Vi khuẩn tự cầu vàng khi xâm nhập vào máu sẽ không có nguy cơ kháng sinh và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nguy hiểm là vậy nhưng chúng ta không thể tự nhận biết được sự xuất hiện của vi khuẩn này cũng như cách thức nó xâm nhập, vậy nên việc phòng ngừa trở nên khó khăn hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng nhiễm trùng do tụ cầu vàng trong bài viết sau đây.

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng là bệnh gì?

Vi khuẩn tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus Aureus (viết tắt là MRSA) kháng methicillin. Vi khuẩn tụ cầu kháng nhiều loại kháng sinh được dùng nhiều để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thông thường.

Vi khuẩn tụ cầu kháng nhiều loại kháng sinh được dùng nhiều để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thông thường
Vi khuẩn tụ cầu kháng nhiều loại kháng sinh được dùng nhiều để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thông thường

Các trường hợp nhiễm MRSA chủ yếu xảy ra ở những đối tượng ở bệnh viện hay các cơ sở chăm sóc sức khỏe như trung tâm lọc máu, viện dưỡng lão,… Trường hợp này còn được gọi là nhiễm MRSA liên quan đến chăm sóc sức khỏe (HA – MRSA). Nhiễm trùng HA – MRSA thường do các thụ tục hoặc những thiết bị xâm lấn như phẫu thuật, tiêm ống,… gây nên.

Một trường hợp nhiễm MRSA khác xảy ra nhiều hơn ở những người khỏe mạnh là do lây lan qua tiếp xúc da. Đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất là những nhân viên chăm sóc trẻ em hay những người sống trong môi trường đông dân. 

Tình trạng nhiễm trùng do tụ cầu vàng có thể chống lại tác dụng của nhiều loại kháng sinh thông thường nên rất khó điều trị. Chính vì vậy bệnh dễ lây lan và đôi khi có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo thống kê, có đến ⅓ dân số được cho là tìm thấy vi khuẩn tụ cầu vàng trên da hoặc trong mũi. Các vi khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở hoặc vết cắt trên da và không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số đối tượng nằm viện lâu ngày, suy giảm miễn dịch,… vi khuẩn này có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng ở một số cơ quan. Từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm, khó khăn trong điều trị.

Vi khuẩn tụ cầu có thể gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch kém
Vi khuẩn tụ cầu có thể gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch kém

Có một số người trong cơ thể có mang vi khuẩn tụ cầu nhưng không bao giờ bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng. Nhưng nếu bạn bị nhiễm trùng tụ cầu thì rất có khả năng vi khuẩn này đã sinh sống trong cơ thể bạn được 1 thời gian dài. Vi khuẩn này có thể lây từ đối tượng này sang đối tượng khác. Đặc biệt là do vi khuẩn tụ cầu vàng rất khỏe nên chúng có thể sống trên bề mặt chăn gối, tồn tại trong môi trường nhiệt độ cao, không bị phá hủy bởi muối. Chính vì vậy bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc bệnh.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc tụ cầu vàng

Mặc dù bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Nhưng những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn, cụ thể:

  • Người bị nhiễm HIV/AIDS.
  • Người mắc đái tháo đường có sử dụng insulin.
  • Bệnh nhân suy thận đang cần lọc máu.
  • Người bệnh ung thư, đang tiến hành hóa trị, xạ trị.
  • Người mắc bệnh về da, có vết thương hở trên da.
  • Những bệnh nhân mắc bệnh hô hấp như xơ nang hay khí phế thũng.
  • Người sống trong môi trường chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh.
  • Người có quan hệ đồng tính.
  • Người chơi những môn thể thao dễ làm da trầy xước.
Người gặp các vấn đề về da có nguy cơ mắc bệnh
Người gặp các vấn đề về da có nguy cơ mắc bệnh

Với những người đang điều trị trong bệnh viện, vi khuẩn tụ cầu vàng sẽ dễ dàng tấn công vào những đối tượng như:

  • Người bị bỏng.
  • Hệ miễn dịch giảm.
  • Người tiến hành phẫu thuật.
  • Người phải can thiệp các thiết bị xâm lấn.

Triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng

Khi bị nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng phổ biến như:

  • Áp xe, viêm mô tế bào, nhọt: Vùng da bị viêm nhiễm sẽ sưng đỏ, nóng rát, đau nhức và có ổ mủ.
  • Tràn mủ màng tim: Người bệnh bị sùi van tim, sốt cao trong thời gian dài.
  • Triệu chứng liên quan đến phổi: 2 bên phổi có ổ áp xe, thâm nhiễm, có mủ ở màng phổi, viêm phổi.
  • Viêm khớp, viêm tủy xương: Vận động khó khăn hơn, phía trên xương hoặc khớp bị viêm, nóng, đau và sưng đỏ.
  • Nhiễm trùng huyết: Xuất hiện mụn nhọt, viêm xương,…
  • Ngộ độc thực phẩm: Gây tình trạng tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn.
  • Hội chứng bong da: Phát ban tại vùng da nhiễm khuẩn, nổi bóng nước và vỡ bóng, để lại lớp da ửng đỏ.

Nhiễm trùng do tụ cầu vàng có thể gây ra bệnh gì?

Người bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng sẽ có nguy cơ mắc phải một trong những bệnh sau đây:

Nhiễm khuẩn da

Vi khuẩn tụ cầu vàng sống ký sinh trên da và niêm mạc rồi xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông, tuyến dưới da và nang lông. Sau đó chúng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn kèm mủ với các mụn, nhọt, chốc lở hay áp xe trên da.

Bệnh ở da thường do môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Khi gặp vết thương hở kèm việc vệ sinh không sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội gây ra những bệnh nguy hiểm.

Vi khuẩn tụ cầu vàng sống ký sinh trên da và niêm mạc rồi xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông
Vi khuẩn tụ cầu vàng sống ký sinh trên da và niêm mạc rồi xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông

Nhiễm khuẩn huyết

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Đây là tình trạng nhiễm trùng khá nghiêm trọng và khó chữa. Vi khuẩn đi tới các cơ quan, gây ra các ổ áp xe tại đây và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Một số trường hợp có thể gặp phải biến chứng như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng hệ thần kinh,….

Hội chứng sốc nhiễm khuẩn

Đây là tình trạng khá hiếm gặp và có tính đột ngột, có thể gây nguy hiểm nếu vi khuẩn tụ cầu vàng phát triển quá mức và giải phóng độc tố. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Hôn mê, thở gấp, mạch khó bắt, tụt huyết áp, chân tay lạnh, tiểu ít,…

Bệnh viêm phổi do tụ cầu

Viêm phổi do tụ cầu thường thấy ở những bệnh nhân bị cúm, có bệnh phế quản phổi mãn tính hoặc đang dùng corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh đặc trưng bởi sự hình thành áp xe phổi tiến triển nhanh chóng thành túi khí hoặc mủ màng phổi, gây viêm phổi hoại tử nghiêm trọng.

Viêm xương tủy

Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ gây sốt, đau xương và rét run. Lúc này, mô mềm sẽ sưng đỏ và gây đau nhức cho trẻ. Ở người lớn, tình trạng nhiễm trùng đốt sống và đĩa đệm xảy ra nhiều hơn là viêm xương tủy.

Viêm xương tủy chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ
Viêm xương tủy chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ

Viêm nội tâm mạc

Bệnh dễ phát triển ở những người nghiện ma túy hoặc bệnh nhân có van tim nhân tạo. Việc dùng ống thông nội mạch cùng việc cấy ghép thiết bị tim mạch tăng sẽ khiến vi khuẩn tụ cầu xâm nhập và gây viêm nội tâm mạch.

Bệnh có thể gây sốt cùng áp xe nội tạng, tắc nghẽn tim mạch, xuất huyết dưới móng, xuất huyết dưới da và suy tim,…

Chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu vàng

Để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào các bệnh do tụ cầu hoặc thực hiện xét nghiệm.

Chẩn đoán một số bệnh do tụ cầu gây ra như:

  • Bệnh viêm mô tế bào.
  • Viêm phổi.
  • Viêm khớp, đau nhức xương khớp.
  • Tràn mủ màng tim.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • ….

Thực hiện xét nghiệm:

  • Xét nghiệm CTM.
  • X quang xương.
  • X quang phổi.
  • Cấy máu nếu có hiện tượng nhiễm trùng.
  • Chọc hút ổ mủ.

Phương pháp điều trị bệnh

Chữa nhiễm trùng do tụ cầu vàng cần đảm bảo nguyên tắc: Phân lập vi khuẩn trước khi dùng kháng sinh, cho người bệnh dùng kháng sinh chống tụ cầu, dẫn lưu ổ mủ và cuối cùng là điều trị biến chứng.

Điều trị kháng sinh

Trước khi dùng kháng sinh, bệnh nhân được phân lập vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn nhuộm gram mủ lấy từ áp xe sẽ thấy được cầu trùng gram dương dạng chùm.

Thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng do tụ cầu vàng
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng do tụ cầu vàng

Thuốc kháng sinh ban đầu:

  • Viêm mô tế bào, áp xe, nhọt không có biểu hiện toàn thân: Dùng Oxacilline hoặc Cephalexine dạng uống.
  • Trường hợp nhiễm trùng nặng, biểu hiện toàn thân: Dùng Oxacilline kết hợp Gentamycine.
  • Bệnh nhân nguy kịch: Dùng Vancomycine ngay từ đầu.

Sau khi đã có kết quả phân lập vi khuẩn:

  • Nếu lâm sàng đáp ứng tốt: Dùng kháng sinh cho đủ 7 ngày nếu người bệnh bị nhọt da. Các trường hợp khác dùng 3 – 4 tuần, riêng gentamycine chỉ dùng 5 – 7 ngày đầu. Sau 1 tuần nếu bệnh nhân hết sốt, ăn uống bình thường thì có thể dùng Oxacilline đường uống.
  • Nếu lâm sàng chưa cải thiện: Nếu bệnh nhân chỉ sốt, các dấu hiệu bệnh không nặng thì dùng Oxacilline. Nếu kháng sinh đồ kháng oxacilline thì dùng vancomycine.

Thời gian điều trị kháng sinh:

  • Viêm mô tế bào: 7 ngày.
  • Viêm phổi: 3 – 4 tuần.
  • Viêm nội tâm mạc: 4 – 6 tuần.
  • Viêm xương: 3 – 6 tuần.

Phương pháp điều trị khác

Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng có thể điều trị cho bệnh nhân bằng cách:

  • Rạch vết thương để hở: Nếu có ổ nhiễm khuẩn như áp xe, mụn nhọt thì bác sĩ sẽ rạch vào đó để dịch mủ thoát ra bên ngoài.
  • Gỡ bỏ thiết bị có nguy cơ gây bệnh: Nếu tình trạng nhiễm trùng do thiết bị hoặc bộ phận giả, bác sĩ sẽ gỡ bỏ để tránh bệnh. Một số thiết bị khi thực hiện gỡ bỏ cần tiến hành phẫu thuật.

Biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng

Để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng, bạn nên chú ý cả ở nơi công cộng và ở bệnh viện.

Tại bệnh viện

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện do tụ cầu vàng, người bệnh lưu ý:

  • Áp dụng những biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của tụ cầu vàng theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.
  • Người nhà bệnh nhân cần mặc quần áo bảo hộ và tuân thủ theo những quy trình vệ sinh của bệnh viện.
  • Vô khuẩn các dụng cụ y tế để tiêu diệt triệt để những vi sinh vật gây bệnh.
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường bệnh viện thật sạch sẽ.

Tại nơi công cộng

Ở những nơi công cộng, người bệnh nên áp dụng những biện pháp sau:

  • Rửa tay: Chà tay với xà phòng ít nhất 15 giây và lau khô. Có thể mang theo nước rửa tay khô mỗi khi ra ngoài để sát khuẩn tay.
Rửa tay thật sạch để phòng tránh bệnh
Rửa tay thật sạch để phòng tránh bệnh
  • Những vết đứt tay, trầy xước cần được giữ sạch sẽ và băng kín cho đến khi lành để ngăn vi khuẩn xâm nhập và lây lan.
  • Sau khi chơi thể thao cần tắm rửa sạch sẽ, không dùng chung khăn tắm.
  • Quần áo, ga giường cần giặt sạch sẽ để tránh vi khuẩn tồn tại gây bệnh. Có thể dùng thuốc tẩy và sấy trong máy sấy thay vì phơi khô.
  • Tránh tiêm thuốc bừa bãi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng chung dao cạo, khăn tắm, quần áo vì có thể lây bệnh.
  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc hoặc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ bằng cách đánh răng và súc miệng nước muối.
  • Đi ra ngoài cần đeo khẩu trang, che chắn thật kín đáo, điều trị dứt điểm các bệnh thuộc đường hô hấp trên.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh vì hiện chưa có vacxin đặc hiệu cho bệnh nhiễm trùng tụ cầu vàng.

Nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe nên người bệnh cần phát hiện và điều trị sớm để không ảnh hưởng đến tính mạng. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia để bệnh nhanh chóng được xử lý dứt điểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan