Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thời thế thay đổi, liệu một bài thuốc nội tiết dành cho phụ nữ Việt ra đời từ những năm 1860 có còn tồn tại và giữ nguyên giá trị đến thế kỷ XX được hay không? Đón đọc ngay bài dưới đây, mọi điều sẽ được giải đáp chi tiết. 

Nội tiết Đỗ Minh – Bài thuốc cổ lưu truyền từ thế kỷ XIX đến thế hệ sau

Sau khi nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh vào thực tế, cố lương y Đỗ Minh Tư đã nghĩ đến việc lưu lại vào bí tịch dòng họ Đỗ để truyền cho con cháu đời sau. Từ đó đến nay, thừa hưởng những kiến thức y học từ cha ông, bài thuốc cổ của dòng họ cứ lần lượt được kế thừa và cải thiện qua từng đời lương y. Đáng ghi nhận là cụ bà Đỗ Thị Hiển – người con gái duy nhất tính tới thời điểm hiện tại, đồng thời là truyền nhân đời thứ 4 nối nghiệp cha ông tiếp quản các phương thuốc cổ và cách chẩn bệnh, cứu người của dòng họ.

Vốn là một người thông minh, lanh lợi và có tâm, có tính tình lương thiện, cụ bà sớm đã nhận thức được tầm quan trọng của các loại dược liệu trong việc bào chế thuốc chữa bệnh. Ngày đêm không ngừng học hỏi và tự trau dồi kiến thức cho bản thân mình. Yêu nghề là thế, nhưng cô gái trẻ khi ấy cũng không ngần ngại tham gia vào đội thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Người con gái ấy vừa giúp nước, cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc, lại vừa vận dụng hết những gì học được từ dòng họ để chữa khỏi bệnh cho rất nhiền chiến sĩ.

Cụ Đỗ Thị Hiển (1933 – 2019)

Trải qua nhiều năm bôn ba trên chiến tuyến, cô gái độ 24 tuổi khi ấy trở về quê nhà với một khí thế hừng hực, tiếp tục theo học, phát triển và kế thừa các bài thuốc cổ của tiền nhân.

Thời điểm ấy, riêng bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh vẫn chưa được cố lương y Hiển chú trọng cho lắm, bởi lúc đó bà còn trẻ, chưa gặp các vấn đề về tiền mãn kinh – mãn kinh. Mãi đến sau này, trong lúc khám chữa bệnh cho nhiều phụ nữ trong làng, bà mới nhận thấy có nhiều chị em thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, người bốc hỏa, hay đổ mồ hôi, sợ nước lạnh, mất ngủ, tinh thần uể oải, dễ cáu gắt,… lật lại sổ sách của dòng họ, lúc đó cụ bà mới bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về những triệu chứng này.

Vận dụng kinh nghiệm truyền dạy từ thời cụ cố Đỗ Minh Tư về bắt mạch, cụ bà nghiệm ra nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do “sác chủ bệnh nhiệt” (nóng trong người). Tiếp tục đặt tay vào bộ vị thấy mạch nhỏ tăm tắp như sợi tơ gọi là Tế chủ về bệnh hư. Mạch ngắn ngủi, phía ngoài mạch chưa đến thốn, phía trong mạch không đến xích gọi là Đoản – người vốn bẩm suy nhược, cộng thêm việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể yếu dần, hệ miễn dịch bị suy giảm và gây ra chứng rối loạn nội tiết tố.

Nhận ra bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh của dòng có tác dụng điều trị hữu hiệu chứng bệnh này, thuận theo tự nhiên, cụ bà lại đem ra bóc chiết để nghiên cứu sâu về các thành phần có trong bài thuốc để gia giảm và điều chỉnh phù hợp hơn với thể trạng, cơ địa phái nữ hiện tại.

Theo Đông y, phụ nữ khi ở độ tuổi 40 thì các chức năng lục phủ ngũ tạng đều bị suy khí, đặc biệt nhất là sự suy khí của tạng thận. Thận khí suy yếu chủ yếu là do tinh huyết gây ra khiến cơ thể phụ nữ bị mất cân bằng âm – dương, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các tạng phủ khác. Điều này dẫn đến thời kỳ tiền mãn kinh với các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, khô hanjk, tính tình thay đổi, người bốc hỏa, dễ cáu gắt, mất ngủ, giảm ham muốn, người đổ mồ hôi,… Bên cạnh đó việc sinh nở hay công việc bận rộn, căng thẳng cũng tác động rất lớn đến việc làm độ tuổi tiền mãn kinh của phụ nữ có thể diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn.

Nội tiết tố ở nữ giới thay đổi qua từng giai đoạn

Truyền nhân đời thứ 4 ngày đêm nghiên cứu, “giữ lửa” bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh

Cụ Hiển cho biết, trong YHCT, phụ nữ bị tiền mãn kinh thuộc chứng Thận âm hư và Thận dương hư. Theo lối chẩn bệnh xưa của ông cha để lại, âm hu là do cơ thể vốn bị âm hư, huyết thiếu, trước và sau sinh khi mãn kinh thiên quý sắp cạn, tinh huyết suy kèm thêm suy nghĩ nhiều, dẫn đến mất ngủ. Phần âm bị tổn thương, tinh huyết hao tổn hoặc do bệnh lý gây mất máu nhiều, thận âm hư yếu, tạng phủ không được nuôi dưỡng làm xuất hiện thời kỳ tiền mãn kinh. Trong khi đó, dương hư là tình trạng thận khí suy yếu lại kinh sợ quá hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ, từ đó làm tổn thương thận khí, tạng phủ không được nuôi dưỡng, mệnh môn hỏa suy gây hiện tượng tiền mãn kinh.

Nhìn chung, phụ nữ bị suy giảm thận khí sẽ có những triệu chứng điển hình như bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều, khó ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, hay cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người và dễ cáu gắt, nóng nảy gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt đến sớm với lượng máu ít hoặc đến trễ với lượng máu nhiều, nhiều trường hợp có thể dừng kinh đột ngột. Nhiều chị em còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau tức vùng ngực sườn và hay quên, luôn trong trạng thái hồi hồi, không tập trung, rất nhạy cảm. Miệng khô dù uống nhiều nước, lưỡi màu nhợt nhạt, cơ thể bị táo bón, khô hạn, suy giảm sinh lý và có thể tăng cân đột ngột, không rõ lý do. Chân tay lạnh, hay bị tê dại hoặc run, có cảm giác kiến bò trên toàn cơ thể. Ngoài ra, chị em cũng có các biểu hiện khác như tóc khô, dễ gãy rụng, da nhăn sạm,…

Cụ Hiển nhớ lại quãng thời gian nghiên cứu, hoàn thiện bài thuốc

Cố lương y Hiển cho biết: “Muốn điều trị dứt điểm không chỉ sử dụng các biện pháp tác động phần ngọn mà cần đi sâu vào gốc, phục hồi từ trong, kích thích sản sinh các chất có lợi cho sức khỏe và cân bằng nội tiết.Đúc kết kinh nghiệm từ cha ông, cụ Hiển quan niệm, việc chữa bệnh giống như việc câu ca, chỉ cho cần câu chứ không cho cá, ý chỉ để điều trị bệnh hiệu quả lâu dài và bền vững, ngoài sử dụng bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh, cụ bà còn kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống sinh hoạt khoa học cho phái nữ, nhằm tác động phục hồi cơ thể từ bên trong, ổn định tâm lý, hỗ trợ cải thiện hoạt động của buồng trứng, giúp cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ một cách tự nhiên nhất mà không cần bổ sung nội tiết tố tổng hợp hay kích thích thực vật từ bên ngoài.

Bởi vậy, cách chữa bệnh này tuy có tác động chậm hơn các loại thuốc tổng hợp nhưng mang lại hiệu quả lâu dài. Khi ngưng sử dụng Nội tiết Đỗ Minh thì vẫn thuốc vẫn còn có tác dụng trong một thời gian dài chứ không bị mất ngay tác dụng. Người dùng cũng có thể sử dụng sản phẩm theo từng đợt chứ không phải thường xuyên, hàng ngày. 

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng bài thuốc, nhận thấy việc đun sắc thuốc và gia giảm, căn chỉnh nhiệt độ mất thời gian. Cùng với việc khám chữa bệnh cho người dân bận rộn cả ngày, bà nhờ con sắc thuốc hay gặp phải tình trạng bị đun cháy, cạn hết nước cốt, vô tình làm giảm đi công năng của thuốc. Bởi vậy, “nói là làm” một lần nữa cụ Hiển lại bắt tay vào cải tiến bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh thành dạng cao đặc, sánh mịn, chỉ cần hòa tan trong nước là có thể sử dụng được ngay, rất tiện lợi và dễ dùng.

Dạng thức mới của bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh

Mọi quá trình tách chiết đến đun sắc, điều chế thuốc đều được cố lương y chú trọng, tỉ mỉ. Khắt khe trong từng giai đoạn, cụ thể sau khi sơ chế thảo dược sạch, các dược liệu sẽ được chiết xuất bằng cách sắc liên tục trong nồi hấp cách thủy, kín miệng rồi đưa vào đun trên lửa gỗ thông liu diu, giữ nguyên nền nhiệt 70 độ C trong suốt 48 tiếng đồng hồ và luôn có người canh lửa. Khi cốt thuốc đạt đến độ chín nhất định mới dừng đun và cô thuốc thành dạng cao và cho vào các lọ thủy tinh đã được tiệt trùng sẵn, sạch sẽ. Tất cả các quy trình đều được thực hiện thủy công, đảm bảo vệ sinh.

Xuyên suốt qua 4 đời lương y, qua nhiều lần cải tiến, liệu đây đã phải là sự dừng chân cho quá trình hoàn thiện bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh này, mời độc giả cùng đón đọc Kỳ III Thảo mộc phục mỹ: Khai phá “mảnh ghép cuối cùng” hoàn thiện nên thần dược “Nội tiết Đỗ Minh” tại đây.

Bài viết liên quan