Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngứa ở mu bàn tay và bàn chân có thể tạo cảm giác khó chịu, gây bứt rứt làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, công việc và học tập của người mắc. Tình trạng này thường gây lo lắng và nghi ngờ về nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm của nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này, cũng như cách xử lý một cách hiệu quả và an toàn.

Hiện tượng ngứa mu bàn tay bàn chân là bệnh gì?

Ngứa mu bàn chân, mu bàn tay diễn ra phổ biến. Hầu hết mọi người đều gặp phải hiện tượng này ít nhất một lần trong đời. Tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên bề mặt da tay, chân thường sẽ thuyên giảm chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần đến bất cứ sự can thiệp y tế nào. Thế nhưng, nếu triệu chứng kéo dài thì chúng ta không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một trong các bệnh lý sau đây:

1. Ngứa ở mu bàn tay và bàn chân có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay

Mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu phổ biến ở nhiều người, xảy ra do các hoạt chất hóa học trung gian histamine, dẫn đến phản ứng viêm da. 

Triệu chứng của bệnh là tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người bao gồm cả ngứa mu bàn tay bàn chân. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng mề đay mẩn ngứa thường tái phát nhiều lần trong năm. Đặc biệt, làn da có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ nếu không được điều trị sớm, đúng cách.

ngua-mu-ban-tay-ban-chan
Ngứa ngáy ở vùng mu bàn tay kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh ngoài da

2. Bệnh tổ đỉa gây ngứa

Tổ đỉa chính là bệnh chàm nhưng thuộc thể đặc biệt. Triệu chứng điển hình của bệnh là gây ngứa, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc ở rìa các ngón chân, ngón tay hay cả mu bàn chân, tay. Nguyên nhân gây tổ đỉa trên da có thể do bùn đất, hóa chất hay xà phòng dẫn đến dị ứng.

3. Ngứa ở mu bàn chân có thể do ghẻ ngứa

Mu bàn tay, bàn chân ngứa có thể do bệnh ghẻ ngứa gây ra. Tuy nhiên, độ ngứa sẽ lan rộng ra ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như phần bụng dưới, bộ phận sinh dục, kẽ hậu môn, háng.

Ghẻ ngứa thường khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không ngon giấc bởi các cơn ngứa xuất hiện chủ yếu về đêm. Bệnh cần điều trị sớm và đúng cách để tránh gây những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như ngăn ngừa lây lan sang những người khỏe mạnh.

4. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu do các nguyên nhân như hóa mỹ phẩm, thuốc, ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi đột ngột. Đây là bệnh mãn tính là sẽ tái phát định kỳ mỗi năm.

Biểu hiện điển hình của bệnh là nổi mẩn đỏ và gây ngứa da ở nhiều vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, mặt, bụng, cánh tay.

5. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc thường gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở những vị trí tiếp xúc với dị nguyên, điển hình là mu bàn tay, bàn chân. Ban đầu tổn thương trên da chỉ là màu hồng đỏ, sau đó sẽ chuyển sang nóng rát và ngứa ngáy dữ dội.

ngua-mu-ban-tay-ban-chan
Ngứa mu bàn tay, bàn chân do tiếp xúc với dị nguyên

6. Bệnh vảy nến

Vảy nến là căn bệnh viêm da với biểu hiện điển hình là da xuất hiện các vết ban hồng đỏ ở nhiều vị trí như mu bàn chân, bàn tay, thậm chí là toàn thân. Sau đó, các vết ban này sẽ dần chuyển sang các vảy khô, có màu óng ánh trắng bạc. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, nóng rát mức độ nhẹ.

Vảy nến là bệnh mãn tính và mỗi năm sẽ tái phát vài lần. Vì thế, cần điều trị sớm để đẩy lùi bệnh, giảm các triệu chứng khó chịu.

7. Bệnh nấm da

Nấm da còn có tên gọi khác là nấm kẽ. Đặc trưng của bệnh này là tình trạng nổi mụn nước, mẩn đỏ, ngứa ở mu bàn chân, bàn tay. Kèm theo đó là các vết tróc vảy khô rất mất thẩm mỹ.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân chủ yếu gây mẩn ngứa mu bàn chân và bàn tay kể trên thì cũng có thể do một số tác nhân khác. Có thể kể đến như:

  • Xơ gan ứ mật: Triệu chứng điển hình của bệnh này là mu bàn chân, bàn tay ngứa. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như khô miệng, mắt khô, nước tiểu có màu đậm, cơ thể mệt mỏi.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một bệnh tự miễn và ảnh hưởng đến mọi cơ quan của cơ thể. Do đó, khởi phát bệnh lý này chính là nổi mẩn ngứa ở mu bàn tay, bàn chân.
  • Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi, nhất là ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, tiền mãn kinh… sẽ khiến dòng chảy của mật bị ảnh hưởng. Từ đó, gây nên các cơn ngứa khó chịu ở nhiều vị trí như lưng, bụng, bàn chân, bàn tay.

ngua-mu-ban-tay-ban-chan
Tình trạng nổi mẩn, ngứa ảnh hưởng lớn đến thẩm mĩ

Ngứa mu bàn chân bàn tay có nguy hiểm không?

Mu bàn tay, bàn chân bị ngứa chủ yếu là do các bệnh lý về da nên không đe dọa đến tính mạng và sức khỏe. Tuy nhiên, các cơn ngứa thường khiến người mắc cảm thấy khó chịu, khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, giảm sút hiệu quả khi làm việc, học tập.

Với những trường hợp ngứa kéo dài cần nhanh chóng xử lý kịp thời, đúng cách để tránh dẫn đến chàm hóa, bội nhiễm hoặc để lại sẹo trên da. Vì vậy, dù chỉ là những triệu chứng đơn giản, chúng ta cũng cần nhanh chóng điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cách xử lý mu bàn tay bàn chân ngứa hiệu quả nhất

Ngay khi lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa, các bạn nên sớm xử lý để giảm cơn ngứa cũng như tránh để tình hình nghiêm trọng hơn.

Dùng thuốc Tây

Sau một vài ngày nếu tình trạng mua bàn chân, mu bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa mà không thuyên giảm thì các bạn nên sớm tìm gặp bác sĩ. Dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân để chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.

  • Nếu nguyên nhân do các bệnh da liễu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tương ứng với từng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp chính thường là sử dụng các loại thuốc bôi giảm ngứa, kháng nấm và chống viêm. Ngoài ra, có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc uống giảm viêm, kháng dị ứng và tăng cường sức đề kháng.

ngua-mu-ban-tay-ban-chan
Thuốc Tây điều trị ngứa bàn tay bàn chân

  • Trong trường hợp ngứa lòng bàn tay bàn chân do bệnh lý tiềm ẩn thì bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết. Trên cơ sở, kết quả của những xét nghiệm này, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị đúng chuẩn, hiệu quả.

Lưu ý: Thuốc Tây cần tuân thủ đúng hướng dẫn, liệu trình của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc ngừng thuốc, tự tăng giảm liều lượng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc đông y

Bên cạnh thuốc Tây thì các bài thuốc đông y chữa bệnh ngứa mu bàn chân, bàn tay được đánh giá cao và tin dùng hơn bởi hiệu quả trị bệnh tận gốc, lâu dài. Những thảo dược thiên nhiên có dược tính cao trong các bài thuốc đông y sẽ giúp thải độc, tiêu viêm, giảm ngứa, tăng sức đề kháng và chức năng ngũ tạng. 

Các dược liệu chủ yếu dùng để trị các vấn đề về da theo đông y là: quế chi, cam thảo, bồ công anh, ngải diệp, xuyên khung, bạch chỉ, rau má, kinh giới, cỏ mần trầu, ngân hoa, sinh địa… 

ngua-mu-ban-tay-ban-chan
Bài thuốc đông y điều trị ngứa da

Tuy nhiên, để sử dụng đúng cách và phù hợp với cơ địa, mức độ bệnh mà các lương y sẽ gia giảm, kết hợp các thảo dược cho từng đối tượng. Do đó, các bạn cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Điều trị ngứa ở mu bàn tay, bàn chân bằng các mẹo tại nhà

Có rất nhiều các mẹo hay giúp kiểm soát cơn ngứa hiệu quả. Do đó, các bạn có thể tham khảo một số giải pháp đơn giản sau:

  • Sử dụng nước muối ấm

Nước muối ấm pha loãng có tác dụng sát khuẩn, sát trùng và giảm ngứa, ngăn chặn bội nhiễm. Vì thế, bạn có thể dùng nước muối ấm để ngâm chân và tay khoảng 10 – 15 phút để cải thiện tình trạng ngứa ngáy.

  • Tiến hành chườm lạnh

Nếu tình trạng ngứa kèm theo các mụn mẩn đỏ và nóng rát thì bạn có thể giảm viêm, ngứa bằng cách chườm lạnh. 

Chỉ cần cho đá vào một chiếc khăn mỏng và sạch, sau đó chườm nhẹ nhàng tại lòng bàn chân, bàn tay. Chườm khoảng 10 - 15 phút thì dừng lại.

  • Thoa kem dưỡng ẩm

Nếu làn da quá khô, bạn có thể thoa một chút kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa khô da, giảm sưng nóng, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, kem dưỡng ẩm còn giúp các mô da tổn thương nhanh phục hồi và ngừa thâm sẹo khá tốt.

ngua-mu-ban-tay-ban-chan
Thoa kem dưỡng ẩm hỗ trợ điều trị ngứa

  • Đeo tất tay và chân thường xuyên

Nếu ngứa ngáy do tiếp xúc dị nguyên hoặc do da quá khô thì bạn hãy thường xuyên đeo tất tay và chân. Bởi việc bảo vệ da như thế này sẽ giúp da tránh tiếp xúc các tác nhân dễ gây dị ứng, mẩn ngứa như kim loại, hóa mỹ phẩm… cũng như tránh thoát nơi gây khô da.

Cách phòng ngừa ngứa ở mu bàn chân, bàn tay

Triệu chứng mu bàn chân, bàn tay bị ngứa có thể sẽ tái phát lại nhiều lần nếu như chúng ta không có hướng phòng ngừa phù hợp. Vì thế, thay vì phải chịu đựng các cơn ngứa khó chịu, các bạn hãy áp dụng những nguyên tắc phòng ngừa đơn giản mà hữu hiệu dưới đây:

  • Cần bảo vệ tay và chân trước côn trùng, kim loại, hóa mỹ phẩm, thực vật có độc.
  • Cần phải mang ủng và gang tay, đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất để tránh làn da bị tổn thương.
  • Cần giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh. Đặc biệt, chú trọng việc dưỡng ẩm cho da tay, da chân ngày 2 lần vào sáng và tối.
  • Chú ý vệ sinh, giữ gìn tay chân sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ nguy cơ bị ghẻ lở, nhiễm nấm.
  • Chú ý bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước cho cơ thể để tăng khả năng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể.
  • Bổ sung các thực phẩm lành mạnh nhằm giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh da liễu.
  • Giữ môi trường sống và làm việc, sinh hoạt luôn khô thoáng, sạch sẽ để tránh các tác nhân gây hại cho làn da.

Kết luận

Như vậy, từ những chia sẻ trên đây, các bạn đã biết ngứa mu bàn tay bàn chân là bệnh gì? Cách xử lý cho hiệu quả cao mà an toàn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn có thêm các kiến thức bổ ích để sớm thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy khó chịu.


Top địa chỉ phòng khám Ngứa Mu Bàn Tay Bàn Chân


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan