Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tình trạng mất ngủ ở người lớn tuổi kéo dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: bệnh tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ung thư…  Nhưng không phải ai cũng biết người già mất ngủ nên uống thuốc gì. Bài viết gửi tới quý bạn độc giả TOP 9+ loại thuốc chữa mất ngủ ở người già phổ biến hiện nay.

Người già mất ngủ nên uống thuốc gì theo Tây y?

Sử dụng thuốc trị mất ngủ cho người già là giải pháp được những người bệnh nặng lựa chọn. Tuy nhiên, thuốc Tây y thường tồn tại nhiều tác dụng phụ, nên cần thăm khám và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Người già bị mất ngủ có thể tham khảo các loại thuốc kê theo đơn dưới đây.

Thuốc mất ngủ cho người già Eszopiclone

Nhờ tác động trực tiếp đến não, sử dụng Eszopiclone giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo âu, ngủ nhanh và kéo dài thời gian ngủ, khắc phục tình trạng thức dậy nhiều lần giữa đêm.

Thuốc trị mất ngủ cho người già Eszopiclone cần được dùng theo đơn
Thuốc trị mất ngủ cho người già Eszopiclone cần được dùng theo đơn
  • Nhóm thuốc: thuốc ngủ – an thần
  • Liều dùng: Uống 1 – 2mg ngay trước thời điểm đi ngủ vào buổi tối. Thuốc dùng để điều trị trong thời gian ngắn hạn 1 – 2 tuần.
  • Tác dụng phụ: phát ban, lo lắng, đau đầu, buồn nôn… hoặc những phản ứng nghiêm trọng như thay đổi tâm lý (dễ kích động, nổi nóng), thường nảy sinh ảo giác, tự làm tổn thương bản thân

Thuốc cho người già mất ngủ Neuractine

Với thành phần chính là Eszopiclon – một chất dẫn hiệu quả gây tác dụng buồn ngủ, có tác dụng điều trị mất ngủ ngắn hạn cho người già, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thuốc Neuractine là câu trả lời cho thắc mắc “người già mất ngủ uống thuốc gì?”. Vì vậy, Neuractine được xếp vào nhóm thuốc chữa mất ngủ phù hợp cho các đối tượng bị mất ngủ thứ phát, rối loạn giấc ngủ, thời gian ngủ không đảm bảo…

  • Nhóm thuốc: Bình thần – Giải tỏa lo âu, kích thích cảm giác buồn ngủ
  • Liều dùng: Uống 2 – 3mg trước thời điểm đi ngủ khoảng 10 phút. Thuốc chỉ nên dùng theo từng đợt điều trị ngắn hạn, không quá 3 tuần.
  • Tác dụng phụ: Một số trường hợp sử dụng thuốc ghi nhận các phản ứng khó thở, giảm tập trung, chóng mặt, đau đầu, nôn và buồn nôn, khô miệng, rối loạn kinh nguyệt (đối với phụ nữ), nổi mề đay

Thuốc trị mất ngủ ở người già Triazolam

Thuốc trị mất ngủ cho người lớn tuổi Triazolam có tác động mạnh, tạo cảm giác buồn ngủ trong thời gian ngắn. Đồng thời, sử dụng thuốc giúp bạn có những giấc ngủ kéo dài, không lo thức giấc giữa đêm hay cảm giác trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ.

  • Nhóm thuốc: Bình thần – Giải tỏa lo âu, kích thích cảm giác buồn ngủ.
  • Liều dùng: Uống khoảng 0.125 – 0.25 mg trước khi đi ngủ (nên bắt đầu bằng những liều nhỏ để xem phản ứng của thuốc). Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 7 – 10 ngày.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên bạn cần cân nhắc về hiệu quả và phản ứng của thuốc trước khi dùng. Phổ biến là cảm giác buồn nôn, hoa mắt, ù tai, đau đầu, chán ăn, tê ngứa một phần cơ thể và lan rộng, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, nảy sinh ảo giác, trầm cảm, khó thở, tim đập nhanh…

Thuốc mất ngủ cho người lớn tuổi Diphenhydramine

Thuốc trị mất ngủ cho người già Diphenhydramine được dùng trong các trường hợp cơ thể dị ứng hoặc có bệnh ngoài da, gây ngứa, tê bì, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Từ đó, người dùng có thể an tâm ngủ ngon giấc, không lo dị ứng. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm các triệu chứng say xe, xoa dịu thần kinh ở mức độ nhẹ.

Thuốc Diphenhydramine dùng cho các trường hợp bị mất ngủ do dị ứng
Thuốc Diphenhydramine dùng cho các trường hợp bị mất ngủ do dị ứng
  • Nhóm thuốc: kháng histamine H1 – điều trị mất ngủ do dị ứng
  • Liều dùng: Uống khoảng 50mg trước thời điểm đi ngủ 20 phút hoặc sử dụng dưới dạng tiêm bắp theo đơn của bác sĩ, nhưng không quá 300mg mỗi ngày.
  • Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc không đúng liều có thể gây buồn ngủ vào ban ngày, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. Ngoài ra, thuốc có các tác dụng phụ như nhức đầu, chảy máu cam, giảm huyết áp, rối loạn nhịp tim, hoa mắt, giảm thị lực…

Thuốc chữa mất ngủ Mirtazapine

Thuốc Mirtazapine có tác dụng điều chỉnh và cân bằng lại tâm trạng, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh mất ngủ như lo âu, căng thẳng, stress… Từ đó người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn, giảm cảm giác trằn trọc, khó ngủ hay thường xuyên thức giấc vào ban đêm.

  • Nhóm thuốc: chống trầm cảm, mất ngủ
  • Liều dùng: Sử dụng từ 15mg đến 45mg mỗi ngày theo đơn của bác sĩ. Thuốc cần khoảng 1 – 4 tuần để phát huy hiệu quả, trị mất ngủ ở người già.
  • Tác dụng phụ: chóng mặt, tăng cân do thèm ăn, ớn lạnh, phát ban, sốt, khó thở, buồn nôn, ù tai, hoa mắt…

Các loại thuốc bổ cho người già mất ngủ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, nhằm tăng hiệu quả điều trị mất ngủ ở người lớn tuổi, bệnh nhân có thể kết hợp dùng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào khác cần sự tư vấn của bác sĩ để biết rõ người già mất ngủ nên uống thuốc gì?

Blackmores Valerian Forte 2000mg

Viên uống Blackmores Valerian Forte 2000mg có thành phần chính là được chiết xuất từ valerian, giúp an thần, điều hòa giấc ngủ. Đồng thời, thực phẩm chức năng của Úc này còn có công dụng hỗ trợ cải thiện chứng thức giấc nhiều lần giữa đêm, ngủ không sâu giấc. Vì vậy, sản phẩm thích hợp cho các nhóm đối tượng thường xuyên mất ngủ do áp lực, căng thẳng, bất an hay lo lắng…

Thực phẩm chức năng Blackmores Valerian Forte 2000mg giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ ở người già
Thực phẩm chức năng Blackmores Valerian Forte 2000mg giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ ở người già

Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 viên trước giờ ngủ 30 phút.

Now Melatonin 3mg

Thực phẩm chức năng Now Melatonin 3mg giúp bổ sung thiếu hụt Melatonin – một loại hormone tiết ra từ tuyến yên, có tác dụng duy trì nhịp sinh học, cải thiện giấc ngủ. Sử dụng Now Melatonin sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn, tăng thời lượng giấc ngủ, tạo cảm giác thoải mãi, dễ chịu khi thức giấc.

Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 viên trước giờ ngủ khoảng 30 – 60 phút.

Vitafusion SleepWell

Vitafusion SleepWel là thực phẩm chức năng phù hợp cho những ai đang tìm kiếm câu trả lời người già mất ngủ uống thuốc gì? Nhờ thành phần 3mg Melatonin và các chiết xuất từ tự nhiên như: hoa lạc tiên, húng chanh, cúc La Mã… thực phẩm chức năng Vitafusion SleepWell hỗ trợ điều trị mất ngủ ở người lớn tuổi.

Sử dụng kẹo dẻo Vitafusion SleepWell sẽ giúp người bệnh cảm thấy cải thiện tình trạng khó ngủ, trằn trọc khi bắt đầu vào giấc ngủ, ngủ hay thức giấc, mộng mị, thức giấc giữa đêm…

Vitafusion SleepWel được dùng cho những người bị rối loạn giấc ngủ
Vitafusion SleepWel được dùng cho những người bị rối loạn giấc ngủ

Liều dùng: Mỗi ngày dùng 1 viên kẹo trước giờ đi ngủ 30 phút.

Người già mất ngủ nên uống thuốc gì theo Đông y?

Các biện pháp dùng thuốc trị mất ngủ cho người già chỉ có tác dụng điều trị phần ngọn – triệu chứng của bệnh và tồn tại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, ngày nay nhiều người tìm đến các bài thuốc Đông y lành tính, an toàn và có thể sử dụng trong thời gian dài. Thuốc Đông y chú trọng bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh mất ngủ.

Bài thuốc Đông y trị chứng mất ngủ do suy nhược cơ thể

Những người bị tổn thương tim, túi mật hoặc suy nhược cơ thể thường gặp trạng thái mất ngủ do ngủ hay mộng mị, thức giấc nhiều lần vào ban đêm và khó ngủ trở lại. Để điều trị bệnh này, Đông y tìm đến các loại thảo dược từ thiên nhiên.

Tham khảo bài thuốc Đông y chữa mất ngủ do suy nhược
Tham khảo bài thuốc Đông y chữa mất ngủ do suy nhược
  • Chuẩn bị: 12gr các loại thạch xương bồ, phục thần, phục linh, long xỉ; 8gr các loại nhân sân, viễn chí.
  • Cách làm: Dùng các vị thuốc đã chuẩn bị theo tỷ lệ chuẩn, sắc cùng nước để uống ngày 3 lần, trước giờ đi ngủ.

Bài thuốc trị chứng mất ngủ do lo âu, căng thẳng

Lo âu, căng thẳng, stress kéo dài không chỉ khiến bạn mệt mỏi, suy giảm tập trung mà còn gây khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ. Do đó, Đông y đã tìm ra bài thuốc từ các vị cam thảo, sài hồ… giúp an thần, trị mất ngủ ở người lớn tuổi một cách hiệu quả và lành tính.

  • Chuẩn bị: 4gr các loại phục linh, truật; 3gr các loại đương quy, xuyên khung, điếu đằng câu; 2gr sài hồ và 1.5gr cam thảo.
  • Cách làm: Các vị thuốc đã chuẩn bị theo tỷ lệ ở trên được sắc cùng nước, đun lửa nhỏ. Sau đó loại bỏ phần bã thuốc, chắt nước uống ngày 3 lần.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ mãn tính, suy kiệt cơ thể

Đây là bài thuốc phù hợp với những người mới ốm dậy thường cảm thấy cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm sút, mệt mỏi, gây mất ngủ, khó ngủ.

  • Chuẩn bị: 4gr các loại phục linh, bán hạ; 2gr các loại trần bì, chỉ thực, cam thảo, can sinh khương, huyền sâm, viễn chí, toan táo nhân, địa hoàng, nhân sâm, đại táo.
  • Cách làm: Sắc thuốc uống theo thang, ngày chia làm 3 lần.

Trị mất ngủ cho người lớn tuổi cần lưu ý những gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị mất ngủ cho người già một cách phù hợp, người bệnh cần kết hợp cải thiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt, trị mất ngủ ở nhóm đối tượng cao tuổi cần chú ý những điều sau đây.

  • Thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh trước khi dùng thuốc chữa mất ngủ cho người già.
  • Không dùng đồ uống có cồn, cafein hay các chất kích thích trong quá trình dùng thuốc chữa mất ngủ ở người già.
  • Khi mua thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, lưu ý về bảo quản và dùng thuốc đúng liều lượng.
  • Đối với các thuốc chữa mất ngủ cho người già loại đặc trị (an thần, kích thích cơn buồn ngủ), chỉ dùng trước khi đi ngủ, tránh nguy hiểm do ngủ gật.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa mất ngủ cho người già
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa mất ngủ cho người già
  • Thường xuyên theo dõi phản ứng của cơ thể với thuốc, có thể dùng liều lượng ban đầu ít hơn và tăng dần trong quá trình điều trị.
  • Liên hệ ngay tới bác sĩ hoặc cơ sở y tế kê đơn nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như phát ban toàn thân, ngất xỉu, tim đập nhanh bất thường, tâm trạng kích động…

Hy vọng với những thông tin tổng hợp về các loại thuốc trên, những ai còn đang băn khoăn người già mất ngủ nên uống thuốc gì sẽ tìm được câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, để điều trị có hiệu quả và tránh tác dụng phụ từ việc lạm dụng thuốc, người bệnh nên thăm khám các cơ sở chuyên khoa và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ.

Xem thêm:

Bài viết liên quan
chua-roi-loan-tien-dinh-bang-dong-y-
meo-chua-roi-loan-tien-dinh
chua-suy-nhuoc-than-kinh-bang-dong-y
thuoc-chua-benh-mat-tri-nho-o-nguoi-gia