Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chào bác sĩ, tôi rất hay bị nổi mẩn đỏ mùa hè, nhất là từ tháng 4 đến tháng 10, cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Ban đầu các nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng cánh tay và chân, sau lan ra khắp người. Sau khi uống thuốc thì ngưng nổi nốt khoảng vài ngày lại bị lại, trước giờ tôi cũng chưa từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ món ăn nào. Vậy tình trạng nổi mẩn đỏ, dị ứng như trường hợp của tôi điều trị phương pháp nào hiệu quả ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.

Nguyễn Ngọc Anh (31 tuổi – Hà Nam)

Cảm ơn bạn Ngọc Anh đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Dưới đây là câu trả lời về vấn đề mà bạn đang gặp phải:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ mùa hè

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng oi bức, rất nhiều người gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ, mề đay. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ trên da mà còn khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày. Lương y, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn cho biết, nổi mẩn đỏ, mề đay gây ngứa ngáy khi trời nóng thường xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:

Nổi mẩn đỏ mùa hè xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Nổi mẩn đỏ mùa hè xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Do mồ hôi làm bít tắc lỗ chân lông

Khi thời tiết nóng bức, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi để làm mát. Mồ hôi có thể làm bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Tình trạng này thường gặp ở những người có cơ địa dễ đổ mồ hôi, hoặc những người thường xuyên hoạt động ngoài trời nắng nóng.

Dị ứng

Mùa hè là thời điểm các tác nhân dị ứng như phấn hoa, côn trùng, bụi bẩn… gia tăng. Khi tiếp xúc với các tác nhân này, cơ thể có thể phản ứng bằng cách nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Một số loại dị ứng phổ biến vào mùa hè bao gồm:

  • Dị ứng phấn hoa: Dị ứng phấn hoa thường xảy ra vào mùa xuân và mùa hè, khi các loại cây cối nở hoa.
  • Dị ứng côn trùng: Dị ứng côn trùng thường xảy ra sau khi bị côn trùng đốt, như muỗi, ong, kiến…
  • Dị ứng thức ăn: Một số loại thức ăn như hải sản, thịt bò, đậu phộng… chứa các thành phần có nguy cơ gây dị ứng cao cho người dùng.
  • Do dị ứng thời tiết: Với những người có cơ địa nhạy cảm, khi thời tiết nắng nóng sẽ hình thành nên phản ứng dị ứng và gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy khó chịu.

Nổi mẩn đỏ mùa hè do sốc nhiệt

Nhiều người thường có thói quen bật điều hòa ở nhiệt độ thấp khi thời tiết nắng nóng, do đó nhiệt độ phòng và nhiệt độ ngoài trời chênh lệch cao. Khi chúng ta đi ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt (nhiệt độ thay đổi đột ngột) khiến cơ thể không thể thích ứng, dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Nổi mẩn đỏ mùa hè do sốc nhiệt
Nổi mẩn đỏ mùa hè do sốc nhiệt

Do tia cực tím (tia UV)

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng, nổi mẩn đỏ vào mùa hè. Tia cực tím có thể xuyên qua bề mặt da, gây tổn thương đến các tế bào biểu bì sâu bên trong. Hơn nữa, tia UV còn khiến các protein trong cơ thể bị biến đổi tính chất, khi này hệ miễn dịch sẽ nhận đây là chất lạ và gây ra phản ứng nổi mẩn đỏ, mề đay.

Chứng viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng khi tiếp xúc với các chất kích thích như xà phòng, nước hoa, kem chống nắng… Chúng thường biểu hiện bằng các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy.

Bị nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da do vi khuẩn, nấm hoặc virus cũng có thể gây ra mẩn đỏ vào mùa hè. Một số bệnh lý nhiễm trùng da thường gặp vào mùa hè bao gồm:

  • Chốc lở: Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở trẻ em.
  • Hăm da: Hăm da thường xảy ra ở những vùng da ẩm ướt, bí bách, như nếp gấp da ở bẹn, nách…
  • Nhiễm trùng nấm da: Nhiễm trùng nấm da thường gặp ở những vùng da ẩm ướt, như kẽ chân, bẹn…

Cách khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ mùa hè

Vào những ngày hè, thời tiết nóng bức đi kèm với tình trạng xuất hiện mẩn đỏ trên da sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra tác động tiêu cực đến tâm lý, chất lượng cuộc sống cũng như công việc hàng ngày suy giảm. Do đó, khi bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khi trời nóng, bạn nên khắc phục bằng các cách sau:

Điều trị nổi mẩn đỏ mùa hè bằng thuốc Tây y

Nhiều người bệnh tìm đến thuốc Tây để kiểm soát nhanh các triệu chứng nổi mẩn, mề đay trên da. Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc phù hợp. Hiện nay, các loại thuốc Tây phổ biến điều trị mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Bao gồm các loại thuốc như Clobetasol, Hydroxyzine, Hydrocortisone – Pramoxine, Doxepin,… có tác dụng giảm dấu hiệu châm chích, ngứa ngáy và nóng rát da.
  • Kem bôi Hydrocortisone 1%: Có tác dụng giảm nhanh triệu chứng mẩn đỏ, mề đay (thuốc được sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ).
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nguyên nhân gây nổi mề đay, mẩn ngứa là do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh đặc trị để ức chế sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
  • Kem dưỡng ẩm da: Ngoài thuốc trị mẩn ngứa, bác sĩ có thể tư vấn người bệnh sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm, chăm sóc cho da như: Fluocinolon, Betamethason, Hydrocortisone,…
Điều trị nổi mẩn đỏ mùa hè bằng thuốc Tây y
Điều trị nổi mẩn đỏ mùa hè bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y mặc dù có ưu điểm giảm nhanh tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc có thể gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa, suy nhược cơ thể, tích tụ nước,… Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định và liều lượng thuốc mà bác sĩ kê đơn, không tự ý thêm bớt các loại thuốc để tránh gặp biến chứng nguy hiểm.

Áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa mẩn đỏ, mề đay tại nhà

Trong trường hợp, nổi mề đay, mẩn ngứa nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian có thể áp dụng tại nhà sau để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sẩn đỏ:

Sử dụng bột yến mạch điều trị nổi mẩn đỏ mùa hè

Bột yến mạch được coi là “trợ thủ đắc lực” giúp làn da mịn màng, giảm triệu chứng ngứa ngáy do mẩn đỏ, mề đay.

Giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy bằng bột yến mạch
Giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy bằng bột yến mạch

Cách chữa mẩn ngứa bằng yến mạch thực hiện khá đơn giản, bao gồm các bước:

  • Cho 2 – 3 thìa bột yến mạch vào thau/bồn tắm, sau đó pha thêm 1 ít nước ấm rồi khuấy đều.
  • Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên da sau đó ngâm mình vào bồn tắm được pha sẵn bột yến mạch.
  • Massage nhẹ nhàng trên vùng da bị mẩn ngứa.
  • Sau khoảng 15 – 20 phút tắm lại với nước sạch, thực hiện tắm hàng ngày để thấy hiệu quả.

Giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy bằng giấm táo

Trong giấm táo có chứa lượng axit axetic với công dụng khử khuẩn, tiêu viêm ngứa rất tốt. Phương pháp điều trị mẩn đỏ, ngứa ngáy tại nhà bằng giấm táo được thực hiện theo các bước sau:

  • Trộn giấm táo cùng nước lọc theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da bị mẩn ngứa.
  • Thực hiện massage nhẹ nhàng từ 10 – 15 phút giúp tinh chất thẩm thấu vào da.
  • Thực hiện từ 3 – 5 ngày liên tục sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Sử dụng gel nha đam để trị nổi mẩn đỏ, mề đay

Gel nha đam (lô hội) ngoài công dụng dưỡng ẩm cho da còn làm giảm tình trạng bong tróc, ngứa rát trên da hiệu quả. Cách chữa nổi mẩn ngứa trên da bằng gel nha đam được thực hiện thao các bước:

Sử dụng gel nha đam để trị nổi mẩn đỏ, mề đay
Sử dụng gel nha đam để trị nổi mẩn đỏ, mề đay
  • Lấy lá nha đam tươi được gọt vỏ, cạo mủ và chỉ giữ lại phần gel bên trong.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mẩn sau đó thoa phần gel nha đam lên.
  • Mỗi ngày áp dụng từ 2 – 3 lần sẽ thấy được hiệu quả.

Tắm lá thảo dược giúp trị mề đay, mẩn ngứa

Để giảm triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy bạn cũng có thể dùng một số loại lá có trong vườn nhà để chế vào nước tắm như: lá trà xanh, lá trầu không, lá khế,… Sử dụng thường xuyên bạn sẽ thấy công dụng đáng ngạc nhiên.

Ưu điểm của các bài thuốc dân gian là sử dụng từ các nguyên liệu quen thuộc, có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, đây chỉ được coi là biện pháp hỗ trợ điều trị tạm thời và hầu hết chỉ có tác dụng giảm triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy ở thể bệnh nhẹ.

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ mùa hè thường gặp và các giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Mong rằng những chia sẻ trên phần nào giúp bạn cải thiện bệnh lý nhanh chóng, không còn khó chịu hay tự ti bởi những nốt mẩn dày đặc trên da.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Đỏ Mùa Hè


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan