp cơ thể. Nếu bạn gãi có thể làm bệnh lây sang nhiều vùng da hơn.

Do nhiễm sán, giun

Nếu sống trong môi trường ô nhiễm hoặc ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh, giun sán sẽ thâm nhập vào cơ thể con người gây ra triệu chứng mẩn ngứa. Nếu các vết sẩn ngứa ở lưng đi kèm sự giảm cân nặng bất thường, sốt, tức ngực hay táo bón kéo dài thì rất có thể bạn đã bị nhiễm giun.

Dị ứng thời tiết

Không hiếm gặp những người mỗi khi thời tiết chuyển mùa, đang nắng chuyển mưa hoặc nóng lạnh thất thường sẽ bị mọc những nốt mẩn ở lưng sau đó lan ra khắp cơ thể, đó là bệnh dị ứng thời tiết. Triệu chứng bệnh cải thiện nhanh nếu dùng thuốc dị ứng nhưng hay bị tái lại.

Viêm da cơ địa

Bệnh này là “cơn ác mộng” của nhiều người bởi chúng có tính chất mãn tính, rất hay tái phát. Nếu trong gia đình có bố, mẹ, ông, bà mắc bệnh này thì rất có thể đời sau sẽ bị do di truyền. Viêm da cơ địa xuất hiện từ khi người bệnh còn nhỏ và kéo dài tới sau tuổi trưởng thành.

Chức năng gan suy giảm

Biểu hiện này thường gặp ở độ tuổi trung niên, gan đã phải trải qua một thời gian dài “lao lực”. Các bệnh lý về gan thường gặp là men gan cao, viêm gan, xơ gan thâm chí là ung thư. Lúc này, các vết mẩn ngứa ở lưng sẽ là dấu hiệu cảnh báo bạn về việc độc tố trong cơ thể ở mức đáng báo động và chúng đang tìm cách đào thải qua da.
Các biểu hiện kèm theo việc nổi mụn giúp bạn nhận biết bệnh gan là hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi ngay cả khi không làm gì, da vàng, mắt vàng, tức ngực, ăn uống không ngon miệng...

Các bệnh lý tuyến giáp

Nguyên nhân này hay gặp ở đối tượng phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở hoặc tiền mãn kinh. Nổi mẩn ngứa ở lưng chỉ là một trong những triệu chứng cảnh báo lượng hormone cơ thể sản xuất ra không đủ gây mất cân bằng nội tiết tố. Những hệ lụy đi kèm của chúng sẽ là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, suy giảm ham muốn tình dục, làn da nhăn nheo thô ráp, thiếu sức sống.

Bị nổi mẩn ngứa ở lưng có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Những nốt ngứa ở lưng hoặc bụng thường xuất hiện vào mùa hè, đặc biệt thời điểm nắng nóng liên tục, đôi khi bệnh có thể tự biến mất mà không cần bất kỳ can thiệp y tế nào. Dân gian thường gọi là nóng trong, khuyên người bệnh nên ăn uống nhiều đồ mát sẽ hết nhưng thực tế, bệnh do rất nhiều “thủ phạm” gây nên. Nếu không tìm hiểu và điều trị dứt điểm sẽ nhanh chóng tái lại, mức độ còn nặng hơn trước.

noi-man-do-ngua-o-lung
Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng khiến người bệnh vô cùng khó chịu

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng lưng bị nổi mẩn bất thường như sau:

  • Vùng lưng xuất hiện nhiều nốt sần to nhỏ khác nhau: có thể lúc đầu chỉ là vài chấm nhỏ sau lan ra thành các đám có đường kính 1-2 cm. Nốt mụn có thể có màu đỏ, hồng nhạt hoặc trắng xám.
  • Ngứa: số nốt mẩn tỷ lệ thuận với việc bị ngứa, sẩn càng nhiều càng ngứa nhiều khiến người bệnh rơi vào vòng xoắn bệnh lý: ngứa - gãi.
  • Có người chỉ bị mẩn đỏ ở lưng nhưng cũng có người bị lan ra khắp cơ thể.

Cả người trưởng thành và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau, nhưng do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên phụ huynh không được chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ nếu nốt mẩn ngứa đi kèm các triệu chứng sau:

  • Mẩn ngứa ở lưng lan ra nhanh các bộ phận khác như mặt, tay, chân, thậm chí mọc cả trong miệng.
  • Đầu các nốt mẩn có chứa mủ trắng.

Tình trạng ngứa càng càng gia tăng gây trầy xước da, tổn thương, nhiễm trùng da, với trẻ nhỏ rơi vào tình trạng bỏ bữa, quấy khóc nhiều không dứt. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho bé dùng mà tốt nhất hãy đi khám chuyên khoa để tìm ra căn nguyên thực sự của việc nổi mẩn ngứa của bé.

Các phương pháp điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng được nhiều người tin dùng

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị chứng mẩn ngứa ở lưng nhưng phổ biến nhất là ba cách sau:

Dùng thuốc tây chữa nổi mẩn đỏ

Ưu điểm: cải thiện nhanh triệu chứng ngứa.
Nhược điểm: không trị được bệnh tận gốc, lạm dụng thuốc dẫn đến nhờn thuốc và những phản ứng phụ lên gan, thận.

Một số loại thuốc chữa mẩn ngứa ở lưng được kê đơn phổ biến:

  • Thuốc kháng Histamine: một số loại phổ biến như Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên, Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên, Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên .... Chỉ định trong các trường hợp hắt hơi, sổ mũi và cả chứng ngứa do tác động của nhiều yếu tố: thời tiết, thức ăn…Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi. phản ứng phụ của thuốc là khô miệng, táo bón, bí tiểu, buồn ngủ…
  • Thuốc bôi ngoài da Phenergan: dùng cho các trường hợp mẩn ngứa do côn trùng đốt, kích ứng bề mặt da...Sau khi làm sạch da dùng một lượng kem vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng bị mẩn ngứa mỗi ngày 3 lần sẽ giúp cải thiện nhanh triệu chứng. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Thuốc Corticoid ( dạng uống hoặc tiêm tùy thuộc tình trạng bệnh): thường dùng khi cơ thể người bệnh không đáp ứng với thuốc kháng Histamin thông thường. Một số loại Corticoid phổ biến là:
    Dexamethason: giảm nhanh ngứa ngáy, sưng đỏ nhưng không được dùng trong hoặc ngay sau khi ăn sẽ bị kích ứng dạ dày.
  • Methylprednisolon: chống viêm tốt, dùng 1-2 ngày gần như mất hẳn triệu chứng bệnh nhưng nếu lạm dụng sẽ tăng nguy cơ thủng dạ dày, chảy máu tiêu hóa, tiểu đường…
  • Thuốc bôi Eumovate: thuốc Corticoid này dùng phổ biến để làm giảm nhanh chóng sự khó chịu do mẩn ngứa gây nên. Người bệnh bôi thuốc tối đa ngày 3 lần, bôi không quá 5 ngày liên tục.
    Bác sĩ cũng khuyến cáo sau khi sử dụng các loại kháng sinh này người bệnh nên dùng thêm kem dưỡng ẩm giúp phục hồi nhanh hơn vùng da bị tổn thương trước đó. Không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ mong muốn, đặc biệt khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các bài thuốc Đông Y chữa mẩn đỏ ở lưng

Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều bài thuốc Đông y chữa được bệnh mẩn ngứa với thành phần chính là các vị thuốc như kim ngân, sài đất, bồ công anh, cà gai leo, hoàng kỳ, diệp hạ châu…. Kết hợp với nhau theo một lượng nhất định.

Ưu điểm: an toàn, lành tính, dù không chữa được bệnh ngay nhưng cũng giúp cơ thể bồi bổ lâu dài.
Nhược điểm: phải dùng thuốc thời gian khá dài mới thấy hiệu quả, kết quả trị bệnh phụ thuộc nhiều vào cơ địa người bệnh.

noi-man-do-ngua-o-lung
Các vị thuốc đông y lành tính được ưa dùng chữa các bệnh mẩn ngứa ở da

Một vài bài thuốc đông y cho người bị mẩn ngứa ở lưng:

  • Bài thuốc 1: kinh giới, cam thảo, sà sàng tử, phèn phi, khổ sâm, đại hoàng, địa du mỗi thứ 20g mang rửa sạch, sắc với 3 lít nước trong vòng nửa tiếng. Ngâm vùng lưng bị mẩn đỏ vào nước thuốc khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Nên làm hai lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Bài thuốc 2: chuẩn bị 80g ngải cứu, 5g hoa tiêu, 6g hung hoàng và 25g phòng phong rửa kỹ, sắc các nguyên liệu với 2 lít nước, sôi 15 phút tắt bếp và xông vùng bị mẩn ngứa 10 phút. Nước thuốc nguội thì dùng tắm hằng ngày.

Mỗi phương pháp chữa mẩn ngứa ở lưng đều có những ưu - nhược điểm khác nhau, Tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế tin cậy để lựa chọn cho mình phác đồ điều trị hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.

Áp dụng mẹo dân gian

Ưu điểm: dễ thực hiện, an toàn, làm được ngay tại nhà, không tốn nhiều chi phí, nguyên liệu dễ kiếm, có sẵn.

Nhược điểm: không trị dứt điểm được bệnh, giải pháp mang tính tạm thời, chỉ hiệu quả với những lần đầu sử dụng.

noi-man-do-ngua-o-lung
Tắm nước lá bạc hà khá hiệu quả với người mới bị nổi ngứa ở lưng

Một số cây thuốc nam quanh nhà điều trị chứng nổi mẩn ngứa ở lưng phổ biến:

  • Lá bạc hà (húng quế): Lượng tinh dầu trong lá bạc hà giúp tiêu viêm, sát khuẩn. Người bệnh có thể dùng lá bạc hà đun sôi khoảng 10 phút sau đó rắc vài hạt muối, để nguội tắm hoặc dùng nước đó lau người 2 lần mỗi ngày.
  • Rau má: Tinh dầu và chất chống oxy hóa như quercetin, kaempferol trong rau má sẽ làm dịu vùng da sưng nóng, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm. Để cắt nhanh cơn ngứa bạn có thể dùng một nắm rau má tươi rửa sạch, kết hợp với 20g lá gấc giã nhuyễn, thêm vài hạt muối rồi đắp hỗn hợp này lên vùng da lưng đang mẩn đỏ mỗi ngày hai lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
  • Lá trà xanh: trà xanh có vô vàn lợi ích cho sức khỏe trong đó phải kể tới chức năng tiêu viêm sát khuẩn, làm sạch da. Cách làm đơn giản nhất là nấu lá trà xanh với nước uống hằng ngày hoặc dùng 20g lá chè nấu nước tắm. Không chỉ làm dịu nhanh vùng da tổn thương mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng

Để chữa trị dứt điểm bệnh nổi mẩn ngứa ở lưng cần kết hợp giữa dùng thuốc với nghỉ ngơi, sinh hoạt và thay đổi thói quen ăn uống. Tuân thủ những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp tình trạng bệnh của bạn cải thiện tốt hơn.

  • Mặc dù ngứa nhưng tuyệt đối không nên gãi mạnh vào các nốt ngứa bởi càng gãi càng ngứa, sẽ làm da bị trầy xước, chảy máu tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sẽ dễ dàng tấn công dẫn đến nhiễm trùng vết thương hở.
  • Vệ sinh sạch sẽ là điều quan trọng đối với người bệnh bị nổi mẩn ngứa ở lưng. Tránh tình trạng kiêng tắm, kiêng gió không đúng cách làm lỗ chân lông bị bít bẩn khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Tắm bằng nước ấm, tắm nhanh mỗi ngày là điều cần thiết.
  • Chọn trang phục rộng rãi, không mặc đồ quá bó sát, giữ cơ thể mát mẻ, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh hoàn toàn có thể khiến triệu chứng bệnh thêm nặng hơn.
  • Không nên dùng hóa chất, mỹ phẩm, sữa tắm khi đang mắc bệnh, đặc biệt là các loại sữa tắm chứa chất làm mòn da.
  • Nên ăn uống các loại thực phẩm mát như rau xanh, nước đậu đen, bột sắn. Hạn chế các món chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng. Bạn cũng nên kiêng ăn hải sản, thịt gà hay các loại cá tanh để tránh bị ngứa.
  • Kết hợp nghỉ ngơi, cân bằng công việc và cuộc sống, không giữ tâm trạng strees lâu ngày khiến bệnh càng nặng hơn.
  • Bệnh nhân nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh xa các tác nhân gây bệnh.

Kết luận

Hy vọng qua bài chia sẻ trên, độc giả sẽ có thêm kiến thức bổ ích về căn bệnh nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng để từ đó biết cách điều trị, ngăn ngừa hiệu quả. Chữa sớm khỏi nhanh, hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về cách điều trị. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Lưng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan