Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ trở thành căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh lý này ngày càng gia tăng về số lượng cũng như trẻ hóa về độ tuổi. Bài viết thông tin tới bạn đọc nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi, đồng thời chúng tôi cũng gợi ý những phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.

Mất ngủ ở người trẻ tuổi và dấu hiệu nhận biết

Mất ngủ, trằn trọc tỉnh giấc nửa đêm là bệnh lý xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, người độ tuổi trung niên. Tuy nhiên hiện nay bệnh lý này ngày càng có xu hướng trẻ hóa và tiến triển nhiều ở người trẻ tuổi, thanh niên. Những dấu hiệu mất ngủ ở người trẻ tuổi khá đa dạng và không đồng nhất, biểu hiện phát sinh lâm sàng tùy theo thể trạng, thể bệnh của mỗi người.

Dấu hiệu mất ngủ ở người trẻ tuổi khác nhau ở mỗi người
Dấu hiệu mất ngủ ở người trẻ tuổi khác nhau ở mỗi người

Thường bệnh mất ngủ sẽ được xác định khi người bệnh thường xuyên khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc nửa đêm và khó ngủ lại… tần suất xuất hiện 3 – 4 đêm/tuần. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phát hiện bệnh thông qua một số biểu hiện điển hình bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc không ngủ được
  • Giấc ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc nửa đêm, ngủ không sâu giấc
  • Ban ngày luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, khó tập trung, buồn ngủ khi thức dậy
  • Mặc dù rất buồn ngủ nhưng không ngủ được
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, giảm trí nhớ, giảm sự tập trung

Tìm hiểu những nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi thường rất đa dạng. Trong đó chủ yếu thường do nguyên nhân chủ quan với lối sống sinh hoạt, ăn uống của giới trẻ. Cụ thể những nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

Áp lực công việc, học tập

Cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều áp lực từ công việc, học tập dẫn tới số lượng người trẻ tuổi bị mất ngủ ngày càng tăng. Những yếu tố như deadline, thi cử, điểm số, báo cáo,… khiến hệ thần kinh bị căng thẳng. Tinh thần luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn dẫn tới mất ngủ.

Áp lực công việc, học tập khiến thanh niên, người trẻ tuổi bị mất ngủ
Áp lực công việc, học tập khiến thanh niên, người trẻ tuổi bị mất ngủ

Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Sóng điện thoại, máy tính chính là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thần kinh gây mỏi mắt, nhức mắt, khó ngủ. Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại, sóng tín hiệu quá gần còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Do không gian phòng ngủ

Phòng ngủ chật hẹp dẫn tới thiếu oxy; hoặc phòng ngủ bừa bộn, có mùi khó chịu cũng là nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ.

Thói quen không lành mạnh, thiếu khoa học

Người trẻ tuổi thường lạm dụng đồ ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá, đồ uống chứa caffein, thói quen ăn khuya, ngủ ngày cày đêm… Những thói quen này không chỉ tạo áp lực khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ, tăng nguy cơ phát sinh chứng mất ngủ, khó ngủ.

Thói quen ăn khuya là một trong những nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi
Thói quen ăn khuya là một trong những nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi

Ngoài ra, việc thường xuyên ăn uống không khoa học cũng khiến người trẻ tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Khi nằm thường bị đầy hơi, chướng bụng, đau vùng thượng vị cũng khiến khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn tỉnh dậy giữa đêm.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng mất ngủ ở tuổi thanh niên còn có thể xuất phát từ một số bệnh lý như: Bị dị ứng nổi mề đay, trầm cảm, rối loạn nội tiết. Một số bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa như viêm loét bao tử, trào ngược dạ dày thực quản.

Mất ngủ ở giới trẻ và những hệ lụy khôn lường

Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Ngủ sâu và đủ giấc giúp hệ thần kinh phục hồi thể trạng sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng. Đồng thời giấc ngủ ngon tự nhiên còn kích thích và tác động đến những phản ứng sinh hóa có khả năng tái tạo và phục hồi tế bào bị tổn thương.

Thanh niên, người trẻ tuổi bị mất ngủ, khó ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu suất công việc, học tập. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ kém còn khiến người bệnh đối mặt với một số hệ lụy tiềm ẩn như:

Tăng huyết áp:

Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây ra stress, căng thẳng. Để phản ứng với những căng thẳng này cơ thể phải tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu bị mất ngủ trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp mãn tính.

Mất tập trung, thiếu tỉnh táo:

Những người bình thường khi ngủ đủ 6 – 8 tiếng 1 ngày thường sẽ tỉnh táo, tập trung vào ngày hôm sau. Ngược lại những người bị mất ngủ, ngủ chập chờn thường có nhận thức và cảm nhận kém hơn. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu tập trung, thiếu tỉnh táo ảnh hưởng tới công việc, học tập, tham gia giao thông.

Mất ngủ lâu ngày gây nhiều hệ lụy khôn lường
Mất ngủ lâu ngày gây nhiều hệ lụy khôn lường

Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm:

Có thể thấy ngày càng có nhiều người trẻ mắc chứng trầm cảm. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là thiếu ngủ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần một đêm mất ngủ sẽ làm giảm chức năng hoạt động của não bộ, từ đó gây rối loạn tâm thần. Người trẻ mất ngủ lâu ngày sẽ dần có những suy nghĩ tiêu cực, sợ giao tiếp, sợ làm việc dẫn tới trầm cảm cao.

Nguy cơ tăng cân béo phì, mắc bệnh ung thư:

Thiếu ngủ làm chậm quá trình trao đổi chất khiến lượng đường trong máu gia tăng, sản sinh các hormone kích thích thèm ăn. Hơn nữa, khi mất ngủ vào ban đêm các bạn trẻ thường có xu hướng ăn thức ăn nhanh. Chính những điều này gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Do khi ngủ cơ thể sẽ trong trạng thái nghỉ ngơi để tái tạo tế bào. Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến cơ thể phải làm việc liên tục, làm gia tăng sự phát triển của các khối u ác tính.

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ ở giới trẻ, tuổi thanh niên

Đa số người trẻ, thanh niên bị mất ngủ, khó ngủ là do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học; áp lực công việc, học tập. Vì vậy, điều trị chứng mất ngủ ở người trẻ thường dễ hơn trường hợp mất ngủ ở người cao tuổi. Một số biện pháp giúp khắc phục chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi bao gồm:

Xác định, loại trừ nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Phần lớn người trẻ bị mất ngủ, khó ngủ do tác động của một số yếu tố gây kích động như cà phê, thuốc lá, rượu bia, thói quen cày ngày ngủ đêm, sử dụng điện thoại trước khi ngủ,…

Chính vì thế để cải thiện chất lượng giấc ngủ thì việc xác định, tiến hành loại trừ nguyên nhân gây mất ngủ là điều đầu tiên cần làm. Đối với những người hợp nhẹ, mất ngủ do thói quen sinh hoạt bạn có thể khắc phục tốt tình trạng này mà không cần can thiệp bằng biện pháp chuyên sâu.

Một số tác nhân, yếu tố gây mất ngủ bạn cần loại trừ gồm:

  • Không sử dụng cà phê trà đặc, rượu, bia, thuốc lá ít nhất trước 5 tiếng trước khi ngủ.
  • Người bệnh không nên ăn tối sau 7 giờ, tránh thu nạp các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn gây khó tiêu.
  • Tạo không gian ngủ sạch sẽ, thoải mái: tránh tiếng ồn, bụi mạt hay mùi hôi khó chịu.
  • Cân đối thời gian làm việc, học tập; dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý tránh lo âu, stress quá mức
  • Người bệnh không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày; buổi trưa chỉ nên ngủ từ 20 – 30 phút là tốt nhất.
  • Bạn không nên sử dụng điện thoại, máy tính trước ngủ 2 tiếng. Bên cạnh đó, nên tránh đọc sách, xem phim hay tiếp nhận thông tin có khả năng tiếp nhận mạnh mẽ đến tâm lý. Bạn có thể thư giãn não bộ bằng cách nghe nhạc nhẹ nhàng không lời với âm lượng vừa phải.
  • Mỗi ngày, cần ngủ 7 – 8 tiếng, ngủ trước 23 giờ. Tuy nhiên bạn cũng không nên ngủ nướng quá 9 giờ/ ngày.
  • Nên thiết lập thời gian đi ngủ, thức dậy với từng khung giờ cụ thể. Việc làm này sẽ giúp điều hòa cơ thể, từ đó giúp dễ dàng chìm vào giấc ngủ, hạn chế tình trạng tỉnh dậy nửa đêm.
  • Nếu phải tắm vào ban đêm, thay vì sử dụng nước lạnh bạn nên tắm bằng nước ấm. Việc sử dụng nước ấm sẽ giúp thư giãn các mạch máu, giảm âu lo, căng thẳng nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Trị mất ngủ ở người trẻ tuổi bằng thuốc Tây

Mặc dù đã loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng nhưng mất ngủ vẫn kéo dài dai dẳng, người bệnh có thể đi thăm khám và điều trị bằng thuốc Tây theo phác đồ của bác sĩ chuyên gia. Kê toa thuốc điều trị mất ngủ sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng thuốc cũng như độ tuổi người mắc bệnh. Một số loại thuốc Tây chữa mất ngủ, khó ngủ cho thanh niên, người trẻ tuổi gồm:

  • Thuốc gây ngủ: Các loại thuốc Zolpidem, Phenobarbital tác động tới hệ thần kinh, gây ra tình trạng buồn ngủ.
  • Thuốc kháng histamine H1: Có thể kể tới một số loại thuốc như Dimedrol, Promethazine, Clorpheniramin,…
  • Thuốc an thần mới: Một số loại thuốc uống theo kê đơn như Quetiapine, Olanzapine, Amisulpride,…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Mirtazapine, Clomipramine,…
Thuốc Tây có tác dụng gây ngủ nhanh nhưng để lại nhiều tác dụng phụ
Thuốc Tây có tác dụng gây ngủ nhanh nhưng để lại nhiều tác dụng phụ

Hầu hết những loại thuốc Tây trị mất ngủ sau khi sử dụng đều gây ra nhiều tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Người bệnh có thể phải đối mặt với việc rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh về dạ dày, đặc biệt cơ thể có thể bị nghiện thuốc, phụ thuộc thuốc, không có thuốc là không ngủ được dẫn tới suy nhược thần kinh.

Bởi vậy, người bệnh không được tự ý đi mua thuốc Tây hay sử dụng thuốc theo cảm tính. Cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Ngoài ra, các bạn trẻ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng một số thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.

Áp dụng bài thuốc dân gian chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên

Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay hỗ trợ điều trị giấc ngủ, tăng tuần hoàn máu não, giảm căng thẳng âu lo. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa mất ngủ tại nhà sử dụng thảo dược dễ kiếm, thực hiện đơn giản sau đây:

Sử dụng tâm sen giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn

Tâm sen hay còn được gọi là tim sen. Đây là thảo dược quen thuộc góp mặt trong nhiều bài thuốc bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe thần kinh. Theo Y học cổ truyền, tâm sen có mùi thơm nhẹ, vị đắng quy vào tâm can giúp an thần, thư giãn não bộ.

Hàng ngày, người bệnh uống 1 tách trà tâm sen ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giải tỏa mọi căng thẳng, âu lo, dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon, sâu giấc.

Sử dụng trà hoa cúc giúp thư thái tâm trí

Nhiều bạn trẻ không quen với vị đắng của trà tâm sen có thể sử dụng trà hoa cúc để cải thiện giấc ngủ. Trong hoa cúc chứa các hoạt chất quercetin, flavonoid cùng một số axit amin có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, giải phóng phiền muộn, cải thiện giấc ngủ tức thì.

Trà hoa cúc giúp ngủ ngon hơn, tinh thần thoải mái sảng khoái
Trà hoa cúc giúp ngủ ngon hơn, tinh thần thoải mái sảng khoái

Mẹo chữa mất ngủ bằng chuối xanh

Trong chuối xanh chứa nhiều vitamin C, B6 và tinh bột; đặc biệt hàm lượng Kali và Magie dồi dào. Đây đều là những yếu tố có khả năng thư giãn cơ bắp, hệ thần kinh được thả lỏng giúp người bệnh dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, một số dưỡng chất trong chuối xanh có tác dụng hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý về tim mạch, đường tiêu hóa rất tốt.

Bạn luộc chín chuối xanh trong khoảng 15 phút để dưỡng chất của chuối ra nhiều hơn. Chắt lấy nước cốt sau đó thêm 1 ít bột quế, khuấy đều và uống trước khi ngủ.

Ngoài ra một số thảo dược như gừng tươi, lạc tiên, lá đinh lăng, hạt sen, mật ong nguyên chất,… cũng có tác dụng cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, hỗ trợ điều hòa giấc ngủ, nâng cao thể trạng.

Ưu điểm của phương pháp dân gian này chính là cách thức đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, mức độ an toàn khá cao. Tuy nhiên hiệu quả của chúng thường chậm đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng.

Sử dụng bài thuốc Đông y điều trị mất ngủ ở giới trẻ, thanh niên

Các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ được chiết xuất từ các thảo dược sau đó gia giảm thành phần tùy theo thể trạng, độ tuổi của mỗi người. Ưu điểm của những bài thuốc này loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ gốc, đồng thời bồi bổ cơ thể. Người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon, tự nhiên và không bị lệ thuộc thuốc.

Một số thảo dược góp mặt trong các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ như: Toan táo nhân, Lạc tiên, Viễn chí, Tim sen, Liên nhục,… Đây đều là những vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bồi bổ khí huyết giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon, an giấc. Người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả theo từng giai đoạn dùng thuốc.

Một số liệu pháp cải thiện giấc ngủ cho thanh niên, người trẻ tuổi

Ngoài những phương pháp điều trị mất ngủ nêu trên, bạn cũng có thể áp dụng một số liệu pháp sau đây để điều trị mất ngủ:

  • Ngồi thiền:  Là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc giảm căng thẳng, xóa tan buồn rầu lo âu. Ngoài ra phương pháp này còn giúp cải thiện trí nhớ, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tăng cường khả năng hoạt động cho não bộ. Mỗi ngày bạn nên dành từ 5 – 15 phút để ngồi thiền.
  • Yoga: Tương tự ngồi thiền, Yoga cũng là phương pháp giúp cơ thể được thư giãn, thoải mái. Yoga giúp lưu thông khí huyết, thư giãn các cơ, đồng thời hỗ trợ đẩy lùi một số bệnh tật.
  • Tập thể dục: Tăng cường thể dục, thể thao mỗi ngày giúp giảm căng thẳng, nâng cao thể chất, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bài viết trên đây thông tin tới quý độc giả về nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi, đồng thời đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả. Khi bị mất ngủ, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị phác đồ phù hợp.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp
Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...
Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng...
Mất ngủ là một trong những hiện tượng thường gặp trong thai kì, nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Kéo dài tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Trong thai kỳ việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng vì vó thể ảnh hưởng đến sức khỏe của...
Socola là đồ ăn cung cấp nhiều năng lượng, được nhiều người yêu thích. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng món ăn này gây ra tình trạng mất ngủ. Liệu có ăn socola có mất ngủ không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này. [caption id="attachment_14236" align="aligncenter" width="730"] Ăn socola có mất ngủ không là...
Mất ngủ mắt thâm quầng là nỗi ám ảnh của nhiều người do ngủ không đủ giấc, thức khuya, mệt mỏi, dị ứng… Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thần thái, thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Lý giải hiện tượng mắt...
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...
Thuốc giảm cân giúp giữ vóc dáng cân đối nhưng có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ… Vậy uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả, an toàn. Bạn nên lưu lại để ứng dụng khi cần.  Chuyên gia giải đáp: Tại sao...
Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể hàng ngày và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng uống vitamin C gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thực hư vấn đề này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan